Giải pháp tổng thể

Một phần của tài liệu ô nhiễm ánh sáng (Trang 48 - 53)

Chương IV: Định hướng, giải pháp

2.1 Giải pháp tổng thể

Để giải quyết vấn đề cấp bách này, các nhà khoa học ở một số quốc gia đã chuyển sang biện pháp sử dụng "màu sinh thái". "Màu sinh thái" là những màu sắc đem lại cảm giác dễ chịu cho đôi mắt, không gây phản quang hay ảnh hưởng đến sức tập trung của thị giác.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn khuyến khích mọi người nên sử dụng đèn có lồng cách nhiệt, giảm công suất chiếu sáng ngoài trời. Bóng đèn có lồng cách nhiệt (thường là lồng kính) tốn ít công suất và giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Trong 5 năm qua, hãng Philips nổi tiếng đã đầu tư khoảng 400 triệu euro vào "công nghệ ánh sáng xanh", không gây ô nhiễm. Theo ước tính, nếu thay thế tất cả những bóng

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 44

đèn "tiêu chuẩn" đang sử dụng tại châu Âu bằng loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng mới, thì lượng khí thải nhà kính carbon dioxide có thể giảm 28 triệu tấn một năm, tương đương 50 triệu thùng dầu hỏa.

Tại Anh, dự án "ánh sáng đô thị" trị giá 100 triệu bảng đang được tiến hành tại thành phố Leeds để thay thế 80% ánh sáng đường phố trong 5 năm. Đây là dự án cải tạo, chống ô nhiễm ánh sáng lớn nhất ở Anh, mà mục tiêu là thay thế ánh đèn vàng vọt bằng ánh sáng trắng thân thiện với môi sinh và tiết kiệm hơn 20% điện năng.

Để tiết kiệm năng lượng tại các khu đô thị có tốc độ phát triển cao, thành phố Hà Nội đã tổ chức 2 cuộc thi là “Tòa nhà hiệu quả năng lượng” và “Tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà”, thu hút được 300 đơn vị trên cả nước tham gia với 92 hồ sơ vào vòng chung khảo. Đã có 54 đơn vị đoạt giải cùng trên 1.000 giải pháp được áp dụng thành công, tương đương 1.170 tỷ đồng và giảm phát thải 184.500 tấn CO2.

Hình 24: Công trình đoạt giải Tòa nhà hiệu quả năng lượng năm 2013 là một siêu thị tại Dĩ An, Bình Dương. Với thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, công trình đã nhận được chứng chỉ LEED Vàng của Hội đồng công trình xanh Hoa Kỳ và chứng chỉ LOTUS Bạc của Hội đồng công trình xanh Việt Nam.

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 45

Một số dự án điện mặt trời đã đƣợc lắp đặt tại Việt Nam:

Hình 25: Dự án điện mặt trời nối lưới đầu tiên ở Việt Nam trên nóc tòa nhà Bộ Công Thương. Dự án có công suất 12kWp gồm 52module x 230Wp.Sử dụng pin của hãng SolarWorld. Do Cộng Hòa Liên Bang Đức tài trợ, công ty Altus của Đức và Trung tâm Năng lượng mới Đại Học Bách Khoa Hà Nội kết hợp triển khai. [10]

Hình 26:Dự án phát điện hỗn hợp Pin mặt trời- Diesel ở thôn Bãi Hương, Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Dự án gồm có 166 tấm pin mặt trời công suất 28KW và 2 máy phát có tổng

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 46

công suất 20KW do Công ty Systech lắp đặt. Tổng vốn đầu tư 412.000USD trong đó chính phủ Thụy Điển tài trợ 332.000USD, còn lại do tỉnh Quảng Nam đầu tư. [10]

Hình 27: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Tổng công suất 154KW [10]

Bên cạnh sự lãng phí điện của một số quốc gia hay một số vùng thì cũng có không ít nơi đang chịu hậu quả của việc thiếu điện. Ở một số nước, đứng trước tình trạng thiếu điện chiếu sáng, chính quyền địa phương đã áp dụng các biện pháp mạnh nhằm tập trung điện cho sản xuất, hạn chế sử dụng điện lãng phí:

- Tại Trung Quốc, điện thiếu nghiêm trọng, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn ở Trung Quốc đều phải tiết giảm điện, như: TP Bắc kinh có 5.000 xí nghiệp đã phải nghỉ luân phiên do cắt điện. Các giải pháp để hạn chế tình hình thiếu điện của Trung Quốc là phấn đấu đạt tỷ lệ tiết kiệm điện ít nhất là 8% trong toàn xã hội, đối với các công trình xây dựng thì tỷ lệ này là 10%. Tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, tuy có tỉ lệ điện ánh sáng sinh hoạt 12% nhưng vẫn quy định hạn chế sử dụng máy điều hoà nhiệt độ.

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 47

Hình 28: Tòa nhà dùng năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới nằm ở Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

- Tại Thái Lan, Thủ tướng kêu gọi sự hợp tác của người dân trong chiến dịch tắt bớt đèn không cần thiết trong vòng 5 phút từ 20h45’ mỗi ngày, ngoài ra người dân nên tắt máy điều hòa nhiệt độ 1 giờ/ngày trong giờ ăn trưa và các hộ dân tắt một bóng đèn trong 1giờ/ngày, Thái Lan sẽ tiết kiệm được 620 triệu bath/năm (tương đương 246 tỷ đồng Việt Nam). [4]

Hình 29: Dự án điện năng lượng mặt trời lớn nhất Đông Nam Á hòa lưới điện. Dự án được xây dựng tại tỉnh Bang Pa-In, Ayutthaya, cách thủ đô Bangkok, Thái Lan 40km,

GVHD: Lê Văn Nhạn SVTH: Bùi Thị Mỹ Lê 48

thuộc sở hữu của Công ty Dầu khí Bangchak(BCP). Dự án sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời hiệu suất cao của hãng Suntech và được xây dựng theo phương thức đấu thầu chìa khóa chao tay (EPC ) với đối tác Công ty Solartron.

- Tại thủ đô Jakarta (Indonesia), Công ty Điện lực quốc gia cũng đang kêu gọi người dân tắt bớt ít nhất 2 bóng đèn trong giờ cao điểm từ 17giờ - 22giờ.

Một phần của tài liệu ô nhiễm ánh sáng (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)