Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP TRƯỚC NĂM 1986
1.1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục chuyên nghiệp
Phát triển nguồn nhân lực là mối quan tâm hàng đầu và là chiến lược ưu tiên của mọi quốc gia trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ toàn cầu hoá. Nhân lực lao động kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, trung cấp kỹ thuật đến cao đẳng, đại học được coi trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Đồng thời, xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất - dịch vụ trong từng giai đoạn nhất định, mà mỗi quốc gia xác định cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền một cách hợp lý, nhằm tạo sự phù hợp tối ưu giữa đào tạo - việc làm và sử dụng lao động kỹ thuật. Tỷ lệ lao động kỹ thuật có trình độ Đại học/ Cao đẳng/ Trung học chuyên nghiệp/
Công nhân kỹ thuật luôn là ẩn số động, đòi hỏi phải có lời giải thoả đáng cho từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung, của Việt Nam nói riêng. Muốn có lời giải thoả đáng cho bài toán trên, phải xuất phát từ vị trí của các phân ngành giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân với quan điểm liên thông và phân luồng theo mục tiêu ―nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài‖.
Theo quan điểm Mácxít, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử.
Nghề có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Điểm xuất phát và cơ sở để xác định nghề là lao động. Lao động là hoạt động có mục đích của con người, sáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển của xã hội loài người. Lao động chính là tiền đề, là nền móng làm xuất hiện nghề trong xã hội loài người.
Trong quá trình lao động xã hội, để tăng năng suất lao động và hiệu quả lao động đã xuất hiện sự chuyên môn hoá và sự định hình lâu dài nghề nghiệp của mỗi người. Điều này đưa tới sự phát triển đa dạng, phong phú của nghề.
Nghề xuất hiện trong xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu làm ăn, sinh sống của con người và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Những yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm của lao động đòi hỏi người lao động phải có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thái độ lao động. Do đó, buộc con người muốn hoạt động được trong nghề phải được đào tạo, học hỏi, tức là người lao động trong nghề đã phát triển từ cái giản đơn đến cái phức tạp, từ lao động cá nhân đến lao động mang tính tập thể, cộng đồng, trong mối quan hệ xã hội chặt chẽ với nhau. Các nghề xã hội ngày càng phong phú, đa dạng như nghề đan lát, nghề cắt tóc, gội đầu, nghề trang điểm,…thậm chí, trong xã hội hiện đại, đi làm thuê, giúp việc cũng gọi là một nghề, đến các nghề phức tạp như nghề sửa chữa ô tô, xe máy, nghề may mặc....Trong xã hội có hàng ngàn, hàng vạn nghề và loại nghề khác nhau ở mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, đó là các nghề của xã hội.
Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ ―Trung học chuyên nghiệp‖ có nghĩa là: ―Tổ chức giáo dục nghề nghiệp dành cho người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông‖ [69, tr.1049]. Thuật ngữ ―Dạy nghề‖ có nghĩa là: ―Truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phương pháp‖ [69, tr. 244]. Điều 5, Luật Dạy nghề giải thích: ―Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học‖ [45, tr. 5].
Giáo dục THCN - DN gọi chung là giáo dục nghề nghiệp là một thành tố, một bộ phận, một phân ngành trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta. Nó tiếp thu thành quả của giáo dục phổ thông, tạo nguồn đào tạo cho cao đẳng, đại học và nguồn lao động trực tiếp cho xã hội.
Luật Giáo dục của nước ta năm 1998 tại Chương I, Điều 6, Hệ thống giáo dục quốc dân, ở Khoản 3 quy định: Giáo dục nghề nghiệp gồm có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Luật Giáo dục sửa đổi, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 diễn ra từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005 thông qua, tại Chương I, Điều 4, Hệ thống giáo dục quốc dân ở Khoản 2, Mục c ghi rõ: Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Tại chương II: Hệ thống giáo dục quốc dân. Mục 3, Điều 32, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005 quy định:
Giáo dục nghề nghiệp gồm:
1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng [47, tr. 23-24].
Điều 33 của Luật này quy định mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp:
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo [47, tr. 25 - 26].
Sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH với nhiều tác động như: Xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ, sự hội nhập, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất - dịch vụ,... Sự phát triển của kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có một lực lượng lao động kỹ thuật mới có năng lực cao, cơ cấu ngành nghề đa dạng và quy mô phát triển phù hợp về ngành, nghề, vùng, miền, theo yêu cầu mới của thị trường lao động trong và ngoài nước. Vì thế, Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định:
Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng đào tạo nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế [57, tr. 34].
Chiến lược còn đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta hiện nay. Đi
liền với đó là hướng tới đào tạo nguồn lao động kỹ thuật, công nhân lành nghề để xuất khẩu lao động. Mở rộng cả về số lượng và chất lượng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp dựa trên nền tảng của học vấn trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Nhà nước ta đã coi phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu và là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, hết sức coi trọng việc đào tạo công nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên trung học. Chiến lược phát triển Giáo dục – Đào tạo đã chỉ rõ: ―Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 15% vào năm 2010, và thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào các trường dạy nghề là 15%
vào năm 2010. Dạy nghề bậc cao thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp là 10% vào năm 2010‖ [57, tr. 102-104]. Điều này một lần nữa được Đảng và Nhà nước ta tái khẳng định trong Nghị quyết số 48/ 2002/ QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch mạng lưới các trường THCN - DN giai đoạn 2002 - 2010.
Giáo dục THCN - DN có vai trò quan trọng trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cùng với các phân hệ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THCN - DN trực tiếp góp phần đào tạo nhân lực với tỷ trọng cao trong tháp nhân lực quốc gia. Bởi vậy, Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII (1998) đã khẳng định: ―Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến, gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại. Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa học, công nghệ‖ [16, tr .9].
Đặc điểm của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân
Đặc điểm nổi bật của giáo dục THCN - DN là tập trung đào tạo người lao động có kỹ năng, kỹ xảo hành nghề, trên cơ sở nắm vững lý thuyết. Vì vậy, vấn đề dạy thực hành, luyện tập kỹ năng là những hoạt động cốt lõi trong quá trình đào tạo của các trường THCN - DN.
Có thể nói giáo dục THCN - DN có các đặc điểm sau:
- Gắn chặt với yêu cầu về năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của thị trường việc làm thông qua các lĩnh vực, ngành nghề và thuộc các vùng, các địa phương. Những đòi hỏi cụ thể ấy phải được hệ thống giáo THCN - DN quán triệt để tiến hành xây dựng mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo, nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất, cung cấp cho thị trường lao động những ―sản phẩm‖ tốt nhất, đáp ứng đúng, đủ, kịp thời yêu cầu của người sử dụng và thị trường lao động.
- Đáp ứng nhanh, nhạy về thời gian đào tạo ở các cấp trình độ khác nhau theo yêu cầu của thị trường lao động; đồng thời, vừa phải đảm bảo tính thiết dụng, vừa phải đảm bảo tiềm năng phát triển trong nghề đào tạo, tạo cơ hội lao động và học tập suốt đời của người lao động.
- Vừa đảm bảo tính liên thông trong GDĐT, vừa mang tính kế thừa, tiếp thu kết quả giáo dục của hệ thống giáo dục phổ thông và đảm bảo yêu cầu của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, phải đáp ứng được yêu cầu phát triển tiếp theo của hệ thống GDĐH.
Những đặc điểm trên đây của phân hệ giáo dục này nếu được thực hiện tốt, có hiệu quả, sẽ mang tính hữu dụng rất cao, mở đường phát triển cho người lao động; đồng thời, là con đường phát triển rút ngắn và giảm chi phí cho đào tạo, mang lại lợi ích kinh tế cao cho toàn xã hội nói chung và cho ngành giáo dục nói riêng.
Vai trò của giáo dục Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
Trong thế kỷ XXI, các quốc gia trên thế giới đều hết sức coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và đạt hiệu quả tối ưu nhất, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo ấy của nhân loại.
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH và hướng tới nền kinh tế tri thức với nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Nhân tố quyết định cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng vĩ đại ấy chính là con người Việt Nam phát triển toàn diện và nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao.
Để đạt được mục tiêu đó, cần thực hiện một cách đồng bộ hệ thống các giải pháp, trong đó GDĐT được coi là giải pháp đột phá, mở đường. Đặc biệt, cần coi trọng đào tạo nguồn nhân lực theo các cấp trình độ chuẩn quốc gia, chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế, đảm bảo sự cân đối, hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và cơ cấu vùng miền nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tạo nội lực và hội nhập với thị trường lao động khu vực, quốc tế.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn (2001 - 2010) đã đưa ra mục tiêu chung cho phát triển nguồn nhân lực của nước ta: ―Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế‖ [48, tr.45].
Đặc biệt, nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tương ứng, được đào tạo tốt, có năng lực chuyên môn cao.
Với sự phát triển của kinh tế tri thức, sẽ xuất hiện một thị trường lao động hết sức đặc biệt với những thách thức mới cho nguồn nhân lực. Điều này càng trở nên bức thiết đối với những nước kém phát triển và đang phát triển như Việt Nam. Cơ cấu ngành nghề mới do cuộc cách mạng thông tin, cách
mạng sinh học, năng lượng đòi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ lao động đủ về số lượng, đáp ứng được về trình độ tay nghề, về chất lượng, thì mới có thể tận dụng được tối đa lợi thế mà thế giới tạo ra, đồng thời có thể đi tắt đón đầu để phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay.
Mấu chốt của vấn đề là chúng ta có thể nắm bắt, tận dụng được những thời cơ ấy trong chừng mực và giới hạn nào? Điều quan trọng nhất của Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới hiện nay là phải có chiến lược dài hạn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, tức là GDĐT phải được coi trọng và đi trước một bước, trong đó, đặc biệt phải coi trọng công tác giáo dục đỉnh cao, tất nhiên, nó bao hàm cả giáo dục THCN – DN để hoàn thành các mục tiêu: Một mặt, phải đào tạo ra đội ngũ lao động có trình độ cao ở bậc đại học và sau đại học; mặt khác, phải chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên, công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và bán lành nghề, bởi chính lực lượng lao động này sẽ là những người trực tiếp tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ, khoa khọc, kỹ thuật mà vận hội mới đang tạo ra. Họ là những người vận dụng, áp dụng và thực thi các vấn đề lý thuyết vào thực tiễn lao động, sản xuất để tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế, cho xã hội. Đồng thời, chính họ là lực lượng tạo ra khả năng thực tế hơn cho việc đi tắt, đón đầu để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, hơn bao giờ hết, nguồn nhân lực Việt Nam cần phải được đào tạo để phát huy hết nội lực với những giá trị mới và vượt qua những rào cản mới của thị trường lao động trong nền kinh tế tri thức;
đồng thời, tận dụng một cách triệt để nguồn ngoại lực của khu vực và thế giới mang lại. Cùng với nhân loại, nước ta đang bước vào quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước chuyển dịch nền kinh tế nông - công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Như thế, chúng ta đang thực hiện đồng thời bước chuyển dịch kép: Về tổng thể, nước ta