Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 2006 (Trang 53 - 83)

2.2.1. Hoàn cảnh, đặc điểm của tỉnh trong giai đoạn mới.

Trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT thời kỳ 1995 – 2000, Hà Tây đã đạt được những thành tựu lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng làm tiền đề cho bước phát triển mạnh hơn trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Kinh tế phát triển khá, CCKT chuyển dịch theo hướng tích cực; đời sống nhân dân

trong tỉnh được cải thiện một bước, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; tạo được nhiều việc làm mới cho người lao động, công tác bảo vệ sức khoẻ của nhân dân được quan tâm; sự nghiệp văn hoá giáo dục đào tạo có bước chuyển biến tích cực; khoa học công nghệ được ứng dụng nhiều vào sản xuất; an ninh quốc phòng ổn định; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân được chăm lo xây dựng và củng cố.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế còn chậm so với yêu cầu và tiềm năng; chuyển dịch CCKT chưa mạnh, nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Trong nông nghiệp, cơ cấu giống lúa chưa phù hợp. Diện tích cây vụ đông không đạt kế hoạch. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp đạt thấp.

Công nghiệp quốc doanh còn nhỏ bé, thiết bị công nghệ lạc hậu. Việc tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chậm, hiệu quả kinh doanh thấp, chậm xử lý những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài. Đầu tư nước ngoài chững lại. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản dàn trải, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Một số công trình thi công kéo dài, chậm phát huy hiệu quả, có nơi còn vi phạm các quy định về xây dựng cơ bản.

Dịch vụ du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Thương mại quốc doanh còn lúng túng trong hoạt động kinh doanh. Xuất khẩu chưa gắn với tổ chức thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Cơ chế chính sách còn thiếu và chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng nguồn nhân lực trong tỉnh.

Những đặc điểm trên có ảnh hưởng sâu sắc tới việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm đầu thế kỷ XXI.

2.2.2. Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX, tháng 12 năm 2000 đề ra những chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2005 là: “Phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, khai thác tốt hơn mọi tiềm năng sẵn có trong tỉnh, tạo ra những khâu đột phá về kinh tế, trước hết chuyển dịch mạnh CCKT, thực hiện một bước CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn để thúc đẩy phát

triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững hơn; CCKT, cơ cấu lao động, các thành phần kinh tế đều phát triển. Trong đó, kinh tế quốc doanh, kinh tế HTX phát triển và giữ vai trò nền tảng. Chất lượng văn hoá, giáo dục, y tế được nâng lên; một số vấn đề bức xúc của xã hội như việc làm, xoá đói giảm nghèo được giải quyết tích cực, phấn đấu đến 2005 trở thành tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển vào loại tiên tiến trong các tỉnh đồng bằng sông Hồng”.

“Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm 8%. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 4 -5%; công nghiệp xây dựng tăng 12%; dịch vụ du lịch tăng 8 - 9%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15%/năm. CCKT trong GDP đến năm 2005: nông lâm nghiệp 35%; công nghiệp, xây dựng: 35%; dịch vụ:

30%. Tổng sản lượng lương thực đạt 1 triệu tấn trở lên, phấn đấu một ha canh tác thu trên 28 triệu đồng/năm. GDP đầu người đạt 450 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%; 25% lao động qua đào tạo nghề. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2005 là 1,1%. Giữ vững phổ cập tiểu học và hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, nâng cao chất lượng dạy và học. Phấn đấu đến 2005, có 70% gia đình đạt gia đình văn hoá, 30% số làng đạt làng văn hoá, khu phố văn minh.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 25%. 100% các trạm y tế có bác sỹ. Công tác an ninh quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh; xây dựng mặt trận và các đoàn thể nhân dân đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”. [30, tr.38]

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và các giải pháp lớn phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội như sau:

Phát triển nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn: tăng cường đầu tư vào khâu giống cây trồng, đưa vào sản xuất những giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với từng vùng. Đẩy mạnh cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn; tập trung vào các khâu làm đất, thu hoạch, chế biến sau thu hoạch để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành nông sản. Phát triển và đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, đến năm 2005 tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng các HTX nông nghiệp; tập trung làm tốt việc quản lý, điều hành sản xuất và các khâu dịch vụ…

Phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: đưa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước; đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, những ngành thu hút nhiều lao động: nông sản, vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt may, da giầy, mây tre đan, mỹ nghệ…

Tiếp tục đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Phát triển và nhân rộng các làng nghề. Phấn đấu đến 2005 có 80% số làng có nghề. Xây dựng và quy hoạch một số cụm công nghiệp nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các khu, cụm, điểm công nghiệp, thủ công nghiệp, khuyến khích sản xuất ngành nghề ở các gia đình.

Đổi mới và tăng cường hoạt động các ngành dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng

Phát triển thương nghiệp, xây dựng mạng lưới kinh doanh, bán buôn, bán lẻ, khai thác thị trường trong tỉnh, thị trường Hà Nội và các tỉnh ngoài;

liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn giữa sản xuất với tiêu thụ, phát triển chợ nông thôn, xây dựng một số trung tâm thương mại ở thị xã, thị trấn, thị tứ, cụm công nghiệp, khu dân cư.

Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, đầu tư khai thác và chế biến hàng nông sản, thực phẩm để có mặt hàng xuất khẩu chủ lực với khối lượng lớn. Mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu truyền thống.

Tăng cường đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010. Tập trung vào các trọng điểm du lịch của tỉnh như: Sơn Tây, Ba Vì, Hương Sơn, Hà Đông và các vùng phụ cận. Đến năm 2005, thu hút 2 triệu lượt khách du lịch, trong đó 10% là khách nước ngoài.

Về thu hút vốn đầu tư: Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc hợp tác, tôn trọng lẫn nhau đôi bên cùng có lợi; cùng nhau tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Có chính sách hợp lý về thuế, thuê đất… để khuyến khích các nhà đầu tư nước

ngoài, các nhà đầu tư trong nước, các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Xây dựng cơ sở hạ tầng: Tập trung tu bổ đê, kè, nhất là các đoạn đê, kè xung yếu, các công trình thuỷ lợi. Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường 32A, 21B và các tuyến tỉnh lộ, đường liên huyện. Mở rộng cảng Hồng Vân, cảng Sơn Tây… Đầu tư mở rộng hệ thống thông tin liên lạc, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho CNH, HĐH.

Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng ngành đến năm 2010; xây dựng quy hoạch mở rộng, nâng cấp thị xã Hà Đông, các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp. Tích cực tham gia xây dựng các công trình quốc gia: đường Hồ Chí Minh, khu công nghệ cao Hoà Lạc, làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, trung tâm đại học quốc gia, chuỗi đô thị Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai - Miếu Môn.

Về khoa học công nghệ: đẩy mạnh việc ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, trong đó chú trọng công nghệ sinh học trong nông nghiệp; đổi mới thiết bị công nghệ trong sản xuất công nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ chế biến sản phẩm, bảo quản sau thu hoạch.

Huy động mọi nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, giúp nhau kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, giúp các hộ nghèo vay và sử dụng vốn có hiệu quả. Quan tâm hơn nữa đến các đối tượng chính sách, thực hiện tốt cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa; tiếp tục thực hiện phát triển giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường chăm lo bảo vệ sức khoẻ nhân dân; thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, thể dục thể thao…

Tăng cường an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ… [30, tr.60]

Những nội dung về phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000 – 2005 của tỉnh đã khẳng định quyết tâm lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm,

đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch CCKT, tạo bước phát triển mang tính đột phá trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX về đổi mới và phát triển các ngành dịch vụ, thương mại, ngày 13/9/2001 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh họp Hội nghị lần thứ 5, trên cơ sở Đề án phát triển thương mại và xuất khẩu 2001- 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh ủy đã thảo luận và thông qua Kết luận số 03-KL/TU về phát triển thương mại và xuất khẩu 2001- 2005.

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế của hoạt động thương mại và xuất khẩu cũng như nguyên nhân của những hạn chế, Hội nghị đề ra mục tiêu đến năm 2005, dịch vụ, du lịch chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế, bán lẻ bình quân tăng 12%, xuất khẩu tăng bình quân 15%. [55, tr.4]

Hội nghị đề ra 7 giải pháp phát triển thương mại và xuất khẩu gồm:

khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hóa; đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại; nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa thông qua cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Thực hiện xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội liên kết liên doanh trong sản xuất và có kế hoạch thay đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý; phát triển thị trường xuất khẩu ở nước ngoài thông qua sự tìm kiếm của các doanh nghiệp và sự chủ động của các cơ quan quản lý Nhà nước; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác trong và ngoài tỉnh trên từng lĩnh vực, từng bộ phận. Thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào Hà Tây... [55, tr.8]

Tiếp đó, ngày 10/10/2004, Tỉnh uỷ Hà Tây thông qua Chương trình số 65-CTr/TU nhằm tiếp tục thực hiện Kết luận 03-KL/TU Về phát triển thương mại và xuất khẩu đến năm 2005 và những năm tiếp theo.

Hội nghị đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển thương mại và xuất khẩu:

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động thương mại, tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng. Hoàn thành việc rà soát, bổ

sung quy hoạch phát triển tổng thể thương mại đến năm 2010 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục thực hiện tốt công tác cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế thương mại của tỉnh…

- Phát triển thị trường nội địa, tập trung phát triển thị trường nông thôn.

Tỉnh tập trung chỉ đạo ngành thương mại phối hợp với các cấp, các ngành, các huyện, thị xã hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, các trung tâm thương mại, siêu thị …

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu đến năm 2010.

- Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác kinh tế thương mại trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp.

Một số giải pháp chủ yếu:

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, nhất là các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thương mại và xuất khẩu; hướng tập trung vào việc cung ứng vật tư, hàng hóa (đầu vào) và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa (đầu ra) cho sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước.

- Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa truyền thống ở địa phương được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu thông qua cải tiến công nghệ, mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.

- Thực hiện từng bước có hiệu quả các quy hoạch phát triển ngành (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng…) để có vùng nguyên liệu cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu; tạo ra nhiều hàng hóa, các điều kiện hỗ trợ cho thương mại và xuất khẩu phát triển.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trên cơ sở tổ chức tốt các hội chợ ở địa phương; tập trung quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hàng hóa do địa phương sản xuất; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của tỉnh tham gia các hội chợ trong và ngoài nước.

- Tổ chức tốt việc thông tin thị trường, đảm bảo nhanh nhạy, kịp thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thực hiện tốt công tác tham vấn chính sách, pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như trong hoạt động thương mại, thị trường.

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại dịch vụ; tiếp tục triển khai xây dựng Trung tâm thương mại thị xã Hà Đông, phấn đấu đến hết năm 2006 hoàn thành toàn bộ công trình đưa vào sử dụng. Từng bước tiến hành các thủ tục xây dựng Trung tâm thương mại thị xã Sơn Tây; khảo sát, xác định Trung tâm thương mại Hòa Lạc theo quy hoạch.

- Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, hệ thống kho, cửa hàng, siêu thị phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và nâng cao văn minh thương nghiệp. Đặc biệt là xây dựng các chợ đầu mối, chợ liên xã, liên huyện… theo quy hoạch. Tỉnh có cơ chế, chính sách về đất đai, vay vốn để thu hút các thành phần kinh tế, doanh nhân đầu tư xây dựng chợ.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ quản lý am hiểu luật pháp, vững vàng về chính trị, thông thạo nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. [69, tr.4-5]

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ tỉnh: “Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào các khu, cụm, điểm công nghiệp, thủ công nghiệp”, ngày 27/9/2002, BCH Đảng bộ tỉnh họp Hội nghị lần thứ 9 đánh giá về vấn đề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đầu tư nước ngoài thời kỳ 2001 – 2005. Hội nghị thống nhất và thông qua Kết luận số 06-KL/TU Về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đầu tư nước ngoài đến năm 2005 và 2010.

Hội nghị đánh giá thực trạng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đầu tư nước ngoài:

- Giá trị sản xuất công nghiệp hàng nă m tăng khá . Sản xuất công nghiê ̣p, tiểu thủ công nghiê ̣p phát triển nhanh cả về số lượng, qui mô, trình độ công nghê ̣ và hiê ̣u quả sản xuất , kinh doanh, làm tăng đáng kể nguồn thu ngân sách đi ̣a phương.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 2006 (Trang 53 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)