Định hướng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

Theo số liệu thống kê của tỉnh Tiền Giang cho biết lượng du khách đến Tiền Giang ngày càng tăng nhưng để giữ chân khách du lịch ở lại là yêu cầu quan trọng, cần phải được quan tâm để có những định hướng chiến lược nhằm phát triển sản phẩm phù hợp nhu c ầu đa dạng của khách du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch phải tạo các bước đột phá và tạo điểm nhấn để thúc đẩy phát triển, trên cơ sở tăng cường đ ầu tư phát triển sản phẩm du lịch.

3.4.1. Định hướng thị trường khách du lịch

- Về địa bàn: tập trung vào các tỉnh phía Nam, khu vực Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung lân c ận; trong đó thị trường mục tiêu là thành phố Hồ Chí Minh.

- Về đối tượng khách: triển khai những chương trình và giá cả phù hợp cho từng loại đối tượng như chương trình cho khách có thu nhập cao, khách có thu nhập thấp, cựu chiến binh, khách công vụ, sinh viên học sinh,... đi theo hình thức tập thể. Đặc biệt chú trọng khách hàng mục tiêu là các du khách có thu nhập hoặc khả năng chi tr ả cao.

3.4.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch

Theo hướng đa dạng hoá kết hợp du lịch văn hoá – lịch sử, làng nghề truyền thống và du lịch sinh thái.

- Nắm bắt cơ hội để phát triển “du lịch xanh” khi xu hướng du lịch này đang ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi hơn trên toàn c ầu.

- Tạo ra và ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch kết hợp giải trí và giáo dục truyền thống yêu nước.

- Hình thành và phát huy các sản phẩm liên kết của từng khu vực tạo sức cạnh tranh cao cho các chương trình du lịch tổng hợp.

- Phát triển du lịch nhưng đồng thời cũng tìm hướng ra cho các sản phẩm thủ công là những sản phẩm phục vụ cho du lịch, có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng để thu hút du khách mua về làm quà, cũng có thể mang ra tiêu thụ ở ngoài thị trường không phải thị trường du lịch.

3.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo một đội ngũ lao động chắc chuyên môn, vững tay nghề từ cấp quản lý đến đội ngũ hướng dẫn viên, chủ yếu khuyến khích cư dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch.

3.4.4. Phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật

Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch: giao thông, nhà hàng, hệ thố ng nhà vệ sinh,…

Đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng có cơ sở vật chất tiện nghi đầy đủ có thể đáp ứng nhu cầu của du khách.

3.4.5. Phát triển các tuyến du lịch liên vùng

Kết hợp với các tuyến du lịch khác c ủa tỉnh và các tỉnh trong khu vực để tạo ra sự đa dạng trong điểm đến, kéo dài thời gian du lịch của du khách.

3.4.6. Định hướng đầu tư

- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành: khách s ạn, các khu du lịch tổng hợp có chất lượng cao, cơ sở vui chơi giải trí và cung cấp các dịch vụ bổ sung đạt tiêu chuẩn quốc tế, các cơ sở đào tạo, tuyên truyền quảng bá du lịch.

- Đầu tư cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng đ ạt chất lượng cao, đặc biệt là trong các khu du lịch. Đầu tư phát triển các điểm dịch vụ dọc các tuyến du lịch và các đầu mối giao thông.

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo để làm tăng giá trị tài nguyên và môi trường sinh thái cho các khu khai thác du lịch.

- Đầu tư phục hồi, phát triển các lễ hội nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của lễ hội.

- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ - khoa học trong quản lý và kinh doanh du lịch.

- Đầu tư cho nghiên cứu ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong hoạt động khai thác phát triển du lịch.

3.4.7. Bảo vệ môi trường

Phát triển du lịch nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai, không làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)