2.3. Phương pháp dạy học văn học dân gian
2.3.2. Dạy học văn học dân gian gắn với phương pháp so sánh loại hình
Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chúng ta đã nhận ra vai trò rất to lớn của phương pháp so sánh loại hình trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy VHDG. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã có dịp tiếp xúc và kế thừa những thành tựu của phương so sánh Folklore phương Tây trong công tác nghiên cứu về VHDG Việt Nam cũng như góp phần vào việc cải tiến phương pháp dạy học VHDG như hiện nay.
Vậy, dạy học VHDG gắn với phương pháp so sánh loại hình là như thế nào?
Như đã trình bày ở các phần trước, VHDG vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế. Do đó, tác phẩm lúc mới hình thành chỉ là một truyện có môtíp rất đơn giản, nhưng trong quá trình lưu truyền, nó đã có sự cộng hưởng với các nguồn văn hóa khác nhau dẫn đến việc xuất hiện những dị bản mang dấu ấn của một cộng đồng, một dân tộc hoặc một quốc gia nào đó. Điều này xuất phát từ những đặc trưng vốn có của VHDG. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là những dị bản của cùng một tác phẩm sẽ hoàn toàn khác nhau trong quá trình lưu truyền, mà những tác phẩm dị bản ấy vẫn giữ lại được những thứ được xem như cốt lõi, truyền thống của tác phẩm. Đó chính là sự kế thừa. Có thể nói, tính kế thừa cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của VHDG. Bất kì thể loại nào của VHDG cũng có những khuôn chung, những môtíp, công thức quen thuộc, cố định hoặc tương đối cố định khi di chuyển trong không gian, thời gian và trong suốt quá trình phát triển của thể loại đó.
Do đó, khi phân tích tác phẩm VHDG trong nhà trường phổ thông, ta cần đặt văn bản vào hệ thống dị bản để so sánh, đối chiếu, phân tích, để từ đó tìm ra được cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của văn bản được chọn giảng. Chẳng hạn khi dạy truyện cổ tích Tấm cám, GV có thể cho HS so sánh môtíp “mẹ ghẻ con chồng” trong các truyện dân gian khác mà các em được học để từ đó HS có thể thấy được những nét chung trong việc mẹ ghẻ đối xử với con chồng là sự hành hạ, đánh đập, thiên vị…Hay khi giảng dạy truyền thuyết, GV cũng cần chú ý so sánh các văn bản các văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm để HS có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng. Cụ thể, khi dạy bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, GV phải hướng HS đến việc so sánh Truyện Thần Kim Quy, Truyện rùa vàng, Truyện Loa Thành trong sách Lĩnh Nam Chích quái với văn bản được sưu tầm ở vùng Cổ Loa ngày nay. Trong quá trình so sánh, HS sẽ tìm ra đâu là cốt lõi lịch sử, đâu là phần người đời sau thần kỳ hóa thêm vào tác phẩm. Từ đó HS sẽ thấy được việc học truyền thuyết là rất thú vị và bổ ích. Ngoài ra, HS sẽ có cơ sở đúng đắn để hiểu về các chi tiết khác biệt nếu đặt văn bản vào môi trường sinh thành của nó, Bên cạnh việc giảng dạy các thể loại trên, để giảng dạy ca dao hay và thu hút sự khám phá của HS, GV nên đặt bài ca dao vào hệ thống (dị bản, chủ đề, đề tài, có cùng môtíp,…). Song song đó, GV phải khảo sát đầy đủ về nội dung của bài ca dao mình sẽ dạy thông qua việc so sánh để tìm ra cái chung. Cũng như nét riêng biệt, đặc sắc
của bài ca dao nói trên. Chẳng hạn, khi dạy bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, bài số 1 và số 2 có công thức mở đầu bằng “Thân em như…”, GV có thể cho HS về nhà sưu tầm trước thêm một số bài ca dao bằng phiếu bài tập về các bài có cùng mô thức mở đầu tương tự :
(1) “ Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
(2) “ Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”
(3) “ Thân em như miếng cau khô Người thanh tham mỏng, người thô tham dày”
(4) “ Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Các bài ca dao trên đều có chung chủ đề than thân của người phụ nữ bị lệ thuộc trong xã hội phong kiến ngày xưa. Tuy nhiên, ở mỗi bài ca dao lại mang một sắc thái riêng tùy vào hoàn cảnh của chủ thể trữ tình. Ở bài số (1) đó là lời than vãn của người phụ nữ ý thức được sắc đẹp của mình, nhưng sắc đẹp ấy lại mâu thuẫn với số phận bấp bênh trôi nổi không biết sẽ vào tay ai. Bài số (2) lại là tiếng than của người phụ nữ mặc dù có vẻ ngoài xấu xí như củ ấu gai nhưng giá trị bên trong mới là điều đáng quý. Khi đặt các bài ca dao than thân vào cùng hệ thống để so sánh không chỉ làm sáng tỏ hơn nội dung bài ca dao đang dạy mà còn giúp HS cùng một lúc thấy được giá trị của nhiều bài ca dao khác nhau. Ở thể loại truyện cười, GV có thể cung cấp thêm cho HS một số tác phẩm có cùng nội dung nói về quan tham ô, chuyên ăn hối lộ trong xã hội cũ để từ đó giúp các em hiểu rõ hơn các thế lực của đồng tiền trong xã hội phong kiến “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” trong truyện Nhưng nói phải bằng hai mày mà HS được học. Ở sử thi cũng vậy, nội dung quan trọng của thể loại này là đề tài chiến tranh giữa các bộ tộc, giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên chính vì lẽ đó mà SGK Ngữ Văn 10 đã thay thế đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây thay cho đoạn trích Đi bắt nữ thần Mặt Trời ở sách Văn học 10. Phương pháp so sánh loại hình trong nghiên cứu và giảng dạy VHDG có nhiều dạng thức khác nhau nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu
tác phẩm mà GV vận dụng sao cho phù hợp với đối tượng so sánh để tránh so sánh khập khiểng, sa đà, ... không mang lại tác dụng tích cực mà còn hao tốn thời gian.
Nếu làm tốt GV sẽ phát huy được tính tích cực của HS trong việc tìm tòi khám phá và yêu thích tác phẩm VHDG.Giới hạn so sánh trong phân tích tác phẩm văn học dựa vào cơ cấu nội tại của tác phẩm và những mối liên hệ hữu cơ vốn có của nó với cuộc sống sản sinh và nuôi dưỡng nó. Vì vậy so sánh trong phân tích văn học cũng rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao trong phương pháp so sánh thì cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Không được lấy nội dung so sánh thay thế cho việc khám phá phân tích bản thân tác phẩm, so sánh không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện, là con đường đi vào tác phẩm.
- Những liên hệ so sánh về tác phẩm không được làm đứt mối với đường dây chủ đề của tác phẩm.
- Tôn trọng tính chỉnh thể của bài văn, người phân tích không được tách hoặc chọn một từ ngữ, một chi tiết, một hình ảnh ra khỏi chỉnh thể để so sánh với những yếu tố ít nhiều có liên quan với tác phẩm rồi bình luận một cách chủ quan xa rời chủ đề của tác phẩm.
Nhìn chung, trong nghiên cứu và giảng dạy, phân tích tác phẩm VHDG thì phương pháp so sánh loại hình có thể có nhiều dạng thức khác nhau tùy theo mục đích của việc giảng dạy, nghiên cứu. Trong nhà trường THPT, tùy theo điều kiện và thời gian cho phép của từng trường mà GV có thể so sánh tương đồng, tương cận hoặc so sánh dị biệt để tìm ra cái chung cái riêng và giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Việc so sánh các dị bản trong dạy VHDG như trên là một việc làm cần thiết và nếu làm tốt, GV sẽ kích thích được trí tò mò, niềm say mê sưu tầm từ HS.
Từ đó, các em sẽ ý thức về giá trị tinh thần vô giá mà các sáng tác VHDG cũng như nhũng tâm tư, tình cảm mà các tác giả dân gian đã gửi gắm vào đó.
2.3.3. Dạy học văn học dân gian gắn với phương pháp ứng dụng khoa học liên ngành
Ngày nay, việc giảng dạy văn học nói chung và VHDG nói riêng đang được thiết kế giảng dạy theo nguyên tắc tích hợp kiến thức nhằm mục đích rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho HS. Có hai hướng tích hợp là tích hợp dọc và tích hợp ngang (tích hợp dọc là hướng tích hợp từ dưới lên, tích hợp ngang là tích hợp các phân
môn). Dạy học VHDG cũng vậy, không chỉ dạy có từ ngữ mà cần phải có sự liên hệ kiến thức về lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục.. để từ đó HS có cái nhìn tổng thể và vận dụng chúng trong giới hạn có thể. Có nghĩa là khi giảng dạy, chúng ta cần định hướng cho HS biết cách tiếp nhận vần đề trong tính chỉnh thể, toàn diện trên cơ sở vận dụng tổng thể kiến thức của những phân môn, những lĩnh vực có liên quan ở những điều kiện và phạm vi nhất định. Do đó, khi dạy VHDG, GV cần chú ý đến việc vận dụng tổng hợp các kiến thức có liên quan để đạt hiệu quả trong giảng dạy như mong muốn cũng như tạo điều kiện để HS rèn luyện khả năng liên hệ giữa các vần đề có liên quan với nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Việc vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành từ lâu đã được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong việc nghiên cứu, tiếp cận, phân tích tác phẩm VHDG, thì phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành cũng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi VHDG không chỉ đơn thuần là nghệ thuật ngôn từ như văn học viết mà nó còn có sự đan xen tổng hợp của nhiều yếu tố ngôn ngữ với các phương tiện khác. Tác phẩm VHDG ban đầu mang tính nguyên hợp.
Do đó, nó có sự gắn kết giữa tác phẩm với đời sống, gắn chặt với sinh hoạt của nhân dân và theo sát tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Hay nói cách khác, tác phẩm ra đời trong hoạt động thực tiễn của con người và sau đó là quay về phục vụ cho những sinh hoạt đời sống đó. Chẳng hạn, khi giã gạo thì tác giả dân gian có những câu hò giã gạo để cổ vũ tinh thần trong những lúc lao động cực nhọc, góp phần xua đi những căng thẳng trong lao động, giúp mọi người hăng say làm việc, mang lại hiệu quả lao động cao hơn. Ngoài ra, còn có các câu hò kéo lưới, hò kéo pháo,... Cũng đều phục vụ cho nhu cầu giảm bớt căng thăng trong lao động mệt nhọc, góp phần tạo nên một không khí lao động vui tươi và hiệu quả. Đặc biệt, tính biểu diễn hay còn gọi là tính diễn xướng là một biển hiện cụ thể của tính nguyên hợp về mặt loại hình nghệ thuật đã giúp cho những câu hát, câu hò ấy càng có sức mạnh hơn, có giá trị về mặt tinh thần nhiều hơn. Không những thế, đây chính là môi trường sinh tồn của tác phẩm VHDG, nhờ diễn xướng mà tác phẩm VHDG càng gần gũi với người đọc, với nhân dân. Có thể nói, VHDG chính là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có dân tộc học lịch sử, văn hóa, xã hội, nghệ thuật,...Tùy theo mục đích nghiên cứu của mình mà mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sẽ quan tâm đến một khía cạnh nhất định nào đó của VHDG. Ngược lại, chúng ta
cũng phải dựa vào thành tựu nghiên cứu của nhiều ngành khoa học có liên quan để phân tích, làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm . Mặt khác, tính nguyên hợp của VHDG dẫn đến tính đa chức năng của tác phẩm như: chức năng thẩm mĩ, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng sinh hoạt thực hành.... Và cũng chính từ điều này đã làm cho VHDG trở thành bộ bách khoa toàn thư về đời sống xã hội của người xưa để lại cho con cháu ngàn đời sau chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp và giá trị đích thực mà VHDG mang lại. Chẳng hạn, qua ca dao hay tục ngữ, những nhà nghiên cứu có thể tìm thấy những đúc kết về kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Qua truyền thuyết, sử thi, các nhà lịch sử lại bắt gặp trong đó các nhân vật anh hùng cứu nước của dân tộc. Hay qua truyện cổ tích, các nhà đạo đức, triết học có thể tìm thấy những triết lí nhân sinh về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức của ông bà ta trong việc giáo dục con cái, ứng xử giữa con người với con người, giữa gia đình với xã hội, .... Chính vì thế mà khi giảng dạy tác phẩm VHDG, chúng ta phải vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành để giải thích, phân tích tác phẩm cả về nội dung lẫn nghệ thuật bởi VHDG là sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ. Có nghĩa là dù khai thác tác phẩm VHDG dưới góc độ của bất cứ lĩnh vực khoa học nào, chúng ta vẫn phải rút ra nội dung ý nghĩa tổng hợp thông qua sự
“giải mã” nó theo cách tiếp cận nghệ thuật. Rõ ràng, VHDG vừa là tác phẩm nghệ thuật vừa là tác phẩm rộng hơn nghệ thuật. Do đó, khi phân tích ta cần chú ý đến toàn bộ chức năng, nội dung, ý nghĩa và tác dụng vốn có của nó. Theo Piốp, các thể loại như: truyện cổ tích, sử thi, thơ ca, nghi lễ, thần chú, câu đố, tục ngữ,... Sẽ không thể giải thích nổi nếu không sử dụng vào tài liệu dân tộc học để xác định đề tài, cốt truyện,nhân vật. Ví dụ: khi phân tích sử thi Đăm Săn, ta phải căn cứ vào những tài liệu về dân tộc học để xác định đề tài, cốt truyện, nhân vật. Hay nói cách khác, từ những tài liệu trên, ta có thể khẳng định cơ sở xã hội của sử thi là thời đại anh hùng, nó ra đời khi con người đã biết sử dụng đồ đồng - sắt, biết trồng trọt, chăn nuôi, định cư quần tụ và thường xuyên tiến hành những cuộc đấu tranh bảo vệ đất đai và mở rộng địa bàn cư trú. Đó là thời kì phụ quyền, cùng với sự ra đời của liên minh bộ tộc. Bài ca Đăm Săn đã phản ảnh trực tiếp khát vọng hào hùng của lịch sử buổi đầu hình thành các bộ tộc ở Tây Nguyên, nhưng phong phú, đẹp đẽ, phóng khoáng, cao xa hơn tạo nên tính lí tưởng và âm điệu hùng tráng của sử thi anh hùng.
Có thể hiểu được mối liên hệ giữa dân tộc học với sử thi thì ta mới có thể lí giải
thỏa đáng về những thắc mắc về tập tục, tín ngưỡng cho HS khi giảng dạy đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây ( trích sử thi Đăm Săn). Từ đó, người dạy mới tạo được sự say mê, hứng thú trong tâm lí người học qua việc giải thích đúng đắn các giá trị của văn bản cũng như đoạn trích trong SGK.
Bên cạnh đó, GV cũng cần quan tâm tìm hiểu các khía cạnh lịch sử, xã hội khi tham gia vào việc giảng dạy VHDG. Ví dụ, khi phân tích Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, GV phải đặt tác phẩm trong giai đoạn lịch sử mà nó hình thành là thời kì Văn Lang – Âu Lạc, nghĩa là khi phân tích tác phẩm này, GV cần phải gắn tác phẩm với giai đoạn lịch sử mà nó hình thành thì ta sẽ hiểu trọn vẹn giá trị của tác phẩm là nói về bài học dựng nước và giữ nước được nhìn nhận ở hai khía cạnh: nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại. Đó là bài học lớn nhất mà ta có thể rút ra từ thể loại truyền thuyết là tinh thần tự lực tự cường, phải luôn cảnh giác với kẻ thù để giữ nước và xây dựng đất nước ngày càng đẹp hơn. Thế nhưng, trước thực trạng dạy và học văn nói chung, VHDG nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chẳng hạn như việc GV thường bám vào phần Ghi nhớ trong SGK nên chỉ khai thác văn bản này ở khía cạnh phê phán dẫn đến việc HS sẽ hiểu theo SGK. Tuy nhiên điều này không phải lỗi của người GV mà cũng không phải lỗi của những người biên soạn sách. Vấn đề cần nói ở đây chính là người GV cần phải linh hoạt trong việc truyền đạt bài học, SGK là nền tảng, là những kiến thức mang cơ sở chung nhất, chính xác nhất; vì thế, điều quan trọng là phụ thuộc phần nhiều vào kiến thức và sự diễn đạt của người GV, đồng thời khả năng tìm tòi, khám phá của HS. Vì có như vậy thì GV mới có thể mang lại những gì mà truyền thuyết ấy gửi gắm. Hay khi phân tích truyện cổ tích Tấm Cám, GV cần giải thích cho HS về các môtíp trong truyện: mô típ người con riêng, mẹ ghẻ, vật báu mang lại hạnh phúc trong hôn nhân, miếng trầu, cái yếm đỏ, .... Chẳng hạn, môtíp cái yếm đỏ gắn với chiến thức về lịch sử, dân tộc học và văn hóa. Môtíp người con riêng gắn với quan hệ dì ghẻ con chồng chỉ xuất hiện khi chế độ nội tộc hôn không còn nữa mà thay vào đó là “người vợ kế gọi là mẹ ghẻ là người ngoài họ với mẹ ruột. Chế độ nội tộc hôn tan vỡ cùng quá trình chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ gia đình phụ hệ, từ chế độ công xã sang chế độ tư hữu. Người con riêng (Tấm) tượng trưng cho những người bất hạnh trong xã hội đời sau khi mà nếp sống dân chủ bình đẳng bị đánh mất theo chế độ công xã nguyên thủy” – Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương