Thực trạng ô nhiễm ánh sáng ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu ô nhiễm ánh sáng (Trang 37 - 43)

Chương III: Thực trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng

1. Thực trạng ô nhiễm ánh sáng

1.2 Thực trạng ô nhiễm ánh sáng ở nước ta hiện nay

Hiện nay, Việt Nam có tỉ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt chiếm tỉ lệ 41,7%.

Trong khi đó tỉ lệ này ở các nước chiếm 15-23%. Vân Nam - Trung Quốc: 12-13%, Hàn Quốc: 14,4%, Đài Loan: 21,7%, Thái Lan: 22%, Ba Lan: 22,5%.[12] Tỷ lệ điện dùng cho ánh sáng sinh hoạt cao là một yếu tố chính gây mất cân đối của hệ thống điện trong giờ cao điểm, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đầu tư hệ thống điện. Điện sử dụng cho chiếu sáng chiếm một tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng là do khả năng tiếp cận với nguồn điện quốc gia ngày càng mở rộng trong cả nước, do đời sống dân cư ngày càng được nâng cao và quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ.

Thực tế cho thấy, con người đang quá lạm dụng vào nguồn ánh sáng từ bóng đèn điện. Ở những thành phố lớn, những chiếc đèn đường sáng rực, đèn cao áp chiếu sáng công trường, những biển hiệu quảng cáo... đã tạo ra một nguồn ô nhiễm vô hình, một sát thủ trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Những đô thị đang bị ô nhiễm ánh sáng là thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh……

Ở TP.Đà Nẵng: Với những con đường Đà Nẵng cách đây 7 năm, khi các kỹ sư Công ty Điện chiếu sáng đặt ra vấn đề tiết kiệm điện năng trên đường phố Đà Nẵng, nhiều người cho rằng không cần thiết. Lý do là người ta “muốn” Thành phố nhiều ánh sáng hơn vào đêm, rực rỡ với ánh đèn. Không ai nghĩ rằng quan niệm này đã nảy sinh một nguy cơ cho đô thị Đà Nẵng: ô nhiễm ánh sáng. Với những con đường Đà Nẵng, tiêu chí tiết giảm nguồn điện dư thừa, tổ chức luồng sáng công cộng có định hướng là rất cần thiết. Ngay khi vừa tiếp xúc để cung cấp các sản phẩm chiếu sáng cho đô thị Đà Nẵng gần 4 năm trước, những chuyên gia tư vấn của Tập đoàn Schréder (Bỉ) đã đưa ra cảnh báo “ô nhiễm ánh sáng” cho đô thị trẻ này. Và mới đây, tại hội thảo chuyên đề về chiếu sáng đô thị, Schréder lại tiếp tục bày tỏ nỗi lo của mình về hiện trạng Đà Nẵng mất cân đối ánh sáng và khả năng ô nhiễm ánh sáng cục bộ. Theo diện tích bình quân và mật độ xây dựng hiện có, Đà Nẵng đang đối diện hiện trạng mất cân đối phân bổ nguồn sáng ban đêm, nơi quá thiếu ánh sáng và nơi quá dư thừa. Cộng hưởng cả 2 điểm này, là nạn ô nhiễm ánh sáng gia tăng. Theo phân tích của các nhà chuyên môn, khi di chuyển trên đường phố Đà Nẵng về đêm, hầu hết người tham gia giao thông đều gặp phải 2 trở ngại.

Thứ nhất là bị chói mắt do phương tiện ngược chiều rọi vào mặt mà nguồn sáng xung

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 33

quanh không xóa được, chủ yếu vì đèn chiếu sáng công cộng không đủ mạnh. Thứ hai là bị lẫn tầm nhìn do nguồn sáng cấp không đủ, không đều giữa các luồng chiếu sáng khác nhau: đèn của các tòa nhà, đèn đường, đèn xe... Cả 2 đều gây ra hiện tượng “quáng gà”

cho người tham gia giao thông, khiến tai nạn dễ xảy ra. Đó là chưa kể đến nạn lãng phí điện năng và lạm dụng ánh sáng nhân tạo làm ô nhiễm không gian. Cũng như nhiều đô thị lớn khác, mấy năm qua Đà Nẵng đã sử dụng các loại đèn chiếu sáng cường độ mạnh, thiếu tập trung, nhất là đèn chiếu sáng công cộng có mức độ quang học phát tán lớn. Dễ thấy hơn cả là các loại đèn trang trí, quảng cáo hiện nay vừa manh mún cục bộ, vừa dùng nhiều loại đèn chiếu hắt lên trời, kể cả đèn pha dùng trong chiếu sáng thể thao. Các tòa nhà cao tầng, nhà ở liền kề mặt phố cũng sử dụng rất nhiều nguồn sáng thiếu chủ đề, phát sáng ngoài phạm vi cần thiết, sử dụng quá nhiều bóng điện ở một phạm vi nhỏ... Các loại đèn hình ống với độ phát quang thiếu tập trung vẫn được sử dụng nhiều. Tất cả đã cộng hưởng, tạo một quầng sáng mạnh trên bầu trời Đà Nẵng hằng đêm, làm ô nhiễm không gian và tầm nhìn thành phố - hiện tượng mà các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Bảo vệ bầu trời đêm thế giới (IDA) kịch liệt phê phán. [8]

Còn ở TP.Hồ Chí Minh,trên nhiều tuyến đường của trung tâm thành phố ánh sáng giữa hệ thống đèn chiếu sáng xung đột với đèn trang trí, quảng cáo, gây nên sự hỗn độn và ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do các hộ kinh doanh trên các mặt tiền đường muốn cơ sở của mình thật bắt mắt, nổi trội đã sử dụng đèn chiếu sáng quá mức. Sự chạy đua giữa các hộ kinh doanh, khiến những bảng quảng cáo được trương lên ngày càng lớn và chiếm nhiều diện tích lề đường.

Hình 20: Thành phố Đà Nẵng về đêm [8]

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 34

Hình 21: Đèn thắp sáng từ trong đến ngoài

Hình 22: Một trung tâm thương mại trên đường Nguyễn Huệ được bao phủ bởi vô số bóng đèn màu tím

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 35

Theo các nhà khoa học, năng lượng phát sinh từ việc chiếu sáng ban đêm làm tăng một lượng lớn khí CO2 và các loại khí nhà kính khác. Hơn nữa, nó còn góp phần vào hiệu ứng ấm lên của trái đất. Tất cả đều do nhu cầu lãng phí về năng lượng ánh sáng của con người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, ánh sáng không cần thiết và thiết kế thiếu hợp lý được coi là một dạng ô nhiễm. Trong một thế giới ngày càng hiện đại hơn, dạng ô nhiễm này đang tác động đến chúng ta một cách âm thầm. Nó chính là một "sát thủ thị lực" đáng sợ đối với con người. Ở những thành phố lớn, người ta thường xuyên không ngủ được, đồng hồ sinh học bình thường trong cơ thể con người đã bị đảo lộn.

Dù chưa xác định được chính xác lượng ánh sáng tiếp xúc về đêm bao nhiêu thì được xem là quá mức, nhưng các nhà khoa học có thể đưa ra khẳng định về những căn bệnh liên quan đến ánh sáng thường phổ biến ở những xã hội công nghiệp hóa. Nghiên cứu của trường đại học Haifa (Israel) kết luận, phụ nữ sống ở những vùng đô thị nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 73% so với những phụ nữ ở những nơi tận dụng chiếu sáng tự nhiên. Hiện nay WHO đã thêm các hoạt động liên quan đến rối loạn nhịp sinh học vào danh sách các yếu tố gây ra bệnh ung thư.

Trong khi đó, ô nhiễm ánh sáng từ các bóng đèn màu sắc sặc sỡ (còn gọi là ô nhiễm ánh sáng màu) không những tạo ra bất lợi đối với mắt mà còn gây rối loạn cho thần kinh, khiến cho con người dễ xuất hiện các triệu chứng choáng váng chóng mặt, khó chịu trong người, buồn nôn, mất ngủ, mất tập trung, cơ thể mệt mỏi, cáu gắt thường xuyên, buồn phiền... Theo nghiên cứu, nếu như bị các tia tử ngoại sinh ra bởi các bóng đèn ánh sáng màu trong sân khấu chiếu xạ trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy máu mũi, rụng răng, đục thủy tinh thể, thậm chí dẫn tới bệnh máu trắng và các bệnh nguy hiểm khác.

Nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm ánh sáng chính là kính gương. Kính gương được sử dụng phổ biến bởi sự mỹ quan, cách nhiệt tốt, trọng lượng nhẹ. Các kiến trúc cao tầng một thời dùng loại kính này để tăng tính thẩm mỹ cho các tòa nhà. Tuy nhiên, hậu quả rõ nhất do kính gương mang lại là sự phản xạ ánh sáng, gây nguy hiểm cho người lái xe.

Các vụ tai nạn giao thông tăng lên đáng kể từ khi kính gương là vật liệu chính lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng trong thành phố. Không những thế, nhiệt độ tại các thành phố này cũng tăng cao hơn so với các vùng nông thôn hay tỉnh lẻ. Một thời gian khá dài, người ta không hiểu vì sao nhiệt độ thành phố lớn lại cao đến vậy hay sức khỏe con người giảm sút rất nhiều, tỉ lệ ung thư tăng lên một cách rõ rệt.

Mặc dù hiện nay có rất nhiều nguồn tin phản ánh về vấn đề ô nhiễm ánh sáng. Tuy nhiên, thực trạng ở nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí, nhất là ở khu vực công cộng, trụ sở cơ quan, chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng bán hàng; nhiều đường phố, điện chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiều phòng làm việc

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 36

buông rèm và bật đèn, không tận dụng ánh sáng tự nhiên; đèn quảng cáo bố trí quá nhiều và phần lớn dùng bóng đèn tròn sợi đốt. Ở nhiều thành phố lớn, đèn trang trí được treo trên cây, số lượng đèn nhiều làm sáng rực cả khoảng không gian. Nhiều nơi mắc đèn ngõ xóm bằng bóng dây tóc nóng sáng 100-300W, hiệu suất chiếu sáng của bóng đèn kém, ánh sáng không đều, chỗ sáng chỗ tối, gây lãng phí điện.

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 37

Hình 23: Một số hình ảnh của các tòa cao ốc ở Sài Gòn đang bị ô nhiễm ánh sáng

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 38

Một phần của tài liệu ô nhiễm ánh sáng (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)