Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 2006 (Trang 41 - 53)

2.1.1. Đặc điểm tình hình tỉnh Hà Tây trong giai đoạn mới

Trong giai đoạn phát triển mới, Đảng bộ và nhân dân Hà Tây đứng trước những thuận lợi lớn:

Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chính trị ổn định.

Kinh tế - xã hội trong tỉnh chuyển biến theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện một bước, củng cố thêm lòng tin của dân đối với sự nghiệp đổi mới.

Với vị trí địa lý thuận lợi, còn nhiều tiềm năng (về con người, ngành nghề, tài nguyên, cảnh quan…) và gần các trung tâm khoa học kỹ thuật của Trung ương; có điều kiện để mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển với thủ đô Hà Nội và khu vực tam giác kinh tế miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sẽ thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế địa phương mạnh hơn.

Trải qua thực tiễn đổi mới, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước, tích luỹ được kinh nghiệm trong lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch CCKT chậm, kinh tế nông thôn còn thuần nông, chưa có nông sản hàng hoá; công nghiệp nhỏ bé, chiếm tỷ trọng thấp, công nghệ lạc hậu, chưa có loại sản phẩm có khối lượng đáng kể. Dịch vụ du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu rất thấp.

Chưa tự cân đối được thu chi ngân sách, tổng số thu trên địa bàn mới chiếm 7% GDP và mới đảm bảo 66% nhu cầu chi, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho sản xuất còn nhiều hạn chế.

Cơ sở hạ tầng lạc hậu và xuống cấp. Quy hoạch và quản lý đô thị kém, quy hoạch xây dựng nông thôn chưa được coi trọng. Nhận thức và chỉ đạo việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là các loại giống trong sản xuất nông nghiệp làm yếu và chậm. Việc bảo vệ môi trường sinh thái chưa được quan tâm đúng mức.

Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên còn nhiều lúng túng, nhất là quản lý đất đai. Một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, HTX chậm đổi mới, thương nghiệp quốc doanh bị động trước cơ chế mới, bỏ trống trận địa, nhất là ở nông thôn.

Số người không có hoặc thiếu việc làm còn nhiều. Đời sống đại bộ phận nhân dân ổn định và nhiều mặt được cải thiện nhưng mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng chênh lệch. Một bộ phận dân cư đời sống còn khó khăn, trong đó có gia đình chính sách và cán bộ hưu trí. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao. Việc xã hội hoá về giáo dục, y tế chậm và phát triển chưa đáp ứng nhu cầu. Kỷ cương xã hội chưa nghiêm, đấu tranh chống tham nhũng chưa có hiệu quả, tệ nạn xã hội có chiều hướng phát triển.

Những đặc điểm nêu trên có tác động sâu sắc tới phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và việc chuyển dịch CCKT nói riêng.

2.1.2. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1995 – 2000)

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ VIII tháng 4 năm 1996 đã đề ra những chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2000 là: “Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 10% trở lên, bình quân đầu người năm 2000 đạt ít nhất 400USD. Năm 2000 có CCKT: công nghiệp 30%, nông nghiệp 40%, dịch vụ du lịch 30%. Lương thực đạt sản lượng 1 triệu tấn. Giảm số lao động thiếu việc làm, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Trong xã hội không còn hộ đói, giảm số hộ nghèo xuống dưới 6%. Có chuyển biến tích cực về giáo dục - đào tạo,văn hoá, y tế, thể dục thể thao và các vấn đề xã hội khác. Giữ vững, nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học và xoá mù chữ, phổ cập trung học cơ sở, phát triển phổ thông trung học và dạy nghề cho thanh niên. Giảm tỷ lệ số trẻ em suy dinh dưỡng từ 42% năm 1995 xuống khoảng 30% năm 2000, thực hiện tốt chế độ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo đảm an ninh - quốc phòng, củng cố vững chắc an ninh chính trị, giữ gìn tốt hơn trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, thực hiện cải cách một bước

nền hành chính nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân”. [29, tr.26-27]

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ VIII đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp lớn phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, trong đó nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu:

Về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn:

Trong quá trình phát triển nông nghiệp, phải quán triệt quan điểm của Đảng về CNH, HĐH, phải thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. Đồng thời, đẩy nhanh việc chuyển dịch CCKT và lao động nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhằm bảo đảm nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục giữ vai trò ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, ổn định chính trị và xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác.

Phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, đến năm 2000, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% tổng giá trị nông nghiệp. Kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi kiểu công nghiệp, khuyến khích và nhân rộng các mô hình gia đình chăn nuôi giỏi.

Về phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp:

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp đa dạng theo hướng CNH, HĐH, tạo ra nông sản hàng hoá có chất lượng, đạt hiệu quả giá trị trên đơn vị diện tích ngày càng cao.

Tập trung lực lượng của các ngành và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương đẩy mạnh khảo sát, quy hoạch, xây dựng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả công nghiệp Trung ương, địa phương, tiểu thủ công nghiệp, dần dần hình thành cơ cấu hợp lý.

Tỉnh cần tập trung đầu tư (hoặc liên doanh với nước ngoài) để xây dựng những cơ sở quan trọng, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong tất cả các ngành, các khu vực mà nhà nước không cấm. Xúc tiến khẩn trương quy hoạch xây dựng khu công nghiệp

tập trung ở Hoà Lạc, Xuân Mai. Hết sức coi trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, gắn với chuyển giao công nghệ mới.

Tiếp tục phát triển mạnh các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu. Chú trọng đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, tăng cả số lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm lụa may mặc, lụa tơ tằm, thêu ren, sơn mài, khảm trai, đồ gỗ cao cấp… Tích cực tìm hiểu thị trường, dần dần chuyển việc nhận gia công sang mua nguyên liệu tự sản xuất để xuất khẩu. Cố gắng tìm đối tác để liên doanh sản xuất một số sản phẩm mà địa phương có điều kiện như da, giầy…

Chủ động bàn với các Bộ quy hoạch, sắp xếp các nhà máy cơ khí hiện có trên địa bàn tỉnh, xác định rõ các loại sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ, nhất là các loại máy móc nhỏ phục vụ nông nghiệp; các phương tiện vận tải ở nông thôn; các sản phẩm phục vụ xây dựng; các phụ tùng thay thế v.v.. Trên cơ sở đó phân công hợp tác sản xuất một cách hợp lý, điều chỉnh và đổi mới trang thiết bị cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng có hiệu quả công suất của các xí nghiệp.

Coi trọng phát triển thủ công nghiệp nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và tăng nhanh giá trị công nghiệp. Tích cực chỉ đạo nhân rộng thêm các làng nghề, tạo thêm nghề mới, hướng vào chế biến nông lâm sản, thực phẩm và các mặt hàng thủ công xuất khẩu…

Về thương mại, tài chính, ngân hàng:

Các ngành thương nghiệp, lương thực, vật tư cần xúc tiến quy hoạch mạng lưới kinh doanh trên địa bàn tỉnh, gắn với thị trường Hà Nội và các tỉnh.

Sắp xếp lại và đổi mới quản lý các công ty, cửa hàng quốc doanh đi đôi với tăng cường quản lý thương nghiệp ngoài quốc doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng.

Tăng cường quản lý thị trường bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu và theo đúng chính sách pháp luật nhà nước. Đối với thị trường ở các thị xã, khu công nghiệp, khu du lịch... cần bố trí hợp lý các chợ nhỏ gắn với khu dân cư, thuận tiện cho việc mua bán hàng ngày của dân và việc giao lưu lương thực, thực phẩm từ nông thôn vào thành thị; cải tạo và xây dựng lại các chợ chính dần dần trở thành các trung tâm buôn bán lớn của cả khu vực, đáp ứng nhu cầu đa dạng, ngày càng cao của cư dân thành thị. Đối với thị trường nông

thôn, cần mở mang thêm chợ ở các thị trấn, các đầu mối giao thông và từng cụm dân cư ở các xã. Doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm nguồn hàng trợ sức cho thị trường, tổ chức cửa hàng quốc doanh và HTX mua bán trực tiếp mua bán với nông dân đối với những mặt hàng thiết yếu; gắn hoạt động thương nghiệp với tổ chức chế biến nông sản để tăng lượng hàng hoá lưu thông, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Về phát triển du lịch và kinh tế đối ngoại:

Quy hoạch phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong CCKT địa phương. Trong quy hoạch phát triển, cần tính toán lựa chọn các hình thức du lịch mà tỉnh có ưu thế, để có thể vừa hợp tác vừa cạnh tranh được với các khu vực xung quanh, trước hết là hình thức du lịch văn hoá sinh thái, tham quan lễ hội, thắng cảnh, nghỉ ngơi giải trí... Hình thành các cụm du lịch được tổ chức thành tuyến khép kín, đó là: cụm Sơn Tây - Ba Vì; cụm Hương Sơn và phụ cận. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2000, thu hút khoảng 70 - 80 vạn khách trong nước (kể cả khách lễ hội Chùa Hương) và tăng nhanh số khách quốc tế.

Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm xuất khẩu như: may mặc, thêu ren, lụa tơ tằm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp và một số nông sản có giá trị (chè, lạc, rau quả, thịt…). Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế làm hàng xuất khẩu (như ưu tiên cho vay vốn, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường, đổi mới công nghệ…). Khuyến khích thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là trong những năm 1996 -2000.

Chủ động xúc tiến nghiên cứu, có phối hợp của các cơ quan Trung ương, khẩn trương quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung với quy mô khoảng 1000ha (ở khu vực Xuân Mai – Hoà Lạc) trình Chính phủ xét duyệt, nhằm giới thiệu, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng:

Cần chú trọng đầu tư củng cố đê kè, tăng thêm năng lực tưới tiêu, bảo đảm chủ động tiêu úng, hạn chế thiệt hại mùa màng ở mức thấp nhất, tạo điều kiện giải quyết vững chắc lương thực.

Nâng cao thêm chất lượng điện, hạ thấp tổn thất điện trên mạng lưới hiện có, đồng thời xây dựng thêm các trạm trung gian 110KV và 35KV, bảo đảm cung cấp điện đầy đủ, ổn định theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000. Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hiện đại hoá mạng lưới thông tin viễn thông đa dịch vụ. Mở rộng mạng lưới, bảo đảm liên lạc thông suốt bằng điện thoại đến 100% số xã, sớm đạt mục tiêu 100 người dân có 1 máy điện thoại.

Về giao thông, ngoài việc cải tạo nâng cấp đường 1A, đề nghị Chính phủ cho mở rộng đường 6 đoạn qua thị xã Hà Đông, tu bổ đường 32, nâng cấp đường 22; phối hợp với các bộ để giải quyết đất đai và các vấn đề liên quan đến xây dựng tuyến đường mới từ Hà Nội qua Hoài Đức, Quốc Oai nối với đường 21A phục vụ cho xây dựng trung tâm Đại học Quốc Gia, khu công nghiệp Hoà Lạc – Xuân Mai… Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch các thị xã, thị trấn. Coi trọng hướng dẫn quy hoạch xây dựng nông thôn.

Về chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần

Tiếp tục củng cố và phát triển doanh nghiệp Nhà nước ở các ngành sản xuất và dịch vụ, làm chỗ dựa và hướng dẫn các thành phần khác phát triển.

Các cơ sở quốc doanh nông nghiệp phải tập trung sức sản xuất và cung cấp đủ các loại giống có năng suất, chất lượng cao cho trồng trọt, chăn nuôi;

tổ chức các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản, thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung của nông dân, và công nhân viên các nông trường…

Các cơ sở quốc doanh công nghiệp và xây dựng phải được kiện toàn và tiếp tục đổi mới quản lý đảm bảo sản xuất kinh doanh thật sự có hiệu quả.

Cần đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh. Tích cực xây dựng một số cơ sở mới (kể cả liên doanh) để tăng thêm tỷ trọng công nghiệp quốc doanh.

Các quốc doanh dịch vụ phải tổ chức lại và đổi mới quản lý công ty kinh doanh và làm dịch vụ những mặt hàng thiết yếu, hoạt động trên phạm vi rộng.

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại để chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc thực hiện theo luật phá sản các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh kém hiệu quả và các doanh nghiệp “vỏ là quốc doanh còn thực chất là tư nhân”.

Căn cứ chính sách của nhà nước để xúc tiến việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp mua cổ phần, huy động thêm vốn cổ phần của các tổ chức và cá nhân để phát triển doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới quản lý các HTX để làm tốt các khâu dịch vụ sản xuất, mở mang ngành nghề chế biến, tiêu thụ sản phẩm… tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ, đồng thời phát triển kinh tế tập thể. Căn cứ vào chính sách và Luật HTX để chỉ đạo việc tổ chức các hình thức hợp tác mới đa dạng của người lao động trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, tín dụng và các ngành nghề khác, trên nguyên tắc tự nguyện góp cổ phần, bảo đảm quản lý dân chủ, công khai, xác định quyền lợi, trách nhiệm rõ ràng của xã viên, của ban quản lý.

Đối với các HTX quá yếu kém không còn tác dụng thì tổ chức lại.

Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, cá thể, tư nhân. Thực hiện nhất quán chính sách của Đảng đã xác định: “Kinh tế cá thể, tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô, địa bàn trong những lĩnh vực mà luật pháp không cấm”. Khắc phục những trở ngại trong tâm lý xã hội đang hạn chế tư nhân đầu tư vào sản xuất. Đơn giản hoá thủ tục cấp phép đăng ký kinh doanh, áp dụng cơ chế “một cửa” trong xét duyệt, không phân biệt đối xử với kinh tế cá thể, tư nhân trong đăng kí kinh doanh. Cụ thể hoá chính sách của nhà nước về việc giải quyết đất đai, mặt bằng cho sản xuất kinh doanh. Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế cá thể, tư nhân, tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ, nhất là các doanh nghiệp gắn với nông nghiệp.

Coi trọng ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển vào thời kỳ sau năm 2000.

Tập trung chỉ đạo việc ứng dụng rộng rãi các tiến bộ về khoa học công nghệ nhằm tăng năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đặc biệt coi trọng cách mạng sinh học trong nông nghiệp; hoạt động và quản lý các doanh nghiệp liên doanh cần ưu tiên hàng đầu đối với việc sử dụng công

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 2006 (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)