3.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.
3.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 năm 2015 3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành thực hiện tại thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên và hoàn thành báo cáo tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
3.3.2. Xây dựng bản đồ điều tra đất đai cho thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
3.3.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm và hệ thống biểu kiểm kê theo quy định
3.3.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
- Thu thập các tài liệu bản đồ, hồ sơ địa chính, … có chứa đựng các dữ liệu về đất đai của thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
- Thu thập các căn cứ pháp lý về diện tích đối với các trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa sang mục đích khác trong giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn thị trấn.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra, khảo sát thu thập số liệu đất đai trên thực địa về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn Vị Xuyên dựa trên tài liệu điều tra chủ yếu là bản đồ điều tra đã được xây dựng có sự đối soát trên thực địa:
+ Điều tra, đối soát đường địa giới hành chính và mốc giới do thị trấn quản lý trên thực địa; Điều tra khoanh vẽ, đối soát thông tin đất đai của các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, trạm y tế, trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp,….);
+ Điều tra, đối soát thông tin về đất đai của những thửa đất được sử dụng vào mục đích đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị trấn (kiểm tra đối soát về ký hiệu mã đất, diện tích, loai đối tượng, sử dụng kết hợp đa mục đích…giữa bàn đồ điều tra với thực địa);
+ Điều tra tình hình sử dụng đất của các của các tổ chức trên địa bàn thị trấn theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ranh giới, diện tích đã đưa vào sử dụng, diện tích chưa đưa vào sử dụng,…)
+ Điều tra, đối soát thông tin về diện tích đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp (loại đối tượng quản lý, sử dụng; sử dụng kết hợp đa mục đích,…);
+ Điều tra, đối soát và phát hiện những trường hợp sử dụng sai mục đích,…
3.4.3. Phương pháp xây dựng bản đồ điều tra
3.4.3.1. Thu thập các loại tài liệu, bản đồ chuyên dụng về đất đai
+ Thu thập các loại bản đồ, tài liệu, dữ liệu để xây dựng bản đồ điều tra khoanh vẽ.
+ Thông tin hiện trạng sử dụng đất để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai cấp xã
được thu thập bằng phương pháp điều tra, khoanh vẽ từ hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai, hồ sơ thanh tra, kiểm tra sử dụng đất đã thực hiện ở các cấp trong kỳ, kết hợp điều tra thực địa để rà soát chỉnh lý khu vực biến động và khoanh vẽ bổ sung các trường hợp sử dụng đất chưa thể hiện trên tài liệu bản đồ sử dụng để điều tra kiểm kê.
3.4.3.2. Xây dựng bản đồ khoanh vẽ từ các loại bản đồ đã thu thập - Được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ghép và sửa lỗi bản đồ tổng
Bước 2: Tạo topology và đưa thông tin thửa đất lên bản đồ điều tra Bước 3: Chỉnh lý biến động theo các quyết định thu hồi đất, giao đất.
Bước 4: Tạo khoanh đất từ thửa đất và đưa thông tin lên bản đồ điều tra Bước 5: Vẽ khung bản đồ điều tra.
3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 và hệ thống bảng biểu theo quy định.
3.4.4.1. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 - Được thực hiện như sau:
Bước 1: Từ bản đồ điều tra khoanh vẽ đã chỉnh sửa biến động ta tiến hành tô màu theo mã loại đất.
Bước 2: Vẽ nhãn loại đất theo nhãn của bản đồ điều tra.
Bước 3: Vẽ nhãn thông tin ghi chú, địa danh, các tổ chức, cở sở sản xuất.
Bước 4: Tạo khung bản đồ và bảng chú thích.
3.4.4.2. Xây dựng hệ thống bảng biểu theo quy định và yêu cầu của công tác kiểm kê năm 2014
Từ số liệu xuất ra từ bản đồ điều tra khoanh vẽ và số liệu thu thập được, tiến hành xây dựng hệ thống bảng biểu theo quy định và yêu cầu của công tác kiểm kê đất đai năm 2014 tại Thông tư 28/TT-BTNMT.
3.4.5. Phương pháp so sánh, phân tích viết báo cáo
Từ số liệu điều tra thu thập về hiện trạng sử dụng đất năm 2014, tiến hành so sánh, đối chiếu với dữ liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của thị trấn Vị Xuyên, từ đó làm cơ sở phân tích tình hình biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2015.
PHẦN 4