Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc…

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác tòan diện việt nam hàn quốc trong bối cảnh quốc tế mới (Trang 244 - 263)

PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT NAM – HÀN QUỐC

II. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quan hệ hợp tác Việt

2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc…

Những kiến nghị mang tính tổng thể

Thứ nhất, xây dựng tư duy mới định hướng cho sự phát triển tương lai của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc theo tinh thần đối tác hợp tác chiến lược đáp ứng lợi ích của hai nước nhằm đối phó với những thách thức, các vấn đề lớn của thế giới và khu vực đang đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập quốc tế của hai bên đối tác. Xác lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trên cơ sở lợi ích chiến lược quốc gia, hai bên thể hiện nhu cầu lợi ích phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trong phạm vi quốc tế và khu vực. Do đó, chúng ta cần tiếp cận và ứng xử với nó như một vấn đề chiến lược trong tổng thể đường lối và chính sách đối ngoại của nước ta. Từ quan điểm chiến lược này, chúng ta mới xử lý hài hòa các mối quan hệ quan trọng để phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: mối quan hệ giữa lợi ích

220

trước mắt và lợi ích lâu dài; giữa lợi ích kinh tế với lợi ích an ninh, chính trị, ngoại giao; giữa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc với các quan hệ Việt - Trung, Việt - Mỹ, Việt - Nhật, Việt - ASEAN, Việt - Ấn, Việt Nam - EU, Việt - Nga…

Từ năm 1992 cho đến nay, quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã chuyển sang một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới - giai đoạn phát triển trên những nguyên tắc của thị trường, dưới sự chế định của lợi ích chiến lược quốc gia của mỗi bên, đồng thời dựa trên cơ sở pháp lý của các điều ước quốc tế song phương và đa phương mà hai nước tham gia. Bước sang thế kỷ XXI, những điều kiện quốc tế mới, những xu hướng hợp tác trên thế giới và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có nhiều biến đổi nhanh chóng. Toàn bộ tình hình đó đòi hỏi phải có một tầm nhìn mới, tư duy mới định hướng cho công tác đối ngoại của nước ta nói chung và cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng đến năm 2020.

Quan điểm chung và cơ bản cho sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là phát triển mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong các quan hệ song phương và cả trong các tổ chức khu vực và quốc tế mà cả hai bên cùng tham gia như APEC, ARF, AKFTA, ASEM, WTO, Liên hợp quốc và trong tương lai là Cộng đồng Đông Á… Quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc luôn được gắn kết với quan hệ đa phương của Việt Nam, trong đó quan hệ song phương đóng vai trò đầu tàu. Sự hợp tác kinh tế song phương Việt Nam - Hàn Quốc và hợp tác kinh tế đa phương mà hai nước cùng tham gia có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó vừa trực tiếp phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm của đất nước, đồng thời gắn kết lợi ích giữa nước ta với Hàn Quốc và các đối tác khác trong sự hợp tác đa phương đan xen lẫn nhau, tạo nền tảng ngày càng bền vững cho sự hợp tác phát triển lâu dài. Việt Nam cần chủ động, linh hoạt tìm kiếm và đề xuất những sáng kiến

221

về hợp tác an ninh, phát triển kinh tế, chống khủng bố, chống tội phạm ma túy và các tội phạm xuyên quốc gia khác, bảo vệ môi trường…, đặc biệt là phải tăng cường vai trò chủ động và tích cực tham gia quá trình giải quyết những vấn đề chung của khu vực. Tính chủ động và tích cực của Việt Nam trong tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam, nâng cao vị thế quốc tế, tăng cường

"sức mạnh mềm", mà còn là điều kiện đảm bảo tăng cường sự cố kết bền vững, cũng như gia tăng mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa hai đối tác của quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc.

Phương châm là cần chủ động nắm bắt và tận dụng vị thế địa - chính trị và địa - kinh tế đặc thù của đất nước, những lợi thế của đất nước tích tụ qua lịch sử hào hùng của dân tộc, lợi thế về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, lâu đời giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, những lợi ích đan xen của Hàn Quốc và các đối tác khác và sự khôn khéo trong ứng xử để phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc ngày càng sâu, rộng, ổn định và bền vững hơn.

Thứ hai, hoàn chỉnh cơ chế hoạch định chính sách và quản lý hợp tác quốc tế của Chính phủ và các cơ quan hữu quan theo hướng chủ động, tích cực, linh hoạt. Theo đó, để quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển ngang tầm vị thế của hai nước, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, trước hết chính phủ cần xác định rõ mục tiêu tổng quát là thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển theo hướng tự do hoá thương mại, đầu tư và hội nhập quốc tế, chính trị, an ninh cả trước mắt và lâu dài, cả ở tầm khu vực cũng như trong quan hệ song phương.

Để vươn tới mục tiêu trên, Việt Nam cần chủ động phối hợp với Hàn Quốc để thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản cho những năm trước mắt, cũng như lâu dài: Trước hết, cần thoả thuận được một danh mục các dự án ưu đãi

222

đầu tư; bàn bạc thống nhất cơ chế tài chính - tiền tệ, tín dụng, hỗ trợ hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước. Đồng thời, cần kiên quyết cải cách một cách căn bản thủ tục hải quan và xuất nhập cảnh giữa hai nước theo hướng ngày càng thuận lợi và giảm bớt phiền hà, trở ngại. Đẩy mạnh hợp tác giáo dục, khoa học - công nghệ, văn hoá và an ninh - quốc phòng giữa hai nước. Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nhân Hàn Quốc tham gia hoạt động thương mại và đầu tư ở Việt Nam vào những lĩnh vực theo định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thành lập các nhóm chuyên gia tư vấn hỗn hợp trên một số lĩnh vực có chức năng tham mưu cho Chính phủ hai nước về phương hướng, giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc theo hướng đi vào chiều sâu thực chất, ổn định và bền vững, tạo dựng cơ hội nâng cao quan hệ hai nước lên những bước phát triển mới về chất khi có các điều kiện thích hợp.

Các cơ quan chức năng liên quan tới quản lý hợp tác quốc tế cần xác định rõ những ưu tiên và khâu đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trở ngại, phát huy những lợi thế của Việt Nam trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Đồng thời, sớm phát hiện các vấn đề mới nảy sinh trong quan hệ để kiến nghị Chính phủ tìm biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Thứ ba, nhanh chóng xúc tiến việc xây dựng Chiến lược phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cho đến năm 2020. Phát triển quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược" như thế nào là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cho đến năm 2020 một cách đồng bộ, tổng thể, rõ ràng, với một kế hoạch thực hiện cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu cho mỗi giai đoạn 5 năm cho đến năm 2020. Trong đó, xác định cơ chế hợp tác và các giải pháp hiệu lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Vấn đề

223

chính là đề ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ thương mại và đầu tư, chuyển giao kỹ thuật - công nghệ, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi… để định hướng quan hệ hợp tác toàn diện với Hàn Quốc, đáp ứng được yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2020.

Dưới đây, xin đề xuất những nét cơ bản trong nội dung Chiến lược:

Mục tiêu định hướng của Chiến lược cần bám sát và cụ thể hoá phương hướng đối ngoại và hội nhập quốc tế mà Đại hội lần thứ X của Đảng đề ra, có thể gồm:

- Củng cố và phát triển sâu rộng tình hữu nghị truyền thống và mối quan hệ hợp tác toàn diện, năng động nhằm bảo đảm lợi ích tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và tiến bộ xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc, dựa trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi và chia sẻ trách nhiệm, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

- Phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, ở các cấp độ khác nhau, đạt tới sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong các cơ chế hợp tác đa phương mà hai bên cùng tham gia, trong đó quan hệ hợp tác song phương là đầu tàu, lấy hợp tác kinh tế là trọng tâm, phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước.

Nội dung Chiến lược cần thể hiện rõ các lĩnh vực hợp tác, bao gồm:

Hợp tác trong lĩnh vực chính trị và an ninh. Hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, gồm:

hợp tác thương mại - đầu tư, dịch vụ, công nghiệp, năng lượng, giao thông, tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hợp tác chuyên ngành: về khoa học - công nghệ cần xác định rõ lĩnh vực ưu tiên phù hợp với xu thế phát triển

224

kinh tế tri thức, các công nghệ cao, công nghệ thông tin - liên lạc, trong lĩnh vực quản lý, phục hồi và bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực, văn hoá và thông tin, du lịch, thể thao, nông nghiệp và lâm nghiệp.

Cơ chế hợp tác trong nội dung Chiến lược theo các nguyên tắc thị trường kết hợp với các hỗ trợ ưu tiên khác nhau của Chính phủ hai nước phù hợp với các quy định của WTO, của các định chế quốc tế khác và luật pháp của Việt Nam và Hàn Quốc.

Những chính sách về hợp tác trong nội dung Chiến lược cần phù hợp từng giai đoạn trong lộ trình phát triển hợp tác cho đến năm 2020 và với từng lĩnh vực hợp tác. Yêu cầu chung là, các chính sách này phải thể hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác giữa hai nước và với các nước khác, với mọi tổ chức kinh tế dựa trên nguyên tắc bảo vệ độc lập, tôn trọng chủ quyền quốc gia, bình đẳng, cùng có lợi.

Những biện pháp chủ yếu trong nội dung Chiến lược được đề xuất phù hợp với từng lĩnh vực hợp tác, được phân thành các cấp độ khác nhau và phải được cập nhật, bổ sung phù hợp với thực tế phát triển của từng giai đoạn trong lộ trình phát triển hợp tác cho đến năm 2020. Mỗi giai đoạn có các biện pháp trọng tâm để phát triển các lĩnh vực hợp tác trọng điểm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Những kiến nghị trong các lĩnh vực hợp tác cụ thể - Về hợp tác chính trị, an ninh, ngoại giao

+ Tăng cường hợp tác với Hàn Quốc theo phương châm đa tầng cấp và nhiều phương diện nhằm tạo sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau sâu và rộng trong các giới và các cấp khác nhau… Có nghĩa là phải chú ý hợp tác đa phương với song phương thông qua các cam kết ngắn và dài hạn cùng với

225

việc đa dạng hoá các loại hình hợp tác của Chính phủ, địa phương và các tổ chức phi chính phủ, giao lưu nhân dân. Lấy lợi ích cao nhất của quốc gia - dân tộc là an ninh và phát triển để xử lý các vấn đề trong quan hệ hai nước, đồng thời cần vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về nhân nhượng và thoả hiệp theo nguyên tắc ưu tiên lợi ích chiến lược, mềm dẻo về sách lược.

+ Giải quyết thỏa đáng vấn đề quyền lợi chính đáng của công dân hai nước đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của nhau để các cộng đồng này đóng góp vào phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước.

+ Bên cạnh hợp tác song phương cần có cơ chế phối hợp hiệu quả với nhau trong tham gia giải quyết các vấn đề đa phương của khu vực và toàn cầu có liên quan đến lợi ích chung của cả hai bên, trong đó cần đặc biệt quan tâm các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh của ASEAN (ARF) và APEC.

+ Đổi mới hơn nữa cơ chế tiếp xúc và trao đổi song phương, lựa chọn các vấn đề và lĩnh vực nổi bật trong từng thời điểm, kịp thời tham khảo quan điểm lẫn nhau, hạn chế không để xảy ra tình huống Hàn Quốc phải lựa chọn giữa ta với một đối tác nước lớn khác, nhất là Mỹ và Trung Quốc.

+ Kịp thời tham khảo và nắm bắt lập trường, quan điểm của nhau về những vấn đề nhạy cảm trong tình hình an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ở biển Đông và trên Bán đảo Triều Tiên. Tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược với Hàn Quốc nhưng không làm phương hại quan hệ với CHDCND Triều Tiên và ngược lại.

+ Thiết lập hệ thống thông tin song phương trực tiếp về những vấn đề liên quan đến khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các mối đe doạ an ninh phi truyền thống.

226 - Về hợp tác kinh tế

+ Tận dụng tối đa thế mạnh, giảm thiểu những bất lợi từ thế yếu trong cơ cấu hợp tác hai bên. Trong mọi mối quan hệ hợp tác, bất cứ nước nào cũng đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, phát huy lợi thế để giành lợi ích tối đa, ví dụ như Hàn Quốc có thế mạnh về công nghiệp điện tử nên muốn xuất khẩu càng nhiều càng tốt, tương tự như vậy Việt Nam cũng phải lựa chọn đúng lĩnh vực ưu tiên để gia tăng xuất khẩu sang Hàn Quốc, hoặc hợp tác với họ để tăng cường chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Cần xây dựng cơ cấu hợp tác có khả năng tương trợ lẫn nhau phục vụ mục đích đôi bên cùng có lợi, làm cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển lâu dài và vững chắc.

+ Về cơ chế chính sách: Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài. Tiếp tục loại bỏ những rào cản ảnh hưởng đến đầu tư của nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng, cơ chế chính sách tài chính, tín dụng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại. Thúc đẩy mối quan tâm của các đối tác Hàn Quốc trong phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô như tài chính, tiền tệ và pháp luật để khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương.

+ Cần phát huy hiệu quả vai trò của Uỷ ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc. Đổi mới cơ cấu và cách thức làm việc của các phân ban trong Uỷ ban Liên chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc để tăng cường hiệu quả thiết thực của các chương trình hợp tác. Tiếp tục tăng cường mối quan hệ trực tiếp giữa các tỉnh, thành phố, giữa các doanh nghiệp của hai nước với nhau để có thể thấy hết được thế mạnh và nhu cầu của nhau.

+ Trong lĩnh vực FDI, đi liền với việc lành mạnh hoá, cải thiện môi trường đầu tư, cần mạnh dạn mở rộng khoản mục, lĩnh vực đầu tư và phải

227

có chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất… để thu hút luồng vốn FDI và lĩnh vực công nghệ cao mà Hàn Quốc có thế mạnh. Nếu không có giải pháp mạnh khó có thể thu hút được nguồn FDI vì hiện nay các quốc gia khu vực cũng đã có nhiều cải cách tăng sức hấp dẫn với FDI. Tranh thủ các ngành thế mạnh của Hàn Quốc, ví như xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực năng lượng, khai thác dầu khí, khoáng sản, công nghệ phục vụ xuất khẩu, nuôi trồng, chế biến nông, lâm, hải sản… Các quan hệ kinh tế phải gắn với quan hệ chính trị, bảo đảm lợi ích cả trước mắt và lâu dài, ở tầm thế giới, khu vực cũng như song phương. Ngoài ra, các nhà đầu tư ưa thích hình thức 100% vốn nước ngoài với quyền hạn và tính chủ động cao hơn, vì vậy cần có quy định phù hợp về chuyển đổi hình thức đầu tư trong quá trình sửa đổi luật FDI.

+ Trong lĩnh vực ODA, chú trọng nâng cao hiệu quả nguồn vốn, thúc đẩy nhịp độ giải ngân. Trên cơ sở đó, mạnh dạn vay vốn đầu tư vào các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Qua ODA chúng ta có điều kiện tạo lập cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư và thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Việt Nam cần phát huy thế mạnh của mình, có các biện pháp cụ thể để phối hợp với Hàn Quốc tăng cường quan hệ mọi mặt với các nước ASEAN. Đồng thời, phối hợp với các nước ASEAN thâm nhập vào thị trường hàng tiêu dùng của Hàn Quốc.

+ Nâng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hoá kinh doanh, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp. Xuất khẩu sẽ không thể tăng trưởng bền vững nếu không thường xuyên trau dồi kỹ năng xuất khẩu và văn hoá kinh doanh. Kỹ năng xuất khẩu tiên tiến bao gồm những vấn đề như sàn giao dịch, thương mại điện tử…, trong khi văn hoá xuất khẩu chứa đựng những nội dung như liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết ngược, coi trọng người

Một phần của tài liệu Quan hệ đối tác tòan diện việt nam hàn quốc trong bối cảnh quốc tế mới (Trang 244 - 263)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(359 trang)