Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học văn

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường phổ thông (Trang 53 - 59)

2.3. Phương pháp dạy học văn học dân gian

2.3.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học văn

Đọc diễn cảm không phải do chủ quan người đọc tạo nên vì M.Gorki đã từng nói: “Bng ngôn ng tiu thuyết, nhà văn có th tác động trc tiếp đến tri giác, thính giác, xúc giác ca người đọc, làm cho h cm giác được nhân vt mt cách vt cht”. Do đó, đọc diễn cảm cũng là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Đọc là quá trình làm âm vang lên những tín hiệu từ cuộc sống mà nhà văn muốn gửi gắm, từ đó kích thích quá trình tri giác, tưởng tượng và tái hiện hình ảnh nơi người đọc.

Phan Trọng Luận trong Phương pháp dy hc văn đã cho rằng nếu muốn nhập thân vào tác phẩm thì chỉ có thể bắt đầu từ việc đọc diễn cảm. Nhưng trong thực tế giảng

dạy, nhiều GV đã không đánh giá đúng vai trò của phương pháp này, mà thường hướng dẫn cho HS đọc diễn cảm văn bản một lần trước khi phân tích, thậm chí còn có GV không cho HS đọc văn bản trên lớp (chỉ yêu cầu HS tự đọc ở nhà) do không có thời gian. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao trong dạy học VHDG thì việc đọc diễn cảm phải được tiến hành song song với việc phân tích trong suốt tiết học.

Chẳng hạn với nhóm truyện dân gian, tùy theo nội dung văn bản hoặc đoạn trích mà GV có thể phân vai cho HS. Cụ thể: khi dạy đoạn trích Chiến thng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn), điều trước tiên người GV cần phải làm chính là việc phân vai và hướng dẫn cho HS nắm rõ cách đọc (ging Đăm Săn dt khoát, hùng hn, mnh m; ging Mtao Mxây thiếu dt khoát, ngp ngng xen chút lo s).

Trong quá trình HS đọc diễn cảm, GV và tất cả HS còn lại trong lớp đều phải chú ý lắng nghe và đưa ra nhận xét, góp ý, sửa chữa những chỗ đọc chưa tốt của người được phân vai. Đến bước phân tích, GV nên cho HS đọc lại những đoạn Đăm Săn đối thoại với dân làng, cảnh ăn mừng chiến thắng để các em thấy rõ hơn nghệ thuật và ngôn ngữ của sử thi. Hay khi dạy văn bản Tm Cám, GV cũng cần cho HS đọc diễn cảm trước khi phân tích văn bản và cả trong quá trình phân tích (ging Tm hin lành, yếu t; ging m con Cám độc ác, cay nghit). Thông qua đọc diễn cảm, các em sẽ nhận ra bản chất, tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm. Sang đến nhóm trữ tình dân gian, cụ thể là thể loại ca dao, việc đọc diễn cảm sẽ giúp HS thấy được vần, nhịp điệu và giọng điệu của bài ca dao. Có thể nói, đọc diễn cảm là một trong những phương pháp không thể thiếu trong quá trình dạy học văn, nhưng phải làm sao “cho vang nhc, sáng hình” thì mới đạt hiệu quả trong quá trình giảng dạy và tiếp nhận tác phẩm VHDG.

2.3.4.2. Phương pháp din ging

Đây là một phương pháp mà bất cứ người GV nào cũng biết và áp dụng trong quá trình giảng dạy. Theo giáo trình Lí lun dy hc Ng Văn của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Minh Chính,… thì diễn giảng là một phương pháp trình bày thông báo một cách có hệ thống về một vấn đề mới nào đó cho HS biết và hiểu. Và theo Nguyễn Hoài Thanh thì: “Phương pháp din ging là hot động truyn th và tiếp nhn kiến thc bng nhiu dng ngôn ng khác nhau, ch yếu là ngôn ng giao lưu, thông báo, ging gii ca người dy và ngôn ng thm ca người hc khi tư duy lĩnh hi tri thc” (Hi tho đổi mi ging dy Ng Văn

trường Đại hc Đại học Sư phạm TP HCM – Năm 2003). Do đặc điểm là chỉ truyền thụ một chiều nên đây cũng có thể là một phương pháp truyền thống có nhiều nhược điểm như: HS thụ động, mau quên và không có điều kiện phát triển ngôn ngữ; GV không thể tiếp thu được những phản hồi của HS nên không thể điều chỉnh được quá trình dạy học. Để khắc phục được những nhược điểm vừa nêu thì GV nên kết hợp với các phương pháp khác như: đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm,…. Như vậy, trong một tiết học, GV sẽ giữ vai trò là người dẫn dắt; HS sẽ đóng góp xây dựng bài học bằng việc trả lời câu hỏi, thảo luận nhóm để cùng nhau tìm hiểu và khám phá những kiến thức mới, đôi khi có những chỗ khó, HS có thể đặt câu hỏi và GV diễn giảng cho HS hiểu. Qua hoạt động này, GV sẽ nhận được phản hồi từ phía người học để có cơ sở đánh giá quá trình dạy học của mình và sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

Chẳng hạn, khi dạy thể loại truyện cười (Tam đại con gà Nhưng nó phi bng hai mày), GV nên yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà một số tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, ví dụ như: Tranh thầy đồ dạy học, tranh ông quan đang xử kiện,… Từ đó, GV sẽ bắt đầu bài học bằng việc dẫn dắt ngắn gọn những gì mà thầy và trò sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học này. Sau đó, đến phần giới thiệu đặc điểm của thể loại truyện cười, GV cho HS phân loại truyện cười và tiến hành diễn giảng để HS nắm được các khái niệm: truyện cười khôi hài, truyện cười trào phúng. Khi đi vào khám phá văn bản, ngoài việc kết hợp với các phương pháp khác, GV nên kết hợp diễn giảng gợi ý cho HS thấy được những mâu thuẫn trái tự nhiên qua các tình huống (Tam đại con gà); tính kịch và nghệ thuật chơi chữ (Nhưng nó phi bng hai mày); và cuối cùng là tìm ý nghĩa phê phán của mỗi truyện để khẳng định rõ vấn đề mà thể loại truyện cười muốn hướng tới. như vậy, diễn giảng được xem là một phương pháp truyền thống, cũ kĩ, nhưng nếu người dạy biết vận dụng có chừng mực và kết hợp linh loạt với các phương pháp giảng dạy khác thì sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình dạy học Ngữ Văn nói chung, dạy học VHDG nói riêng.

2.3.4.3. Phương pháp đàm thoi

Trong các trường THPT hiện nay, phương pháp đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi được xem là một trong những phương pháp mang tính khả thi mang lại hiệu quả dạy học tương đối tốt. Đây là một trong những phương pháp được GV sử dụng hầu hết ở cấp học và bậc học. Nói về vai trò của phương pháp này, trong tài liệu Đổi

mi gi dy hc văn trường ph thông trung hc – Trường Đại học Cần Thơ – Khoa Sư phạm – Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam đã khẳng định đặt câu hi, tr li câu hi là mt trong nhng mt quan trng trong kiu hc tp khám phá. Và ch trong quá trình bn thân HS khám phá vn đề dưới s hướng dn, t chc ca GV kiến thc mi được tiếp nhn mt cách ch động và mi tr nên bn vng”. Do vậy, với phương pháp này, các câu hỏi của GV chính là sự gợi ý, định hướng cho HS để từng bước khám phá vấn đề và hệ thống câu hỏi của một bài dạy phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: sát với nội dung tác phẩm, phải dựa trên các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu hoặc vấn đề trọng tâm của nội dung bài học.

Trong hệ thống câu hỏi, nhất thiết phải có câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở, tránh sử dụng những câu hỏi trả lời “có” hoặc “không”, cần có câu hỏi liên quan đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hình thức câu hỏi phải ngắn gọn, phù hợp với trình độ người học. Đối với những câu hỏi khó, GV có thể kết hợp với phương pháp diễn giảng để gợi ý cho tìm ra câu trả lời. khi dạy cần kết hợp các loại câu hỏi: câu hỏi phát hiện (tư duy ở mức độ thấp); câu hỏi yêu cầu phân tích, phân tích, suy luận (câu hỏi có mức độ tư duy cao). Hình thức tiến hành của phương pháp đàm thoại là GV nêu câu hỏi, HS trả lời cá nhân (đối với các câu hỏi tư duy ở mức độ thấp), hoặc thảo luận nhóm để trả lời hay thuyết trình (đối với những câu hỏi cần mức độ tư duy cao). Sau đó, GV tổng hợp ý kiến trả lời của cá nhân hoặc nhóm thảo luận, giảng giải những điểm quan trọng, mấu chốt của vấn đề, lưu bảng những ý chính câu trả lời đúng và HS ghi chép những điều mà GV vừa chốt lại.

Với hệ thống câu hỏi này, GV đã kích thích, tạo cơ hội để HS bộc lộ ý kiến, thái độ của mình trước vấn đề được đưa ra; đồng thời, rèn luyện cho HS thói quen tư duy độc lập, kĩ năng diễn đạt và sự tự tin khi trình bày trước đám đông. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên nhìn nhận rằng đây không phải là một phương pháp tối ưu vì nếu GV chỉ đặt câu hỏi và HS chỉ đưa ra câu trả lời trong suốt tiết dạy thì sẽ gây tâm lí nhàm chán cho người học và theo đó, HS sẽ cảm thấy rất uể oải, thụ động khi buộc phải trả lời câu hỏi. Vì thế, trong các trường THPT, GV nên vận dụng phương pháp đàm thoại một cách linh hoạt và kết hợp với các phương pháp khác như: đọc diễn cảm, diễn giảng, thảo luận nhóm, … để tạo không khí sinh động cho lớp học, đồng thời kích thích HS tham gia đóng góp, xây dựng bài học một cách chủ động và tích cực hơn.

2.3.4.4. Phương pháp tho lun nhóm

Thảo luận nhóm là một hình thức tổ chức dạy học trong đó các nhóm HS cùng nhau làm việc để giải quyết các nhiệm vụ học tập do GV nêu ra, từ đó rút ra bài học dưới sự hướng dẫn của GV. Hình thức học tập này đòi hỏi sự tham gia đóng góp trực tiếp và tích cực của mỗi HS vào quá trình học tập để tạo nên môi trường hợp tác giữa thầy – trò và giữa trò – trò.

Trong giảng dạy tác phẩm VHDG, GV chỉ nên chọn mỗi văn bản một câu hỏi hoặc một bài tập khó để cho nhóm HS giải quyết chứ không nên lạm dụng thảo luận nhóm trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Ví dụ khi dạy Truyn An Dương Vương và M Châu – Trng Thy, GV nên đưa ra các vấn đề có liên quan đến đặc điểm nội dung và nghệ thuật bài học như: “T nhng điu đã phân tích, em hãy cho biết đâu là “ct lõi lch s” ca truyn và ct lõi lch s đó đã được dân gian thn kì hóa như thế nào?”. Ở câu hỏi này, GV yêu cầu HS thành lập ngay nhóm bốn, năm HS để thảo luận trong vòng năm phút. Hay khi dạy đoạn trích: Uy-lít-xơ tr v(trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp), trong quá trình phân tích văn bản, GV nên yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn năm HS trong năm phút về các vấn đề sau: “Uy- lít-xơ đã bc l nhng tâm trng và phm cht gì khi tr v?”. Hay khi dạy truyện Tam đại con gà, HS nên cho HS thảo luận nhóm hai HS trong thời gian ba phút với yêu cầu: “Em hãy phân tích nhng tình hung dn đến mâu thun trái t nhiên nhân vt “thy đồ”? Ý nghĩa ca nó ra sao?”.

Nhìn chung phương pháp thảo luận nhóm đã pháp huy được tính chủ động, rèn luyện khả năng giao tiếp, khả năng tư duy, tinh thần tập thể của người học và được đánh giá là phương pháp mới trong dạy học văn hiện nay. Thế nhưng, GV cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nếu vấn đề nào cũng cho HS thảo luận thì sẽ dẫn đến tâm lí nhàm chán nơi người học và tốn nhiều thời gian không cần thiết. Vì vậy, GV cần kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy tác phẩm VHDG.

2.3.4.5. Phương pháp trc quan

Xưa nay, ông bà ta thường nói rằng “trăm nghe không bng mt thy”. Và trong quá trình dạy học hiện nay cung vậy, HS cũng sẽ không dễ dàng tin vào những điều mà GV nói nếu không được trực tiếp chứng kiến hay nhìn nhận từ thực tế. Xuất phát từ nhu cầu đó, phương pháp trực quan được đưa vào giảng dạy trong

nhà trường phổ thông. Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng các hình thức trực quan như: tranh ảnh, băng dĩa, vật thật, biểu bảng hay mô hình. Ví dụ khi dạy văn bản Chiến thng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn), tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, để minh họa cho HS thấy được những nét sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân tộc Ê-đê, GV nên cho HS xem một đoạn băng dĩa tư liệu về sử thi Tây Nguyên hay sử dụng tranh ảnh giới thiệu về những nét sinh hoạt văn hóa tiêu biểu của cộng đồng người Ê-đê, đồng thời giải thích để HS nắm được những nét chính của cộng đồng dân tộc này. Hay khi dạy văn bản Truyn An Dương Vương và M Châu – Trng Thy, để HS nắm được những nét chính trong sinh hoạt của người dân Âu Lạc ngày xưa, GV nên minh họa bằng tranh ảnh có liên quan đến truyền thuyết này như: Lễ hội đền Cổ Loa ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Hay khi dạy văn bản Tm Cám, sau khi yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm, GV nên đưa ra sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm. Vì có như vậy thì HS sẽ nắm khái quát được nội dung bài học hướng tới.

Như vậy, phương pháp trực quan cũng là một trong những phương pháp cần thiết cho việc dạy học văn mà cụ thể là trong dạy học tác phẩm VHDG. Bởi, nó có tác dụng làm quá trình giảng dạy và học tập giữa thầy vào trò diễn ra sinh động hơn, hấp dẫn hơn và thu hút hơn sự chú ý của HS khi tiếp xúc với bài học. Đồng thời, sử dụng phương pháp trực quan trong quá trình dạy học còn tạo được ấn tượng thị giác và giúp phát huy trí tưởng tượng phong phú của HS. Nếu chúng ta biết vận dụng hợp lí phương pháp trực quan và có sự kết hợp với nhiều phương pháp khác thì sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy Ngữ Văn, đặc biệt là trong việc dạy học tác phẩm VHDG ở các trường THPT hiện nay.

Trong quá trình dạy học, không có phương pháp nào là vạn năng, nghĩa là sử dụng duy nhất một phương pháp mà có được hiệu quả. Chính vì vậy, việc kết hợp, đan xen nhiều phương pháp dạy học tích cực sẽ mang lại hiệu quả một cách thiết thực hơn nữa cho việc dạy học văn, đặc biệt là dạy học tác phẩm VHDG trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường phổ thông (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)