Cốt truyện của tiểu thuyết " Trăm năm cô đơn"

Một phần của tài liệu Kết cấu cốt truyện trong trăm năm cô đơn (Trang 39 - 57)

Chơng III. Hai cốt truyện trong một kết cấu: Nét

3.1. Cốt truyện của tiểu thuyết " Trăm năm cô đơn"

Tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”- cuốn sách tôn vinh Garcia Marquez và trở thành tác phẩm văn xuôi của một tác giả Mỹ Latinh đợc đọc nhiều nhất- có một kết cấu cốt truyện rất đặc biệt. Tác phẩm này không có một cốt truyện nh phần lớn các tiểu thuyết từ trớc tới nay mà có tới hai cốt truyện. Trong “Trăm

năm cô đơn” có tới hai câu chuyện đan lồng vào nhau: câu chuyện về dòng họ Buyênđia và câu chuyện về ngôi làng Macônđô. Bản thân mỗi câu chuyện đã là một cốt truyên hoàn chỉnh với đầy đủ các thành phần: hình thành, phát triển và kết thúc. Câu chuyện về dòng họ Buyênđia đợc hình thành từ sự kiện Hôsê Accađiô Buyênđia và Ucsula Igoaran kết hôn rồi dẫn tới cái chết của Pruđênxiô

Agila. Quá trình phát triển của cốt truyện thứ nhất là quá trình chạy chốn và tự lu

đày vào cõi cô đơn để chạy trốn tội loạn luân của dòng họ này. Chuyện kết thúc khi dòng họ Buyênđia bị tuyệt diệt và sự kiện này đợc đánh dấu bằng sự kiện Aurêlianô bị kiến ăn. Bên cạnh câu chuyện về dòng họ Buyênđia là câu chuyện về ngôi làng Macônđô. Câu chuyện này đợc mở đầu bằng sự kiện đoàn ngời di c do Hôsê Accađiô Buyênđia đứng đầu, sau một thời gian tìm kiếm đã quyết định chọn một vùng đất xa xăm không đợc hứa trớc để lập nên làng Macônđô. Quá

trình phát triển của cốt truyện là quá trình vận động, tồn tại của ngôi làng.

Chuyện kết thúc khi ngôi làng bị huỷ diệt mà mốc đánh dấu của nó là trận cuồng phong dữ dội đã cuốn đi tất cả. Đây cũng là một cốt truyện hoàn chỉnh. Hai câu chuyện có sự trọn vẹn về nội dung này lại cùng đợc đặt trong một hình thức.

Hình thức đó cũng chỉ có thể có đợc sự hoàn chỉnh khi có đủ hai cốt truyện trên, tức là có sự trọn vẹn về nội dung. Nh vậy, về kết cấu cốt truyện, “Trăm năm cô

đơn” có tới hai chuyện.

3.2. Hệ thống cốt truyện Trăm năm cô đơn“ ”

Kết cấu cốt truyện “Trăm năm cô đơn” là một hệ thống hoàn chỉnh. Theo GS. Nguyễn Nhã Bản thì: "Hệ thống là một tập hợp những yếu tố có liên hệ qua lại và quy định, nơng tựa lẫn nhau, tạo thành một thể thống nhất rất phức tạp"

[40;3]. Nếu xem kết cấu cốt truyện “ Trăm năm cô đơn” là một hệ thống thì một câu truyện trong đó lại là một yếu tố có quan hệ với nhau nhằm tạo ra những giá

trị. Hệ thống cốt truyện “Trăm năm cô đơn” gồm hai yếu tố: yếu tố câu chuyện về dòng họ Buyênđia và yếu tố câu chuyện về ngôi làng Macônđô. Hai cốt truyện này, xét về quan hệ có thể đợc nhìn nhận trên nhiều phơng diện khác

nhau mà ở mỗi phơng diện lại cho ta một kiến giả riêng. Xét ở phơng diện nội dung, trong “Trăm năm cô đơn” có hai cốt truyện gắn liền với nhau và cùng song song tồn tại, phát triển. Hai câu chuyện này đợc cấu trúc một cách độc lập nhng cùng hớng đến một mục tiêu là bộc lộ một chủ đề chung của tác phẩm là nỗi cô

đơn. Nỗi cô đơn của dòng họ Buyênđia đặt cạnh “nỗi cô đơn” của ngôi làng Macônđô khiến phạm vi phản ánh của tác phẩm trở nên rộng lớn hơn rất nhiều.

Cuốn tiểu thuyết không chỉ đơn thuần phản ánh tình trạng loạn luân và nỗi cô

đơn của dòng họ Buyênđia cùng sự cô lập, khép kín, tách biệt và “cô đơn” của Macônđô. Đa vào trong tác phẩm hai câu chuyện - câu chuyện về con ngời và câu chuyện về sự vật – Marquez đã mở rộng phạm vi phản ánh của tác phẩm:

tình trạng trì trệ, lạc hậu, chậm phát triển của Mỹ Latinh và nỗi cô đơn của Mỹ Latinh. Đó là một khái quát nghệ thuật. Bản thân mỗi câu chuyện đi vào tác phẩm, dới ngòi bút của một nhà văn có cái nhìn khái quát, thì ý nghĩa phản ánh của chúng đã đợc mở rộng. Nỗi cô đơn của dòng họ Buyênđia chính là nỗi cô

đơn chung của con ngời. Nỗi cô đơn ấy luôn tồn tại trong mỗi con ngời và đó chính là tính ích kỉ. Tính ích kỉ này nh những con mọt gặm nhấm lơng tri của con ngời nếu con ngời không biết cách chế ngự nó. Nếu con ngời sống không có lí trí thì chính tính ích kỉ này sẽ trở thành chủ điều khiển hành vi của con ngời mà điều này sẽ vô cùng nguy hiểm đối với sự tồn vong của chính bản thân con ngời. Để chiến thắng đợc tính ích kỉ con ngời chỉ cần mở rộng lòng mình. Trong

"Trăm năm cô đơn”, Amaranta là nhân vật đã làm đợc điều này. Gần cả cuộc đời mình cô đã sống khép lòng để rồi đắm chìm trong nỗi cô đơn. Tình yêu sôi nổi mà cô dành cho Piêtrô Grêspi thời thiếu nữ thực chất cũng chỉ là một tình yêu mang tính ích kỉ. Vì muốn chiếm giữ Piêtrô Grêspi mà cô dùng mọi thủ đoạn để chia rẽ Rêbêca và Piêtrô Grêspi để cuối cùng dẫn đến cái chết thơng tâm của Rêmêđiôt Moscôtê. Chính vì thế mà khi có đợc tình yêu của anh rồi, Ramaranta lại tìm cách cự tuyệt. Lòng ích kỉ của cô một lần nữa lại là nguyên nhân dẫn tới sự tự tử của Piêtrô Grêspi. Dải băng đen trên tay không chỉ là biểu tợng cho sự trinh tiết của Amaranta nh suy nghĩ của Aurêlianô Hôsê mà còn là biểu tợng của

lòng ích kỉ. Chính vì cố gắng đóng khép tình cảm mà Amaranta đã từ chối với Piêtrô Grêspi và đại tá Hêrinênđô Mackêt để rồi lại rơi vào vòng loạn luân với cháu mình. Cô gái già Amaranta vì tội lỗi nên đã tự lu đày mình trong cõi cô đơn gần cả cuộc đời. Nhng đến khi cận kề với cái chết, Amaranta đã vợt qua đợc chính mình, cô thật sự đã cởi mở lòng mình, thật sự sống cho ngời khác bằng chính cái việc chuyển th cho ngời chết. Amaranta cuối cùng đã ra đi thật thanh thản. Quả thật, để thoát ra khỏi hoàn cảnh cô đơn thì chỉ cần có tình yêu là đủ.

Chúng ta thấy t tởng triết mĩ này đợc bộc lộ ở nhân vật Rêmêđiôt- Ngời đẹp. Biết bao chàng trai si mê Rêmêđiôt- Ngời đẹp và đã chết oan vì nàng. Kẻ chết gục ngoài song cửa sổ. Kẻ lao đầu từ mái nhà xuống chết tơi. Kẻ bị ngựa đá giập ngực mà chết. Lại có kẻ vì quá si mê nàng mà hoá rồ. Điều này không phải vì

Rêmêđiôt- Ngời đẹp mang theo mùi của tử thần nh ngời ta vẫn đồn đại. Trái tim của những ngời đàn ông cảm thấy mỗi bận nàng đi qua chính là tình yêu chân thành và da diết do nàng khêu gợi và đánh thức trong trái tim họ. Nhng những ngời đàn ông này không biết chọn cái chìa khoá tốt nhất để mở trái tim nàng. Họ chỉ biết tỏ tình vụng dại ngây thơ nh cái cách của viên sĩ quan, hoặc thô bạo nh cái cách của anh chàng xem trộm nàng tắm, hoặc đểu cáng nh kẻ bị ngựa đá dập ngực, hoặc quá kiểu cách nh chàng công tử từ nơi xa tới. Qua những cách tỏ tình này chúng ta thấy dù ít dù nhiều những trang nam nhi kia đều coi sắc đẹp của Rêmêđiôt- Ngời đẹp là thứ cần phải hởng thụ ngay trên thế gian này. Vì thế nàng tỏ ra ngây thơ, nàng dửng dng với mọi thứ trên đời, nàng tỏ ra là ngời không biết yêu, là ngời thấy cuộc sống thế tục không phù hợp với chính mình. Vì vậy, có thể nói cái chìa khoá tốt nhất để mở cửa tâm hồn nàng là tình yêu: “Có thể chỉ cần thứ tình cảm nguyên thuỷ và giản dị nh tình yêu la đủ để không chỉ chinh phục nàng mà còn tránh đợc nhiều nguy hiểm”[10;11].

Cùng với nỗi cô đơn của dòng họ Buyênđia trong tác phẩm còn phản ánh

“nỗi cô đơn” của làng Macônđô. Vì tính điển hình của nó nên nỗi cô đơn của Macônđô có thể là của bất kì một làng nào, một thành phố nào của Côlômbia nói riêng và của Châu Mỹ nói chung. Nhng ý nghĩa phản ánh của nó không chỉ bó

hẹp trong một ngôi làng phát triển lên thành phố mà thông qua đó, tác giả đã

phản ánh khái quát nỗi cô đơn của cả Châu Mỹ Latinh. Trong nhận thức của Garcia Marquez thì cả Châu Mỹ Latinh đang đắm chìm trong nỗi cô đơn nh Macônđô. Những con ngời sáng lập nên Macônđô đã sai lầm ngay từ đầu khi quyết định chọn một vùng đất không đợc hứa trớc để lập nên làng Macônđô.

Hôsê Accađiô Buyênđia là ngời đầu tiên nhận ra sai lầm này. Ông đã than thở với vợ mình: “Sẽ chẳng bao giờ chúng ta đi tới đâu đợc”, “chúng ta đến mục xác trong khi còn sống ở đây mà chẳng thể nào đợc hởng những lợi ích khoa học mang lại” [36,37;5]. Ông đã thai nghén một kế hoạch chuyển Macônđô đến một

địa điển thích hợp hơn. Nhng Ucsula Igoaran đã phản đối cái kế hoạch mà theo bà là “vội vàng” của ông. Sau cuộc đấu tranh thầm lặng với vợ mình, cuối cùng Hôsê Accađiô Buyênđia đã quyết định ở lại. Sự đầu hàng của ông cũng là sự bất lực của khát vọng hoà nhập cộng đồng. Macônđô đã thực sự rơi vào tình trạng khép kín, biệt lập với toàn xã hội. Ngay cả sau này, khi Macônđô đã có đợc đờng xe lửa, rất nhiều ngời từ nhiều miền đã tới đây, tính chất khép kín của Macônđô

đã bị phá vỡ phần nào thì cái bản chất cô đơn kia vẫn đợc hiện hữu trên mảnh đất này. Ngời dân nơi đây sống chỉ thu hẹp trong mối quan hệ gia đình, hoàn toàn không để ý đến thế giới bên ngoài. Minh chứng điển hình nhất cho cái luận điểm này đó là sự kiện thảm sát hơn ba ngàn ngời là chuyện thực nhng không ai tin.

Hai chứng nhân còn lại của vụ này là Hôsê Accađiô Sêgunđô và cậu bé mà anh

đã khênh lên vai đã bị loại ra khỏi xã hội. Cậu bé ấy nhiều năm sau này mỗi lần nhắc đến quá khứ đau buồn ấy thì bị coi ngay là một thằng hề. Hôsê Accađiô

Sêgunđô thì vì không ai tin mà quá hoảng sợ đã tự giam mình trong phòng cụ Menkyađêt. Anh nh một ngời bị đẩy ra hẳn cuộc sống khi mà viên sĩ quan lùng bắt con ngời trốn chạy này rọi thẳng đèn pin vào mặt anh mà không thấy gì. Chi tiết này một mặt mang tính chất huyền ảo nhng mặt khác nó lại phản ánh một thực tế: con ngời một khi không còn đợc xã hội công nhận nữa thì tồn tại cũng nh không. Sự thờ ơ của những ngời dân nơi đây đã đợc bộc lộ ngay sau vụ thảm sát khi mà Hôsê Accađiô mang cái “thân hình tiều tuỵ, đầu tóc và quần áo bê bết

những máu và chắc rằng cái thân hình ấy vừa chạm phải oai phong của thần chết” [362;5] làm minh chứng thì ngời dân nơi đây cũng không tin. Cuộc đối thoại ngắn ngủi sau đã bộc lộ rõ nhất:

“- Có lẽ đến ba nghìn ngời chứ không ít- ông nói lẩm nhẩm - Cái gì vậy?

- Những ngời chết- ông nói- Có lẽ tất cả những ai có mặt tại sân ga đều bị bắn chết hết

Với ánh mắt thơng hại bà mẹ nhìn ông vẻ dò hỏi.

“ở đây, không có nhiều ngời chết nh thế”, bà nói:

"kể từ thời mồ ma ngài đại tá, cái ông trẻ của ông ấy mà, ở Macônđô không có chuyện gì xảy ra cả” [362, 5]

Nỗi cô đơn không chỉ chế ngự ngời nhà Buyênđia mà còn ảnh hởng tới những ngời đến sống cùng họ. Nó nh thứ dịch hạch lây lan khắp Macônđô.

Rêbêca, ngời không bú sữa Ucsula Igoaran mà lớn lên nhờ ăn đất, ngời không mang dòng máu Buyênđya là ngời có trái tim yêu thơng sôi nỗi và mãnh liệt.

Con ngời này không bị di truyền nỗi cô đơn hoài nhớ của Hôsê Accađiô

Buyênđia nhng cuối cùng lại nhiễm nỗi cô đơn ấy từ chồng mình. Sau khi Hôsê Accađô chết, Rêbêca đã khoá trái cửa lại rồi giam mình trong đó. Mối liên hệ duy nhất của bà với thế giới bên ngoài là cô ngời giúp việc trung thành. Phân nửa cuộc đời bà đã tự đày đoạ mình để rồi rơi vào quên lãng. Ngoài Amaranta, ngời luôn thù ghét bà thì không ai còn nhớ tới bà. Nh vậy một ngôi làng mà trong đó toàn những con ngời sống thờ ơ với tạo vật, sống lay lắt trong nỗi cô đơn thì dẫn

đến khép kín, biệt lập là tất yếu. Và đối với những ngôi làng nh thế này thì việc bị huỷ diệt chỉ còn là vấn đề thời gian. Nh vậy, dòng họ Buyênđia bị tuyệt diệt là vì sự cô đơn và làng Macônđô cũng bị xoá sạch vết tích vì không chịu hoà nhập.

Do đó, qua tác phẩm này thông điệp mà tác giả muốn gửi tới là con ngời phải biết đoàn kết, biết yêu thơng nhau, đừng sống cô đơn và phải phá bỏ sự cô đơn.

Mặt khác, qua đó cuốn tiểu thuyết đã phản ánh sinh động hiện thực đất nớc và

con ngời Côlômbia trong một thời kì lịch sử và rộng hơn là về câu chuyện xứ sở Mü Latinh.

Xét ở một phơng diện khác thì trong kết cấu cốt truyện “Trăm năm cô

đơn”, hai câu chuyện trong “Trăm năm cô đơn” lại đợc cấu trúc đan lồng vào nhau tạo thành một thể thống nhất, toàn vẹn. Hai cốt truyện trong tác phẩm gắn bó chặt chẽ với nhau, hoà quện chặt vào nhau, tác động, chi phối lẫn nhau để cùng hớng đến một chủ đề chung là nỗi cô đơn. Mối quan hệ giữa hai cốt truyện này là mối quan hệ nhân quả: dòng họ Buyênđia chạy trốn tội loạn luân nên lập làng Macônđô- Macônđô vì tính chất khép kín nên càng đẩy dòng họ Buyênđia vào nỗi cô đơn cùng cực nên lại xảy ra loạn luân- loạn luân đẩy dòng họ Buyênđia đến tuyệt diệt và khép kín đẩy Macônđô đến huỷ diệt. Nh vậy trong tác phẩm “Trăm năm cô đơn”, dòng họ Buyênđia đã rơi vào sự tha hoá. Tha hoá là sự biến đổi tâm hồn con ngời theo chiều hớng xấu đi. Tha hoá có hai góc độ:

- Tha hoá là con ngời không đợc sống đúng với bản chất của nó, con ngời không đợc sống đúng với cuộc đời của chính nó mà phải sống nh một con ngời khác và bị con ngời thứ hai này lôi kéo đi.

- Tha hoá là con ngời sáng tạo ra một sản phẩm nào đó nhng rồi chính sản phẩm đó lại trở nên xa lạ với con ngời, nó hành hạ trở lại con ngời, nó làm khổ trở lại con ngời và con ngời trở thành nô lệ cho sản phẩm của chính mình tạo ra.

Sự tha hoá của dòng họ Buyênđia diễn ra đầy đủ trên cả hai góc độ ấy.

Những con ngời trong dòng họ Buyênđia có thừa sức mạnh cơ bắp và trí tụê, có thừa lòng dũng cảm và ý chí kiên cờng. Khi còn bé bao giờ họ cũng ngoan ngoãn, đôi khi nhút nhát, hay nghịch ngợm. Khi lớn lên bị bao vây bởi nỗi cô đơn hoài nhớ do lơng tri dằn vặt sau cái chết của Peuđênxiô Aghila của ông tổ Hôsê Accađô Buyênđya họ không còn đợc sống đúng với bản chất đó, không còn đợc sống với cuộc đời của chính họ mà lại cứ phải lay lắt trong nỗi cô đơn và hoài nhớ, thấp thỏm lo phạm tội loạn luân. Họ trở nên ích kỉ, sống trái tính trái nết và không còn có thể hoà đồng với gia đình, với làng xóm, với xã hội. Cái lối sống ấy cũng đáng sợ nh cái đuôi con lợn- cái tấm gơng tày liếp từng gây ra nỗi

ám ảnh trong dòng họ này. Điển hình cho sự tha hoá này là Aurêlianô Buyênđya có hai nửa cuộc đời với hai nửa lối sống. Sự khốc liệt của quá trình tha hoá ấy còn ở chỗ họ đã dần đánh mất đi bản chất ngời- tổng hoà các mối quan hệ xã hội ( Mac “trong tính hiện thực của nó, con ngời là tổng hoà các mối quan hệ xã

hội ). Sợi dây liên hệ giữa họ với cuộc đời đã bị cắt đứt. Điều này đã đợc thể hiện rõ nhất ở đại diện cuối cùng của dòng họ Buyênđya, ngời có đuôi lợn. Aurêlianô

đã không còn đợc là một con ngời trọn vẹn mà đã trở thành ngời- thú vật. Để l-

ơng tâm đợc thanh thản, dòng họ này đã chạy trốn vào nỗi cô đơn để rồi nỗi cô

đơn gặm nhấm dần bản tính họ, nuốt chửng bản tính họ, đẩy họ vào con đờng diệt vong. ở góc đọ thứ hai này ta còn có thể hiểu ở một khía cạnh khác:

Macônđô là sản phẩm do dòng họ Buyênđya tạo ra nhng rồi chính Macônđô đã

đẩy họ tới tuyệt diệt. Cái sản phẩm mà họ tạo ra đã quay trở lại tiêu diệt họ. Bó buộc mình trong nỗi cô đơn ở Macônđô, tách Macônđô ra khỏi xã hội chính là sai lầm của họ. Hôsê Accađiô Buyênđya đã nhận thức đợc điều này nhng đã bó tay không làm đợc gì cung nh Ucsula khi về già đã hiểu đợc bản chất của những con ngời trong gia đình mình và tác hại của nó nhng cũng đành bất lực nhìn cháu con rơi vào vòng vây của nỗi cô đơn. Bà đã tìm mọi cách để cải tạo lại ngôi nhà sau trận ma bốn năm mời một tháng hai ngày, nhng lại bỏ quên việc cải tạo lại dòng họ mình. “Nỗi cô đơn” của Macônđô đã giết chết họ. Amranta Ucsula là nhân vật tởng nh đã thoát khỏi nỗi cô đơn khi rời khỏi Macônđô nhng cuối cùng cô đã quay về mảnh đất này và để cho nó đẩy mình vào cõi cô đơn của sự loạn luân. Đứa con mà cô cùng Arêlianô sinh ra là niềm hi vọng về một sự thanh lọc những thói xấu của dòng họ mình, nó là đứa trẻ đầu tiên trong dòng họ đợc hoàn thai bằng tình yêu lại không phải là một con ngời trọn vẹn. Đó là kết quả của sai lầm quay trở lại Macônđô để rồi gặp gỡ và yêu Aurêlianô. Macônđô, sản phẩm

đợc tạo ra từ sự trốn chạy đã hành hạ trở lại nó. Sự tha hoá đã diễn ra với đầy đủ những biểu hiện của nó

Hai cốt truyện đã đan lồng vào nhau để cùng phục vụ cho một chủ đề trong một kết cấu hoàn chỉnh. Marquez đã khéo léo “hoà” câu chuyện về dòng

Một phần của tài liệu Kết cấu cốt truyện trong trăm năm cô đơn (Trang 39 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w