Điều kiện bảo hiểm

Một phần của tài liệu Luận văn bàn về công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiển hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo (Trang 20 - 24)

Chương I: Khái quát chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển

III- Nội dung chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển

4. Điều kiện bảo hiểm

Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bảo hiểm bồi thường.

Hiện nay, điều kiện bảo hiểm áp dụng trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động thương mại quốc tế là các điều kiện bảo hiểm của viện những người bảo hiểm London (InStitute of London Underwriter - ILU) soạn thảo.

Ngày 1/1/1963 ILU soạn thảo và xuất bản 4 điều kiện bảo hiểm hàng hoá (ICC-1963) là: điều kiện bảo hiểm hàng hoá Mọi rủi ro (AR); điều kiện bảo hiểm hàng hoá Tổn thất riêng (WA); điều kiện bảo hiểm hàng hoá miễn tổn thất riêng (FPA); và một điều khoản bảo hiểm hàng hoá đi kèm là điều khoản bảo hiểm đình công, náo loạn và bạo động dân sự.

Sau một thời gian áp dụng ICC -1963 nổi nên một số nhược điểm đòi hỏi phải có sự đổi mới. Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản một số điều kiện bảo hiểm mới (ICC-1982) thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ (ICC -1963). ICC -1982 gồm 3 điều kiện bảo hiểm chính là điều kiện bảo hiểm A (ICC-A); điều kiện bảo hiểm B (ICC - B); điều kiện bảo hiểm C(ICC - C) và hai điều kiện bảo hiểm đi kèm là điều kiện bảo hiểm chiến tranh IWC và điều kiện bảo hiểm đình công ISC. So với ICC -1963, ICC -1982 trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn và khắc phục được sự mập mờ trong ngôn từ.

ở nước ta hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sử dụng ICC -1982 để xây dựng quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển cho mình. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ban hành " Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển" - (QTCB - 1998) thay thế cho QTC 1995

* Điều kiện bảo hiểm C (ICC C)

Các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện nay bao gồm:

- Tổn thất hay tổn hại của hàng hoá đựơc bảo hiểm có nguyên nhân hợp lý do cháy nổ, tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật, đâm va, dỡ hàng tại cảng lánh nạn.

- Tổn thất chung.

- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi.

Các rủi ro loại trừ bao gồm:

- Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm - Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm,

- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.

- Tổn thất hoặc tổn hại do đóng gói bao bì không đủ điều kiện, không thích hợp.

- Tổn thất hoặc tổn hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ.

- Tổn thất hoặc tổn hại do không trả được nợ hoặc thiểu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản lý, người thuê tàu hoặc người khai thác bảo hiểm.

- Tổn thất hoặc tổn hại do việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh nào có dùng phản ứng hạt nhân, phản ứng hoá học, chất phóng xạ….

- Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ đối tượng nào.

- Tổn thất xẩy ra do chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, hành động thù địch tịch thu, bắt giữ…

- Tổn thất do mìn, thuỷ lôi, bom và các loại vũ khí chiến tranh.

- Tổn thất được gây ra bởi đình công, nổi loạn…

- Tổn thất xẩy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị

* Điều kiện bảo hiểm B (ICC B)

Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ ở trên, người bảo hiểm còn bồi thường tổn thất hay tổn hại đối với hàng hoá được bảo hiểm do động đất, núi lửa, sét đánh, bị nước cuốn khỏi tàu, nước biển, nước

sông xâm nhập vào hầm tàu hoặc nơi đề hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ.

* Điều kiện bảo hiểm A (ICC A)

- Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hoá, chỉ trừ những rủi ro loại trự theo quy định.

* Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.

Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hoá do:

- Chiến tranh nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột chính trị xẩy ra từ những biến cố hoặc bất kỳ hành động thù địch nào.

- Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ.

- Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác.

- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

* Điều kiện bảo hiểm đình công

Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do:

- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn.

- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị.

- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn

Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công.

Một phần của tài liệu Luận văn bàn về công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiển hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở công ty bảo (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)