Chương 1. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996
1.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP (1986-1996)
1.2.1. Nhu cầu cấp thiết phải đổi mới giáo dục chuyên nghiệp
Với những thành tựu vĩ đại, những chuyển biến to lớn trong thế kỷ XX, loài người đã bước vào thế kỷ mới với một con đường đã định hình tương đối rõ nét. Cuộc CMKHCN diễn ra mạnh mẽ và ở vào thời kỳ bùng nổ những thành tựu mới, làm thay đổi các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo nên bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa lực lượng sản xuất và đời sống xã hội thế giới, làm cho tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng, đẩy nhanh quá trình liên kết khu vực và toàn cầu hóa. Trước đây, CMKHKT liên quan chủ yếu tới yếu tố năng lượng, vật chất, thì ngày nay CMKHCN tập trung vào các yếu tố thời gian, không gian và tri thức con người, dẫn đến sự hình thành nền kinh tế tri thức. Như vậy, CMKHCN đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó được coi là động lực chính để các quốc gia đẩy nhanh sự phát triển của mình. Thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của các ngành công nghệ mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng và vi điện tử… Sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển giáo dục nói chung, GDCN nói riêng. Bên cạnh đó, CMKHCN tác động nhanh và mạnh tới giáo dục, GDCN và ngược lại giáo dục lại đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và phát triển nguồn cung cấp các tài sản trí tuệ cho CMKHCN. Sự phát triển khoa học – công nghệ tác động vào cơ cấu nguồn nhân lực xã hội, hình thành cơ cấu ngành nghề mới trong nền kinh tế. Điều này tác động tích cực đến sự phát triển giáo dục và GDCN.
Quá trình áp dụng các công nghệ hiện đại càng phát triển, thì xu hướng toàn cầu hoá các gia tăng. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu
thế khách quan, đã cuốn các quốc gia lớn - nhỏ, giầu – nghèo vào thế giới hội nhập. Hội nhập kinh tế diễn ra nhanh, mạnh, tác động đến tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Xu thế đó đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các quốc gia như thị trường rộng lớn, khả năng huy động vốn cao, các nước có cơ hội phát huy lợi thế của mình. Bên cạnh đó, xu thế này cũng đặt ra những thách thức lớn (khả năng cạnh tranh) đối với các nước, nhất là các nước kém phát triển.
Tóm lại, xu thế toàn cầu hóa tạo nên mối quan hệ gắn bó, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Đó là quá trình hợp tác để phát triển, cũng là quá trình đấu tranh giữa các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt hơn, đòi hỏi phải tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá, đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Để bắt kịp xu thế đó, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chú ý đến khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, mà nhân tố quyết định là nguồn nhân lực đã qua đào tạo. Xu thế đó cũng dẫn đến sự phân công lao động sâu sắc dựa vào lợi thế nguồn lao động của mỗi quốc gia. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu phân công lao động, rất cần khai thác nguồn lao động ở nhiều trình độ khác nhau, nhất là lao động có trình độ THCN và DN.
Loài người đang tiến đến một nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức - một nền kinh tế và xã hội được phát triển dựa trên cơ sở nền sản xuất công nghiệp hiện đại, một nền kinh tế thị trường rất phát triển. Nền kinh tế tri thức ngày càng chi phối sự phát triển của nhân loại và đang xuất hiện những xu thế hết sức mới mẻ, đó là sự gia tăng ngày càng nhanh của quá trình nhất thể hóa nền kinh tế thế giới thông qua tốc độ tăng trưởng mau chóng của thương mại quốc tế; quá trình quốc tế hóa ngày càng rộng khắp và những thay đổi mang tính cách mạng của ngành công nghiệp dịch vụ; sự gia tăng mạnh của dòng
đầu tư nước ngoài tới các nước đang phát triển bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; cạnh tranh quốc tế ngày càng mang những đặc trưng mới và ngày càng quyết liệt trên mọi lĩnh vực, đặc biệt về lao động kỹ thuật và bí quyết công nghệ. Trong điều kiện đó, mọi quốc gia cần huy động, phát huy tối đa nguồn lực nội sinh để tiếp nhận mọi khả năng hợp tác, đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH nền kinh tế, phát triển một nền kinh tế thị trường rộng mở, tích cực xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở xã hội cho nền kinh tế mới. Nền kinh tế thế giới hướng mạnh tới một nền kinh tế tri thức đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát huy nguồn nhân lực của mình, trong đó việc đặc biệt chăm lo, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con ngưòi có thể coi là bước đi quan trọng hàng đầu - yếu tố quyết định nhất để xây dựng nền kinh tế, xây dựng xã hội thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, nhanh chóng phát triển và phát triển bền vững. Nhìn chung lại, đáp ứng yêu cầu ấy, các nước đều coi trọng phát triển giáo dục, trong đó có GDCN để cung ứng nguồn lao động có tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Đặt mình trong bối cảnh chung của thế giới, nỗ lực hòa mình vào bước đi chung của thế giới, Việt Nam không có con đường nào khác là cũng phải tạo ra bước phát triển mới về nguồn nhân lực. Muốn vậy, giáo dục nước ta cần có một định hướng chiến lược với những bước đi thích hợp. Hơn nữa, khi cả nước bước vào công cuộc Đổi mới, giáo dục phải trở thành một trong những mặt trận xung kích đi đầu.
Để bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới, đồng thời, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, ĐCSVN đã tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện. Cùng với tiến trình đổi mới được bắt đầu từ năm 1986, xuất phát từ thực tiễn đất nước và đặc trưng của GDCN, đổi mới, phát triển GDCN cần phải đạt mục tiêu đưa GDCN trở thành nơi cung cấp nguồn lao động được đào tạo nghề ở một trình độ nhất định ở nhiều lĩnh vực. Bên
cạnh đó, dù có những thành tựu nhất định, song GDCN trước Đổi mới vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, thể hiện ở việc cung ứng nguồn lao động có tay nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước; quy mô đào tạo đã được mở rộng, song giáo dục nước ta vẫn trong tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.
Đứng trước những thay đổi to lớn trên thế giới tác động trực tiếp tới Việt Nam, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra cho GDCN, đổi mới GDCN trở thành tất yếu khách quan. Đặc biệt, việc đào tạo nguồn nhân lực để thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong lực lượng lao động xã hội cũng như trong tổng sản phẩm xã hội, tạo cơ hội nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo khả năng hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá đang trở thành cấp bách. Tất cả những yêu cầu trên đang đặt gánh nặng lên vai nền giáo dục Việt Nam, trong đó có GDCN. GDCN phải chuyển mình, phải đổi mới, tự điều chỉnh và đổi mới toàn diện, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
1.2.2. Chủ trương đổi mới giáo dục chuyên nghiệp của Đảng Đại hội VI (12 - 1986) của Đảng – Đại hội khởi đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước đã chủ trương phát huy nội lực, coi nội lực là nhân tố quan trọng của sự thành công. Với định hướng lớn đó, Đại hội VI của Đảng ý thức sâu sắc rằng, bồi dưỡng, khai thác, phuy nguồn nhân lực chính là chìa khóa khai thông mọi bế tắc, trì trệ của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy, xác định vai trò to lớn, quan trọng, mục tiêu của GDĐT trong xây dựng, phát triển đất nước là phải ―trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội‖ [18, tr. 89-90]; đồng thời,
―hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ‖
[18, tr. 94], Đại hội VI chỉ rõ, giáo dục phải góp phần ―đào tạo đội ngũ lao động có kĩ thuật, đồng bộ về ngành nghề phù hợp với yêu cầu phân công lao
động của xã hội‖ [18, tr. 94]. Trên cơ sở đó, vấn đề đào tạo nghề và dạy nghề trong chiến lược phát triển giáo dục cũng được nhấn mạnh: ―Mở rộng và củng cố các trường lớp dạy nghề, để đào tạo, bồi dưỡng công nhân lành nghề, phát triển các trung tâm dạy nghề rộng rãi cho thanh niên và nhân dân lao động‖
[18, tr. 90]. Có thể thấy, Đại hội VI đã nhìn rõ vấn đề cần phải nhanh chóng đào tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề, có trình độ chuyền môn, khắc phục tình trạng ―thừa thầy, thiếu thợ‖. Mặt khác, đối với GDCN, Đại hội VI cũng chỉ ra vấn đề cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ chuyên môn đầu ngành, coi đó là những tiền đề quan trọng để đổi mới, phát triển GDCN.
Quán triệt định hướng về GDĐT của Đại hội VI, Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng (1991) nhấn mạnh giáo dục và đào tạo phải được coi là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đặt con người vào vị trí trung tâm, xác định:
―Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến thế giới‖ [18, tr. 285].
Quan điểm trên của Đảng thể hiện rõ sự đổi mới tư duy giáo dục. Trước đây, các quan điểm của Đảng và Nhà nước đều coi trọng sự nghiệp GDĐT, song thực tế, nhiều khi GDĐT chỉ được xem là phúc lợi xã hội, là khu vực phi sản xuất, là gánh nặng cho nền kinh tế. Nhưng nay, Đảng đã xác định GDĐT là một động lực trực tiếp của sự phát triển, phải được xem là quốc sách hàng đầu để phát huy nguồn lực con ngưòi – mục tiêu, chiến lược phát triển của đất nước.
Đối với GDCN, Đại hội VII nhấn mạnh các vấn đề trọng tâm: Đa dạng hoá loại hình đào tạo và loại hình trường lớp; từng bước hình thành những trường bán công, dân lập, tư thục (dạy nghề), phát triển loại trường học vừa học, vừa làm. Mở rộng đào tạo nghề; bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học,
công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tế, xã hội và nhiều công nhân lành nghề; nâng cao trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật cho người lao động.
Cụ thể hóa các quan điểm của Đại hội VII, Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng (Khoá VII) đã ban hành Nghị quyết 04-NQ/HNTW về Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Hội nghị này được coi là một mốc mới trong quá trình phát triển giáo dục nước nhà. Đây cũng là Hội nghị Trung ương đầu tiên trong lịch sử ĐCSVN đã ra một Nghị quyết chuyên về sự nghiệp GDĐT. Hội nghị đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo cho quá trình đổi mới sự nghiệp GDĐT:
Thứ nhất, GDĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một việc chính của đầu tư phát triển.
Thứ hai, mục tiêu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con ngưòi có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp… Mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; gắn học với hành; tài với đức.
Thứ ba, gắn chặt yêu cầu phát triển đất nước và phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Thứ tư, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Đối với GDCN, Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng (Khoá VII) khẳng định cần mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội, đào tạo lực lượng công nhân lành nghề và lành nghề bậc cao. Phát triển các trung tâm dạy nghề quận, huyện, các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; phát triển các trường, lớp dạy nghề dân lập, tư thục, khuyến khích dạy các nghề truyền thống, các nghề có nhu cầu lớn ở địa phương.
Một cách tổng quát, trong những năm 1986-1996, Đảng đã chủ trương đổi mới GDCN trên những nội dung, phương hướng lớn sau:
Về quy mô, mạng lưới
Mở rộng mạng lưới, củng cố các trường, các lớp dạy nghề, sắp xếp lại mạng lưới các trường THCN được coi là nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới GDCN. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp là nét mới trong mở rộng mạng lưới dạy nghề. Đảng cũng nhấn mạnh rằng, sắp xếp mạng lưới các trường trung học (trung học phổ thông, chuyên ban, trung học dạy nghề, THCN) phải phù hợp với xu thế đổi mới kinh tế - xã hội và bậc trung học mới.
Một nội dung quan trọng là cần hình thành bậc trung học mới nhằm chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên và đa số tốt nghiệp có thể vào đời, theo các hướng: Liên kết giữa giáo dục phổ thông và GDCN; giáo dục kỹ năng lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Như vậy, về quy mô GDCN Đảng đặt ra yêu cầu đa dạng hóa các loại hình trường lớp và đặc biệt chú ý đến xây dựng bậc trung học mới, tạo điều kiện phân luồng, hướng nghiệp, mở rộng quy mô một cách bền vững. Đây có thể coi như những biện pháp đột phá quan trọng, nhằm phát triển về số lượng các cơ sở đào tạo của GDCN, để trong thời gian ngắn nhất có thể đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề cho công cuộc Đổi mới đất nước.
Về chất lượng
Để nâng cao chất lượng GDCN, vấn đề cải tiến chế độ thi cử, cấp chứng chỉ, văn bằng và học vị phải theo hướng đảm bảo chất lượng và sự công minh. Ngoài ra, cần coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên; hiện đại hóa một bước nội dung và phương pháp giáo dục; dân chủ hóa nhà trường và quản lý giáo dục; đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thực nghiệm giáo dục, lao động sản xuất gắn nhà trường với xã
hội. Đảng cũng chủ trương đẩy mạnh thực hiện nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng kết quả vào lao động sản xuất trên tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm và áp dụng các kết quả đạt được vào sản xuất, đời sống trong các trường chuyên nghiệp. Các hoạt động nêu trên phải nhằm hình thành từng bước các "trung tâm chất lượng cao" có vai trò dẫn đầu trong việc nâng cao chất lượng, tạo tiền đề để nâng cao chất lượng của toàn hệ thống GDCN và dạy nghề.
Để nâng cao chất lượng GDCN, Đảng chỉ rõ phải thực hiện tốt nguyên lý giáo dục kết hợp giảng dạy với học tập với lao động sản xuất, thực hành và nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, ―học đi đôi với hành‖. Chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu, hiểu và làm tốt nghĩa vụ công dân. Vì thế, các cơ sở doanh nghiệp trong xã hội (nhà máy, xí nghiệp, công - nông lâm trường, hợp tác xã, tổng công ty, công ty, v.v..) có trách nhiệm nhận và giúp đỡ cán bộ, học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập, nghiên cứu.
Nhìn chung, trong quá trình đổi mới GDCN Đảng đã chú ý đến chất lượng GDCN, nhất là nâng cao trình độ tay nghề. Một trong những tồn tại làm cản trở quá trình phát triển GDCN đó là chưa thực sự gắn học tập với lao động sản xuất, chưa thực hiện đúng nguyên lý học đi đôi với hành. Việc học còn nặng về lý thuyết. Vì vậy, Đảng đã có chủ trương cụ thể là gắn đào tạo của các trường với các nhà máy xí nghiệp để nâng cao tay nghề của lao động do GDCN đào tạo ra nhất là đào tạo nghề. Đó là một trong những yếu tố cơ bản có tính chất quyết định đến việc nâng cao chất lượng GDCN.
Về đội ngũ giáo viên
Coi xây dựng đội ngũ giáo viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, Đảng chỉ rõ cần thường xuyên bồi