Định hướng và triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác tòan diện việt nam hàn quốc trong bối cảnh quốc tế mới (Trang 236 - 241)

PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM – HÀN QUỐC

I. Định hướng và triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc

Trong phần này có hai vấn đề chính được nhận diện và phân tích, làm rõ, đó là (I) Định hướng và triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc và (II) Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.

I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM - HÀN QUỐC

Từ nay cho đến năm 2020, tình hình thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chắc chắn sẽ còn có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, trong khuynh hướng vận động như hiện nay của so sánh lực lượng thế giới và dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, thì xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển vẫn sẽ là dòng chảy chính của thế giới và khu vực. Bên cạnh xu thế nổi trội này, tính phức tạp trong sự phát triển quan hệ giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn, những cọ sát và xung đột về lợi ích quốc gia - dân tộc, sự cạnh tranh gay gắt giữa các trung tâm quyền lực của thế giới nhất là giữa các nước lớn trên nhiều lĩnh vực vẫn tiếp tục chi phối một cách phức tạp đối với quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc những năm sắp tới. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, quá trình hợp tác liên kết khu vực diễn ra trên nhiều cấp độ khác nhau, song đồng thời cũng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như: tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước, cùng với những bất ổn

212

về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước. Toàn bộ tình hình nêu trên, một mặt, tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hàn Quốc, mặt khác, cũng sẽ đưa lại không ít thách thức đòi hỏi hai nước phải xử lý trong cục diện cạnh tranh ngày càng quyết liệt về ảnh hưởng và quyền lực giữa các nước lớn, trong đó đáng chú ý là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và tính khó lường trong các cặp quan hệ Trung - Mỹ, Nga - Mỹ.

Xét một cách tổng thể, sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cũng hội đủ các nhân tố thuận lợi, tạo cho nó có triển vọng tốt đẹp. Về mặt địa - chính trị, kinh tế, văn hoá, hai nước có cơ hội để củng cố và tăng cường quan hệ đối tác toàn diện trên cơ sở mới, bình đẳng và cùng có lợi. Đó là hai bên có nhiều nét tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hoá.

Việt Nam và Hàn Quốc đều là hai nước Châu Á, có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Á. Cả hai dân tộc đã từng bị ngoại bang đô hộ và cùng cảnh ngộ đất nước bị chia cắt. Việt Nam rất thấu hiểu được sự mong mỏi thống nhất đất nước của nhân dân và Chính phủ Hàn Quốc, nhân dân hai nước dễ thông cảm và gắn bó với nhau hiện nay và trong tương lai. Cả hai dân tộc đều có truyền thống giữ gìn và kế thừa nền văn hoá dân tộc trong lịch sử lâu dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại. Những điều kiện trên đã từng thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong quá khứ và nay vẫn tiếp tục là cơ sở vững chắc cho sự phát triển quan hệ của hai nước trong hiện tại và tương lai.

Tiềm năng kinh tế của Hàn Quốc với tư cách là một nước có nền kinh tế phát triển, tiếp tục có lợi thế về vốn và công nghệ, còn Việt Nam tiếp tục có lợi thế về lao động và tài nguyên - nền tảng cho sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của hai nước. Việc thực hiện cam kết về tự do hoá

213

thương mại trong phạm vi WTO, APEC, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), đặc biệt khi Chương trình Doha được thông qua, trong đó đề cập đến việc xoá bỏ mọi rào cản đối với thương mại hàng nông sản, sẽ tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và Hàn Quốc có thể nhận thấy rằng trong tương lai, xu hướng chuyển dịch cơ cấu của hai nước tiếp tục thể hiện tính bổ sung cho nhau rõ rệt. Việt Nam chú trọng đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là đối với nông nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp tạo nên những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao. Còn Hàn Quốc thông qua đầu tư vào công nghệ để có được các sản phẩm mới có tính năng bảo vệ môi trường, tạo nên các ngành dịch vụ mới để phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng.

Tình hình chính trị Việt Nam ổn định vẫn là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc. Kết quả của những hợp tác hiệu quả từng có sẽ tạo điều kiện tốt cho Hàn Quốc tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực và nhiều vùng ở Việt Nam. Hơn nữa, hai nước có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ do được kế thừa những cơ sở vững chắc và những mặt tốt đẹp của mối quan hệ tình cảm, sự hiểu biết giữa hai nước Đông Á. Với tính toán lợi ích chiến lược của mình, Việt Nam và Hàn Quốc luôn giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Việt Nam vẫn là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á, Hàn Quốc vẫn sẽ là một đối tác tin cậy của Việt Nam trên trường quốc tế. Hơn nữa, với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020, cùng với xu thế hội nhập khu vực, vị thế của Việt Nam ở Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương sẽ ngày càng nâng cao.

Điều này khiến Hàn Quốc quan tâm tới việc phát triển quan hệ với Việt Nam trong tương quan triển khai chiến lược đối ngoại của họ ở Châu Á -

214

Thái Bình Dương và coi Việt Nam là đối tác toàn diện thực sự ở khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, việc tăng cường quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc có nhiều mặt thuận lợi do lãnh đạo và nhân dân hai nước đều mong muốn duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt. Với những nhân tố thuận lợi đó, có thể thấy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đến năm 2020 sẽ tiếp tục được củng cố và tăng cường trong các lĩnh vực hợp tác mà hai bên có thế mạnh.

Mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mỗi nước là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để tăng cường hợp tác thu hút đầu tư, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý nhằm tạo điều kiện để phát triển kinh tế và tăng vị thế quốc tế của mình. Trong tình hình đó, Hàn Quốc và Việt Nam đặt việc phát triển quan hệ với các nước có tiềm năng kinh tế lớn và các nước láng giềng là ưu tiên hàng đầu. Do đó quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian tới được tăng cường trước hết để phục vụ lợi ích kinh tế của mỗi nước và nhằm củng cố vị thế của hai nước trong quan hệ với các nước lớn và các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh mới của hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương đang diễn ra hết sức sôi động, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc rõ ràng đang đứng trước những thuận lợi lớn. Đó trước hết là quyết tâm chính trị cao của giới lãnh đạo, nguyện vọng của giới doanh nghiệp và nhân dân hai nước. Điều đáng chú ý là hai bên đã thực sự tập trung cao vào thúc đẩy quan hệ chính trị, tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc những năm qua đã phát triển rất nhanh, mạnh trong hầu hết các lĩnh vực, được dư luận ở hai nước gọi đây là sự bùng nổ về quan hệ, cho dù chưa thật sự ngang tầm với tiềm năng sẵn có của hai nước. Do đó, việc dành ưu tiên cao cho quan hệ kinh tế - thương mại là hướng đi cấp thiết tạo cơ sở hiện thực cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

215

phát triển lên bước mới về chất, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của hai nước.

Từ góc nhìn Việt Nam, có thể thấy sau hơn 20 năm đổi mới, thế và lực của Việt Nam được tăng cường về nhiều mặt, tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng đi vào chiều sâu, vị trí quốc tế không ngừng được cải thiện. Việt Nam đã trở thành thành viên WTO. Hai nước thực sự có nhu cầu và hoàn toàn có khả năng bổ sung lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với nhau trên trường quốc tế. Đồng thời, hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng phát triển tích cực và hiện đang phát huy hiệu quả trên một số lĩnh vực như công nghiệp điện tử dân dụng, bưu chính viễn thông, dầu khí, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo... Việt Nam tiếp tục có lợi ích lâu dài trong việc khai thác vai trò của nhân tố Hàn Quốc cho các mục tiêu đối ngoại ở khu vực và trên trường quốc tế, nhất là việc tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ với các nước trong khu vực. Hơn nữa, đối với Việt Nam, thì Hàn Quốc là một trong những NICs Đông Á, đồng thời hai bên có sự hiểu biết, chia sẻ sự tương đồng, gần gũi quan điểm về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế..., đây là yếu tố có lợi cho sự phối hợp đối ngoại trong khu vực.

Từ phía Hàn Quốc, với nhiều chính sách đúng đắn của chính phủ, kinh tế của đất nước phát triển khá nhanh và vững chắc, trong nhiều thời kỳ luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 9% năm. Hiện kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 10 trên thế giới, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 20 nghìn USD, kim ngạch thương mại 729 tỷ USD48.

Những phân tích trên đây cho thấy, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển sâu rộng hơn nữa, triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới đầy khả

48 Báo Nhân dân, ngày 23/03/2008

216

quan. Tuy nhiên, để thúc đẩy quan hệ hai nước xứng tầm đối tác toàn diện trong những năm tới không thể không tính đến cả những khó khăn hạn chế và mối quan hệ đó đang phải đối mặt.

Trong tương lai, Việt Nam - Hàn Quốc có triển vọng mở rộng hợp tác, nhất là trong những lĩnh vực đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên như hợp tác khai thác dầu khí, hóa dầu, năng lượng, giao thông, xây dựng đô thị, nhà ở, nuôi trồng và chế biến nông thủy sản, trao đổi hàng hoá, khoa học - công nghệ, đào tạo cán bộ, đặc biệt là những ngành mà Hàn Quốc có thế mạnh như điện tử, viễn thông, tin học... Ngoài ra, hai bên còn có khả năng mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như khí tượng thủy văn, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, hợp tác về văn hoá, giáo dục.v.v... Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ hai bên cần phải đưa ra được các biện pháp cụ thể để biến những tiềm năng hợp tác giữa hai nước thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác tòan diện việt nam hàn quốc trong bối cảnh quốc tế mới (Trang 236 - 241)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(359 trang)