CHƯƠNG 2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG TY T&M FORWARDING
2.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
- Căn cứ vào tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của Công ty - Căn cứ vào thực trạng
- Căn cứ vào vị thế của công ty
- Căn cứ vào tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước - Căn cứ nhu cầu nhà ở của xã hội.
- Căn cứ vào chiến lược của đối thủ trực tiếp trong ngành.
- Căn cứ vào tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước 2.1.2. Triển vọng ngành
Sau một thời gian dài tăng trưởng bình quân 10% thậm chí giai đoạn khủng hoảng (2008-2010) vẫn có thể đứng vững và duy trì đà tăng trưởng tốt.
Tình hình thế giới tuy không mấy khả quan khi châu Âu lâm vào khủng hoảng nợ công nhưng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam vẫn ổn định khi tìm ra thêm những thị trường mới. Lượng cung tàu đang trong giai đoạn cao hơn cầu nên hứa hẹn giá cước tàu biển sẽ giảm tạo tiền đề cho sự phát triển dịch vụ Forwarding.
Giai đoạn 2012-2015 vẫn sẽ là một giai đoạn hứa hẹn nhiều thành công và tiếp tục phát triển của ngành Forwarding khi ngành vẫn đang trong giai đoạn phát triển có chăng chỉ là tình hình cạnh tranh sẽ rất khốc liệt khi xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh và sự xâm nhập của các công ty nước ngoài.
2.1.3. Dự báo nhu cầu
Kinh tế thế giới tăng trưởng tốt hơn trong năm 2012 sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, dự báo GDP 2012 của Việt Nam sẽ đạt 6.5% và Chính Phủ sẽ cố gắng duy trì lạm phát ở mức <10%; 3 yếu tố lạc quan tác động lên nhu cầu vận tải biển Việt Nam là: - hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là hàng hóa cơ bản, phục vụ đời sống thiết yếu như gạo, giầy dép, dệt may, thủy sản… mặc dù không tránh được suy giảm nhưng sẽ khó bị giảm mạnh trong điều kiện thu nhập vẫn bị thu hẹp và nhanh chóng tăng trở lại khi có tín hiệu khả quan; - đồng Việt Nam yếu cũng đang tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng hóa có tỷ lệ nguyên liệu ngoại nhập thấp; việc giải ngân các dự án đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu.
Ngoài sự hồi phục của kinh tế, khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và Australia, NewZeland – ASEAN chính thức hoạt động trong năm 2010 cũng sẽ mở ra cơ hội cho rất nhiều ngành. Việc ưu tiên cho vay xuất khẩu được thực hiện cũng sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi. Dự báo giá trị xuất
khẩu của nước ta năm nay sẽ tăng 9% trong năm 2012.
Cùng với việc đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2012 ở mức 100 tỷ USD (tăng 9%) so với năm 2011 thì Bộ Công Thương dự kiến kim ngạch nhập khẩu năm 2012 khoảng 100 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2011; tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu ở mức 24,3%.
Tiêu dùng sẽ vẫn tăng dù chậm cũng vẫn góp phần tạo thêm lực cầu mới.
Cùng với đó, các dự án đầu tư nước ngoài đăng ký trong những năm vừa qua sẽ được giải ngân nhiều hơn trong năm 2012 do kinh tế phục hồi, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sẽ tăng. Các chương trình kích cầu sản xuất - đầu tư - tiêu dùng phát huy tác dụng sẽ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu như sắt thép, vật liệu xây dựng, xăng dầu… tăng cao. Các doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội từ Chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ (trung hạn và dài hạn) để mua sắm máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, đồng thời tận dụng cơ hội giá rẻ từ thị trường thế giới. Năng lực sản xuất trong nước được nâng cao thì nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ đầu tư, xây dựng, sản xuất, xuất nhập khẩu cũng gia tăng.
Tuy nhiên, mục tiêu ổn định nền kinh tế được ưu tiên hơn tăng trưởng nên sản xuất sẽ chưa có sự phát triển mạnh. Và trong bối cảnh kinh tế - tài chính trong nước và quốc tế vẫn còn nhiều bất ổn cần được giải quyết lâu dài, chúng tôi giữ một góc nhìn lạc quan thận trọng về triển vọng ngành vận tải biển trong năm 2010. Ngành vận tải biển Việt Nam sẽ hồi phục và nhộn nhịp hơn năm 2023, nhưng duy trì ở mức trung bình có nhiều khởi sắc.
2.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty
Tầm nhìn: Trở thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ Forwarding hàng đầu Việt Nam
Sứ mệnh: Chinh phục niềm tin khách hàng Việt Nam và xây dựng thương hiệu T&M trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi nói tới Forwarding
Giá trị cốt lõi: Với nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ thống công nghệ thông tin T&M luôn mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
2.1.5. Mục tiêu chiến lược của công ty
Mục tiêu chung: Duy trì và dành sự chăm sóc tốt nhất cho khách hàng hiện thời, từng bước tìm kiếm và khai thác thị trường mới. Nâng cao chất lượng dịch vụ và không ngừng cải tiến để cắt giảm chi phí.
Mục tiêu cụ thể:
- Về thương hiệu: xây dựng thương hiệu T&M thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Forwarding.
- Về tài chính: Duy trì ổn định các chỉ số tài chính hiện hành, nâng cao giá trị thặng dư từ các dịch vụ kèm theo.
- Về sản phẩm: Đa dạng hóa dịch vụ và khai thác các gói vận chuyển mới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Về Nhân lực: tinh giản hóa nguồn nhân lực, nhắm tới chiều sâu và chuyên nghiệp.