Phát triển du lịch với văn hóa - xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp du lịch để thường xuyên tổ chức thống kê, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực du lịch của ngành, từ đó đề xuất kế hoạch, chương trình hành động cụ thể cho từng giai đoạn nhằm nâng cao năng lực cho lao động của ngành sát thực tế, phù hợp tâm tư nguyện vọng của người lao động trong ngành. Đồng thời có chính sách ưu đãi, khuyến khích đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ về làm việc tại đây, đặc biệt là người dân địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên liên kết với cơ sở đào tạo nghề du lịch để định hướng công tác đội ngũ cán bộ quản lý, lao động trong các doanh nghiệp du lịch đúng nhu cầu. Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ ngành Du lịch Việt Nam, lãnh đạo địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội có liên quan để thu hút vốn đầu tư cho ho ạt động đào tạo này.

Nhóm giải pháp dành cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch - Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động - Đào tạo, bồi dưỡng lao động cho ngành du lịch

- Ban hành và hướng dẫn chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần cho lao động

Nhóm giải pháp dành cho các doanh nghiệp

- Chuyên nghiệp hóa công tác quản trị nhân sự trong tất cả các khâu

- Tạo điều kiện thuận lợi và động viên, khuyến khích người lao động lành nghề chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đào tạo nhân lực du lịch

Nhóm giải pháp dành cho các cơ sở đào tạo - Rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và tuyển dụng

- Tiếp tục khai thác các nguồn vốn để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch

- Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để khuyến khích đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý, lao động lành nghề, chất lượng cao, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đào tạo.

- Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học viên được thực tập và có cơ hội nghề nghiệp tốt sau khi tốt nghiệp.

- Khai thác các hình thức liên doanh, liên kết hiệu quả trong đào tạo nhân lực du lịch, nhất là hợp tác đào tạo quốc tế.

- Đảm bảo thực hiện đào tạo liên thông từ thấp đến cao để người lao động có cơ hội nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, tạo sinh kế bền vững.

Nhóm giải pháp dành cho người lao động

- Thay đổi nhận thức về thang bậc giá trị xã hội và định hướng nghề nghiệp để lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp năng lực bản thân và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Nổ lực học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Xây dựng ý thức đạo đức, thái độ, tác phong phù hợp với yêu cầu ngành nghề.

Nhóm giải pháp dành cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp

- Phát huy vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp ở các mảng công tác như bảo vệ quyền lợi thành viên, hỗ trợ bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao tay nghề.

- Kiến nghị cơ quan có chức năng ban hành các chủ trương chính sách phù hợp để phát triển ngành du lịch nói chung và nguồn nhân lực du lịch của tỉnh nói riêng.

- Tham gia hoặc trực tiếp tổ chức các cuộc thi tay nghề để khuyến khích, động viên tinh thần người lao động.

3.6.2.2. Phát triển du lịch gắn kết với cộng đồng địa phương - Gia tăng sự hiểu biết về phát triển du lịch cộng đồng.

- Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch.

- Đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng vào các hoạt động du lịch - Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển cộng đồng

- Đảm bảo sự tham gia giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch

3.6.2.3. Tăng cường công tác quản lý

Nâng cao vai trò quản lý của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các địa phương.

Phối hợp tốt với các hiệp hội du lịch các địa phương và Hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường công tác quản lý phát triển theo quy hoạch. Chú trọng công tác thống kê và xây dựng hệ thống thông tin quản lý du lịch.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục phân cấp mạnh hơn nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật; tăng cường thực hiện quy chế dân chủ, công khai minh bạch thông tin về quản lý nhà nước để nhân dân cùng tham gia giám sát và thực hiện.

3.6.2.4. Lễ hội và du lịch

Lễ hội trong khuôn khổ của mình vẫn khiêm tố n ẩn chứa tiềm năng du lịch. Vấn đề là làm sao biến những tiềm năng ấy trở thành sản phẩm của ngành du lịch non trẻ Gò Công. Đây có lẽ là bài toán mà tác giả không có tham vọng đưa ra lời giải cuối cùng. Chỉ xin góp những ý kiến về hướng bảo tồn và khai thác những giá trị văn hóa của lễ hội đối với ngành văn hóa - du lịch hiện nay:

- Trước tiên, để khai thác lễ hội phục vụ mục đích du lịch phải gắn kết với ngành văn hóa thông tin, chủ động nghiên cứu, giới thiệu đầy đủ khoa học cả về “bề nổi” lẫn

“chiều sâu” cơ tầng văn hóa tín ngưỡng cổ còn tàng ẩn trong lễ hội.

- Xây dựng tuyến du lịch hợp lý theo nhóm di tích như luỹ Pháo Đài, Đám lá tối trời, Đền thờ Trương Định, Lăng Hoàng gia, Nhà Đốc phủ Hải, Mộ và đền thờ Trương Định,... hoặc kết hợp du lịch sinh thái để đáp ứng nhu cầu của du khách. Sớm hoàn thành quy hoạch “ Biển Gò Công”.

- Trang bị đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ am hiểu lịch sử văn hóa địa phương.

- Khuyến khích các dịch vụ phục vụ lễ hội, bán hàng lưu niệm và đ ặc sản địa phương (mắm tôm chà, mắm tôm chua, rượu sơri, mãng cầu, dưa hấu,...)

Như vậy, tất cả hình thức giải pháp trên nếu kết hợp tổ chức tốt, đồng bộ thì sẽ có kết quả cao trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa trong lễ hội.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch cộng đồng khu vực gò công tỉnh tiền giang đến năm 2020 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)