CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1 Lý thuyết về quản trị vốn luân chuyển và tác động của quản trị vốn luân chuyển đến lợi nhuận
2.1.3 Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi
2.1.3.1 Tác động của quản trị khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
GPA =
Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán Tổng tài sản – Tài sản tài chính
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Hầu hết, các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu nhƣng với mức độ khác nhau, từ đó có thể thu hồi đƣợc công nợ khó đòi. Việc kiểm soát khoản phải thu liên quan đến khả năng sinh lợi cũng nhƣ rủi ro của doanh nghiệp.
Có hai trường hợp xảy ra khi bán chịu hàng hóa, thứ nhất nếu không bán chịu hàng hóa sẽ mất cơ hội bán hàng, từ đó lợi nhuận sẽ giảm. Còn nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì sẽ phát sinh nguy cơ tồn tại các khoản nợ khó đòi. Dưới góc độ quản trị, các giám đốc tài chính có thể gia tăng giá trị cho vốn cổ đông bằng cách tác động đến việc đầu tƣ vốn luân chuyển vào các khoản phải thu. Nếu quản trị tốt khoản phải thu sẽ làm tăng giá trị cổ đông, quản trị kém hiệu quả sẽ có tác dụng ngƣợc lại.
Các yếu tố tác động đến khoản phải thu thường là giá bán, khối lượng sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm và chính sách bán chịu. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính. Giám đốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích đƣợc nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhƣng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên giám đốc tài chính cần xem xét thận trọng với sự đánh đổi này.
2.1.3.2 Tác động của quản trị hàng tồn kho đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai. Hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn có tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu và tồn kho công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất.
Hàng tồn kho là một tất yếu khách quan, không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhƣng tồn kho đồng nghĩa với việc “chiếm giữ vốn” hoạt động. Quản
trị hàng tồn kho vì thế có vai trò quan trọng trong việc quản lý dòng tiền của công ty. Đối với các doanh nghiệp ngành bất động sản, việc hàng tồn kho tăng cao là dấu hiệu xấu cho thấy đầu ra của sản phẩm khó khăn, làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì chôn vốn quá lâu đồng thời phải mang gánh nặng nợ vay rất lớn.
Doanh nghiệp trong ngành bất động sản thường có hàng tồn kho cao hơn so với các ngành khác vì vòng quay bất động sản vốn khá chậm. Hơn nữa, do tính đặc thù của mặt hàng này trong nhiều trường hợp căn hộ, đất nền sau khi bán nhưng vẫn không thể hạch toán vào doanh thu, do vậy hàng tồn kho vẫn hiện diện trên báo cáo tài chính. Do đó, các nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ lƣợng hàng tồn kho cũng như kỳ luân chuyển hàng tồn kho để giảm thiểu ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi.
2.1.3.3 Tác động của quản trị khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Không chỉ quản trị không tốt các khoản phải thu mà ngay cả yếu kém trong quản trị các khoản phải trả cũng có thể trở thành nguy cơ dẫn một công ty đến chỗ phá sản.
Gánh nặng nợ nần do mua quá nhiều trong khi không thể đẩy mạnh doanh thu bán hàng và không có biện pháp gia tăng dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh sẽ làm công ty suy yếu về tài chính và thiếu hụt nguồn tiền trả nợ người bán.
Các khoản phải trả đối với doanh nghiệp bất động sản thường là trả nợ vay, hoặc trả chi phí mua nguyên vật liệu xây dựng. Quản trị khoản phải trả liên quan đến khả năng thương thảo hợp đồng về những điều khoản thanh toán với nhà cung cấp. Cần lưu ý rằng khi thương lượng các điều khoản thanh toán, giá cả thấp có thể không mang lại lợi ích cao nhất mà điều khoản thanh toán linh hoạt có thể cung cấp nhiều lợi thế hơn cho dòng tiền mặt của công ty. Khi doanh nghiệp thanh toán sớm có thể lợi hơn so với thanh toán đúng hạn hoặc thanh toán chậm kèm các hình phạt về lãi suất. Điều đó cho thấy khi doanh nghiệp kéo dài thời gian thanh toán sẽ làm giảm áp lực cho dòng tiền hoạt động, từ đó làm giảm chi phí sử dụng vốn, làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái khi kéo dài thời gian thanh toán có thể ảnh hưởng đến uy tín và khả năng sinh lợi của công ty.
2.1.3.4 Tác động của chu kỳ luân chuyển tiền mặt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Theo quan điểm truyền thống về tác động của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến khả năng sinh lợi thì trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, một chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dài hơn sẽ làm tổn hại đến lợi nhuận của công ty. Việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty bởi vì chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ bên ngoài với chi phí cao càng lớn. Nói cách khác, một chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn hơn sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của công ty vì nó cải thiện hiệu quả của việc sử dụng vốn luân chuyển. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có thể đƣợc rút ngắn bằng cách giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp.
Mặt khác, việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng có thể gây thiệt hại cho công ty. Vì khi giảm thời gian thu tiền khách hàng, công ty sẽ vô tình đánh mất các khách hàng có khả năng tín dụng tốt; giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho sẽ dẫn đến việc nhường khách hàng cho đối thủ cạnh tranh; đồng thời khi kéo dài thời gian trả nợ, công ty có thể mất uy tín và các khoản chiết khấu nếu thanh toán sớm.