Bược 8: Ứng dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập, câu hỏi
5. Khắc phục hiện tượng “nghiện” Game
- Có thể nói một trong những vấn đề bức xúc và gây đau đầu nhất hiện nay là hiện tượng nghiện game trong giới trẻ, trong quá trình công tác chủ nhiệm tôi đã không ít lần gặp phải những HS nghiện game bỏ bê công việc học hành, cúp tiết trốn học….. Vậy chúng ta phải tìm hiểu vì sao con trẻ nghiện chơi game?
- Game tạo ảo giác về việc làm chủ cuộc sống
Với những đòi hỏi ngày càng cao từ trường học, gia đình và xã hội, thiếu niên ngày càng không khỏi có cảm giác mất đi khả năng làm chủ những gì xảy ra xung quanh và trong chính bản thân chúng. Chỉ khi ngồi trước màn hình vi tính, chúng mới có cảm giác dành lại khả năng kiểm soát mọi thứ trên đời. vẫn biết rằng đó chỉ là thế giới ảo, nhưng những cảm xúc mà chúng có khi say sưa bấm nút hoặc di chuyển con trỏ là thật, vì các trò chơi ngày nay được các “phù thủy game” thiết kế sống động như thật, thậm chí đối những bộ óc non nớt thì nó còn thật hơn cả cuộc sống ngoài kia, vì những nhà thiết kế đã khái quát hóa đời sống, phóng chiếu nó với một độ rõ nét và sinh động cực lớn. Cuộc sống trong các trò chơi mang lại cảm giác mạnh, khiến đứa trẻ, một khi rời màn hình, chỉ thấy cuộc sống xung quanh mình tẻ nhạt, nhàm chán.
Chẳng phải vậy sao, chỉ cần chạm vào bàn phím, bạn có thể điều khiển nhân vật trong trò chơi theo ý muốn và trí tưởng tượng của mình. Bạn cũng có thể điều chỉnh kết quả trò chơi bằng cách lựa chọn hành động một cách thỏa mái. Cảm giác làm chủ giả tạo này có sức hấp dẫn cực lớn, bạn có thể “sống”
trong thế giới tự tạo ra cho mình, nơi mà bạn có được cây đèn thần của Aladin, bắt thần đèn làm cho mình bất cứ điều gì. Các trò chơi loại này đánh trúng vào một điểm: con người nói chung thích cảm giác được làm chủ và cảm giác thấy bất lực nếu mọi việc không theo ý mình.
Một lí do khác khiến đa số thiếu niên thích trò chơi điện tử là vì nó mang lại kết quả tức thì. Chỉ trong một thời gian ngắn và chỉ một chút cố gắng không thấm vào đâu so với cuộc sống thật chúng có thể trở thành một người “quan trọng” hơn, “thành công” hơn và được nhiều game thủ khác nể sợ hơn. Một trong những tác hại của trò chơi điện tử mà nhiều người chưa nhìn ra: nếu nghiện game trong một thời gian dài, hệ thống thần kinh của bạn có thể chỉ phản ứng lại với những phần thưởng tức thì, dễ dãi. Điều này có thể giúp lí giải tại sao nhà trường và phụ huynh ngày nay gặp khó khăn trong việc động viên học sinh học tập; vì khác với trò chơi học tập là một việc nhọc nhằn, đòi hỏi một quá trìnhphấn đấu và nổ lực dài hơn trước khi đạt được phần thưởng.
- Game giúp chúng ta “thoát li” thực tế
Game đặc biệt có sức hấp dẫn với những HS có cảm giác lạc lõng trong một lớp học, thiếu sự quan tâm yêu thương của cha mẹ hoạc bị bạn bè trong trường bắt nạt, hoặc trong lớp ít bạn chơi chung, hay các bạn trong lớp hay chọc ghẹo xem thường làm tổn thương về tinh thần và thể xác đối với HS. Trò chơi trong thế giới ảo, trong khi đó mang lại cho những HS nạn nhân này cảm giác chúng là người hùng thật sự, không những không để ai bắt nạt mà còn oai phong
“cho đo ván” những nhân vật “khét tiếng” khác.
Trong cuộc trò chuyện với HS Nguyễn Văn Thiệu lớp 10A5 tôi chủ nhiệm năm học 2013-2014, HS Thiệu thú nhận em rất buồn vì không có bạn cùng chơi ở nhà cũng như ở lớp. Nhà em ở cách xa nhà những bạn khác nên từ nhỏ em cứ ở nhà chơi một mình và khi lớn lên cũng thế, bố mẹ thường hay đi làm rẫy cả
ngày, thậm chí cả tháng. Khi đến lớpcác bạn không ai chơi với em và thường hay bị bạn bè trêu đùa, bắt nạt, em rất buồn. Chỉ khi chìm đắm vào thế giới game với những trò chơi hấp dẫn, biến hóa em mới có cảm giác tự do tự tại, có thể trở thành người mà em muốn và làm chuyện mà em thích. Em có thể “giết”
bất cứ đối thủ nào nên được các game thủ khác nể sợ. Trong các tiệm game em có nhiều bạn bè cùng chơi, có nhiều bạn hâm mộ và có thể ra oai, thể hiện đẳng cấp với các bạn khác, rất nhiều bạn muốn được chơi với em để được chỉ các tuyệt chiêu...
- Ngày càng có nhiều HS như Thiệu đi tìm niềm vui và sự khuây khỏa trong thế giới game, vì chỉ có ở đó, các em mới tạo được danh tính riêng, được đánh giá cao đó là những điều mà những HS này tìm thấy trong gia đình hoặc nhà trường. Một hiện tượng đáng lo ngại khác là ở một phương diện nào đó, một số trò chơi kích thích tính hung hăng thiếu kiểm soát của trẻ và là tác nhân gián tiếp gây ra các hành vi bạo lực ở trẻ vị thành niên.
- Vậy làm sao để giúp các em học sinh thoát khỏi tình trạng “nghiện game”? Theo tôi cách tốt nhất là phải tạo cho HS có nhiều sân chơi, có nhiều bạn cùng trang lứa cùng làm việc, luyện tập và trao đổi. Trong quá trình chủ nhiệm, đối với những học sinh thường xuyên nghỉ học chơi game tôi thường cố gắng phân công các em và các các nhóm làm việc, vui chơi: Cho vào đội bóng đá của lớp để cùng tập luyện, phân công làm trại, báo tường, phân công chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa, đề nghị CMHS phân cho các em một số phần việc trong gia đình … qua đó giảm bớt thời gian rảnh dỗi của các em, đưa các em vào các nhóm làm việc để tự bản thân các em dần nhận thấy mình rất có ích trong tập thể, dần dần hình thành trong các em thói quen học tập và lao động, từ đó không còn ham muốn chơi game nữa.
- Với vai trò là GVCN tôi đã phối hợp với đoàn trường, GV dạy bộ môn thể dục, cùng gia đình HS để tìm giải pháp khắc phục. Tôi đưa HS Thiệu tham gia vào đội tuyển bóng đá của lớp, vào những lúc rảnh rỗi ngoài giờ học tôi yêu cầu gia đình đưa em Thiệu ra sân thể dục của trường để tập bóng đá cùng các bạn cùng lớp. Việc làm này giúp em Thiệu lấp đầy các khoảng thời gian rãnh
rỗi, giúp cho em có thêm bạn cùng chơi, cùng trò chuyện, luyện tập, vui chơi vận động về thể chất và tinh thần, đồng thời giúp em tiếp cận nhiều với thực tế hơn và dần đẩy lùi thế giới ảo trong game. Việc là này cũng giúp gia đình và nhà trường kiểm soát được thời gian học tập và rèn luyện của HS Thiệu.
Sau hơn hai tháng, dưới sự tích cực của thầy giáo bộ thể dục dạy bóng đá, gia đình, các bạn cùng lớp, cùng khối và sự động viên an ủi từ phía GVCN, gia đình và giáo viên bộ môn, với sự nổ lực của bản thân em Thiệu đã hòa nhập tốt vào nhóm bạn cùng khối lớp, em đã đều đặn tham gia tập bóng và tư tưởng
“nghiện” game của em đã được đẩy lùi. Giờ đây hàng ngày Thiệu có nhiều việc phải làm ngoài giờ học em phải luyện tập cho giải đá bóng cấp trường sắp đến, tinh thần phấn khởi em tập trung nhiều hơn vào việc rèn luyện và học tập. Kết quả học tập của em từ đó cũng được cải thiện rõ rệt, mỗi khi đến lớp em có nhiểu bạn cùng học tập trao đổi về những bài học, bài toán, những trận đá bóng của cả đội…..giúp em có nhiều động lực trong học tập.