Bược 8: Ứng dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập, câu hỏi
6. Nâng cao hiệu quả phối hợp với gia đình và phụ hunh học sinh
-Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện những biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng kiến thức của HS và phát triển toàn diện kiến thức đó thì GVCN và gia đình HS cần phải có cộng tác chặt chẽ với nhau trong công tác giáo dục. Gia đình và các đoàn thể xã hội cần phải giúp đỡ tích cực cho nhà trường trong việc phải thực hiện quy chế giáo dục THPT trong việc tổ chức thời gian nhàn rỗi của HS, tổ chức hoạt động của các em trong thời gian ngoài giờ học và trong việc giáo dục HS theo địa cư. Gia đình có thể có những tác động tốt hoặc xấu đối với HS. Với tư cách người làm cha làm mẹ, hiểu rõ động lực trong học tập có một tầm quan trọng như thế nào đối với HS. Nó giúp các em hiểu rõ đích đi tới, hoàn thành từng mục tiêu đề ra và nhờ thế thành công trong con đường học tập.
- Vấn đề là ở chỗ đối với một số bậc phụ huynh những kí ức và kinh nghiệm về thời thơ ấu của chúng ta, cùng với cách dạy bảo của cha mẹ ta hình như không liên quan, và càng không thể áp dụng vào việc dạy con trong bối cảnh xã hội đang thay đổi từng ngày như hiện nay. Điều này càng trở nên khó
hơn với những bậc phụ huynh trong độ tuổi 40, họ chẳng còn nhớ ngày xưa mình ngoan ngoãn nghe lời người lớn, dùi mài đèn sách và luôn hiếu kính với cha mẹ ra sao. Thế mà giờ đây, khi cũng làm cha làm mẹ, họ hoang mang không biết phải làm gì với những đứa con cứ muốn tách rời hoặc cưỡng lại lời cha mẹ.
- Các cuộc khảo sát cho thấy các bậc cha mẹ áp dụng nhiều phương pháp dạy dỗ con cái khác nhau, từ các phương pháp truyền thống được truyền lại từ đời trước, cho đến các phương pháp “thế hệ mới” của các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy con. Một số phương pháp mang lại hiệu quả, trong khi các phương pháp khác hoàn toàn vô ích.
- Những thiếu sót và khuyết điểm của việc giáo dục gia đình là kết quả của cha mẹ không hiểu được những cơ sở của giáo dục học gia đình và không tích cực, kiên trì trong việc giáo dục con em mình. Đáng tiếc là hãy còn đó những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc hình thành nhân cách cho con em mình, họ phó mặc mọi việc cho nhà trường.
Các nhà tâm lý học nói, có hàng triệu những cặp cha mẹ trên đời nhưng tựu chung chỉ có bốn dạng chín:
+ Bậc cha mẹ tiêu cực: Gọi họ là cha mẹ tiêu cực bởi vì họ dạy dỗ con bằng những biện pháp “tiêu cực”, phương châm của họ là “cha mẹ nói cái gì cũng đúng” và con cái phải nhất thiết nghe theo lời họ mặc dù con cái của họ đã lớn và có cái nhìn nhận vấn đề riêng theo cách nghĩ của mình. Họ dùng roi vọt, hay những lời chửi mắng thậm tệ đối với con cái khi chúng mắc lỗi, hay học tập bị điểm kém bằng những từ như “lười biếng”, “ngu đần”, “vô tích sự”,…
Những học sinh này thường có tính chai lì vì thường xuyên, và hàng ngày phải nghe những lời la mắng từ cha mẹ, các em không có nổ lực phấn đấu không tự tin vào bản thân, xa lánh gia đình và dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè vì chỉ có bạn bè mới hiểu được mình, chấp nhận và tôn trọng chính cậu ta. Những điều mà cậu ta không tìm thấy trong gia đình mình, cậu ta thích ở bên bạn bè càng nhiều càng tốt, cùng họ xem những bộ phim, chơi những trò chơi ưa thích và không muốn nghĩ những điều gì xa hơn nữa.
+ Bậc cha mẹ thích sự hoàn hảo: Họ thương yêu con cái hết lòng, đặt nhiều kỳ vọng và niềm tin vào con cái hy vọng những đứa con thực hiện được những ước mơ và hoài bảo của chính họ. Ngay từ nhỏ họ đã cho con học rất nhiều thứ cùng một lúc (học nhạc, ngoại ngữ, võ… và nhiều thứ khác) họ đã lên kế hoạch tương lai cho con mình và kiểm soát mọi việc từ học hành đến nghỉ ngơi của con mình. Vì vậy những học sinh này mất dần khả năng hòa nhập với bạn bè, chúng thường có cảm giác cô đơn, lạc lõng vì luôn gặp khó khăn trong giao tiếp với các bạn và khắc sâu cảm giác lạc loài cô đơn giữa mọi người.
+ Bậc cha mẹ nuông chiều con hết mực: Cha mẹ bao giờ cũng cố hết sức để đáp ứng mọi thứ mà con cái vòi vĩnh (như mua xe máy, điện thoại…). Họ muốn con họ luôn được sống trong sung sướng và đầy đủ và ước muốn ngày kia con họ sẽ hiểu được công lao cha mẹ. Ngược lại con cái họ thì lại lười biếng, thích hưởng thụ, ham chơi, bỏ bê công việc học hành hay bỏ học, hút thuốc và thường quậy phá trong trường. Thay vì nghiêm khắc nhắc nhở con họ lại đứng ra bao che cho những hành động trên của con mình trước nhà trường.
+ Bậc cha mẹ theo chủ nghĩa vật chất: Họ là những người làm ăn kinh doanh có tiếng tăm, có địa vị và được trọng vọng trong xã hội. Họ thường dành thời gian rãnh để giải khuây theo sở thích riêng của mình hơn là giành thời gian chăm lo việc học hành cho con cái nhưng để bù đắp lại họ không tiếc tiền đổ ra cho con cái như mua quần áo hàng hiệu, máy tính, điện thoại, xe máy … vì vậy con cái họ có cảm giác “ sành điệu”, “dân chơi”,
- Một điều quan trọng là phải làm sao để mỗi gia đình phải trở thành người bạn đồng minh của nhà trường và của GVCN lớp trong việc giáo dục HS.
Nhà trường có trách nhiệm tổ chức công việc này “Chúng ta không thể nói rằng, gia đình có thể giáo dục con tùy theo họ muốn”. Chúng ta phải tổ chức việc giáo dục gia đình và nhà trường với tư cách là đại diện của nền giáo dục quốc gia.
- Qua quá trình công tác và tìm hiểu đồng nghiệp, cũng như nghiên cứu một số tài liệu tôi nhận thấy một số GV chưa làm được tốt và chưa nhiệt tình đối với những nguyên lí giáo dục gia đình, không theo dõi những sách báo giáo dục viết về đề tài này, cũng như chưa nắm được các hình thức công tác với PHHS.
* Nội dung các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với gia đình và PHHS:
- Để làm tốt điều này người GVCN là người thực hiện chương trình dạy học và giáo dục rộng lớn đến các bậc phụ huynh để hoàn thành nhiệm vụ của ngành giáo dục.
- Với vai trò là GVCN lớp tôi đã tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi giữa nhà trường và phụ huynh nhằm đề ra các biện pháp giáo dục HS. Tôi đã tổng hợp một số ý kiến của một số học sinh như sau: “Đối với cha mẹ em là những người có uy tín, họ là những người ngay thẳng, đứng đắn và công bằng.
Cha mẹ là người dạy cho chúng tôi lao động và căn dặn chúng tôi không được coi thường bất cứ công việc nào”. Một học sinh khác viết “Em muốn trở thành người như cha mẹ em, em đã nhận thấy nhiều điều tốt đẹp ở trong họ. Cha mẹ luôn giúp đỡ bạn bè, luôn khắt khe với bản thân mình, đối với các cử chỉ và hành vi của mình, còn một đặc điểm về tính cách rất quan trọng của cha mẹ tôi là rất tích cực trong việc giáo dục con cái và yêu lao động, yêu đất đai.”
- Qua những ý kiến trên cho thấy hoàn cảnh sống trong gia đình, nếp sống tốt đẹp của gia đình, mối quan hệ qua lại với hàng xóm và bạn bè. Tất cả những điều này đã để lại dấu vết sâu sắc và phản ánh đầy đủ trong việc hình thành tính cách và ý thức học tập rèn luyện của HS.
- Trong các buổi họp PHHS đầu năm với vai trò là GVCN tôi đã nêu ra việc cần phải phối hợp công tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục HS. Về sự tham gia của phụ huynh vào công tác của nhà trường về mối quan hệ tương hỗ giữa GV và PHHS và các hình thức quan hệ giữa GVCN và gia đình học sinh, trong đó tôi đã nêu ra các vấn đề sau:
+ Nhiệm vụ của nhà trường và gia đình trong việc giáo dục HS.
+ Hệ thống công tác của nhà trường, của người GVCN với gia đình.
+ Xây dựng các bài giảng cho phụ huynh (bài nói chuyện của các nhà giáo dục bằng powerpoint), các phụ huynh trao đổi thảo luận một vấn đề nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu cho việc giáo dục HS. Giới thiệu sách, báo để phụ huynh cùng tìm đọc.
+ Các hình thức liên hệ giữa GVCN và gia đình như: Qua điện thoại, tổ chức các cuộc trao đổi giũa PHHS và GVCN, giữa hội cha mẹ HS, thăm gia đình HS, mời cha mẹ HS đến trường để trao đổi …
+ Tổ chức công tác của Ban chấp hành Hội phụ huynh lớp.
- Để làm được điều này, GVCN cần phải nắm được kế hoạch của nhà trường và từ đó GVCN cần có kế hoạch riêng trong công tác với PHHS. Tôi tin rằng với lòng nhiệt huyết, sự năng động cùng với các biện pháp đã nêu trên sẽ giúp cho người GVCN nắm được các kỹ năng, kĩ xảo để nâng cao hiệu quả phối hợp với gia đình và PHHS.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm với lòng nhiệt huyết hăng say, tận tâm trong công việc, sự năng động của tuổi trẻ, niềm thương mến HS, quyết tâm giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập. Tôi đã thu được nhiều kết quả khả quan. Nhiều HS đã không còn học lực yếu kém, lấy lại niềm tin trong học tập và luôn có ý thức vươn lên. Một số HS lười biếng, hay trốn tiết bỏ học, hay ỷ lại nay đã trở thành những HS ngoan và đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
Kết quả các năm tôi đã công tác chủ nhiệm
+ Năm 2009-2010 lớp 10A1 có thành tích học tập đứng đầu trong khối 10 với 4/40 HS giỏi và 31/40 HS tiên tiến, 100% HS được lên lớp
+ Năm 2010-2011 lớp 11A1 với thành tích học tập đạt: 7/39 HS giỏi, 27/39 HS khá, 13 HS cấp trường, 1 học sinh giỏi cấp tỉnh (kỳ thi dành cho học sinh khối 12). Lớp tiếp tục là tập thể tiêu biểu nhất trong khối 11.
+ Năm 2011-2012 lớp 12A1 với thành tích học tập đạt: 7/38 HS giỏi, 28/39 HS tiên tiến, 15 HSG cấp trường, 4 HSG cấp tỉnh, là lớp tiêu biểu nhất khối 12.
+ Năm học 2012-2013 lớp 10A5, là lớp có chất lượng đầu vào thấp trong số các lớp khối 10, 100% học sinh có điểm thi vào lớp 10 các môn dưới 4 điểm.
Kết quả cuối năm có 2/36 HSG, 16/32 học sinh tiên tiến, 1 học sinh đạt giải Nhì cuộc thi Olympic Tiếng anh qua internet cấp tỉnh.
- Điều quan trọng là các HS trong tập thể lớp đã thể hiện được + Tính đoàn kết và hợp tác
+ Tính tôn trọng và yêu thương + Tính kỉ luật trong tổ chức + Tính vượt khó trong học tập + Tính trung thực
+ Tính sáng tạo
+ Tinh thần trách nhiệm và niềm mơ ước hoài bão
- Các bậc phụ huynh yên tâm và tin tưởng vào nền giáo dục quốc gia, tin tưởng vào nhà trường, họ tích cực, hết lòng giúp đỡ, đóng góp ý kiến, đề ra các
biện pháp tích cực cùng với nhà trường chung tay giáo dục con em mình trở thành con ngoan trò giỏi
Bài viết được thực hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, chắc chắn có nhiều điều cần bổ xung, điều chỉnh, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng xét duyệt SKKN cùng các quý đồng nghiệp.