Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ
4.3. Thiết kế bài học Vật lý
4.3.1. Các bước thiết kế bài học Vật lý.
Bất kỳ người GV nào khi tiến hành thiết kế bài học vật lý đều suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng để thực hiện các bước sau đây:
Xác định mục tiêu bài học.
Lựa chọn kiến thức cơ bản, cấu trúc kiến thức theo định hướng thích hợp.
Tạo nhu cầu nhận thức.
Tổ chức các hoạt động DH, xác định các hình thức tổ chức DH.
Xác định các PPDH.
Xác định hình thức củng cố và tập vận dụng các kiến thức mà HS vừa tiếp nhận, giao nhiệm vụ về nhà.
37
4.3.2. Mục tiêu bài học Vật lý.
Mục tiêu: là cái đích cần đạt tới sau mỗi bài học Vật lý.
Đối với việc lĩnh hội kiến thức, theo Bloom, có 6 mức độ yêu cầu sau đây:
Biết: chỉ ra được sự vật, hiện tượng mà ta cần quan tâm trong số vô vàn các sự vật và hiện tượng khác.
Hiểu: nêu được mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng mà ta xét với các sự vật và hiện tượng khác.
Áp dụng: vận dụng được kiến thức vào tình huống mới.
Phân tích: nhận biết các bộ phận của một tổng thể; suy diễn từ một nhận thức tổng quát ra những trường hợp riêng.
Tổng hợp: ghép các bộ phận thành hoàn chỉnh. Qui nạp từ những trường hợp riêng lẻ thành một định luật, nguyên lí tổng quát.
Đánh giá: định ra được chuẩn và so sánh được cái cần đánh giá với chuẩn.
4.3.3. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài học Vật lý
Để lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy học VL phổ thông, có thể sử dụng một phương pháp theo quy trình các bước sau đây:
Xác định mục tiêu của bài dạy học và của từng phần trong bài.
Xác định các nội dung chủ yếu của bài, của từng phần trong bài.
Chọn lọc trong các nội dung chủ yếu những khái niệm, định luật, thuyết…, các sự vật, hiện tượng VL tiêu biểu.
4.3.4. Tổ chức các hoạt động dạy Vật lý
Tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức không chỉ được thực hiện ngay lúc mới vào bài, mà còn phải kéo dài trong suốt cả tiết học. [[10], trang 24]
Khi bắt đầu bước vào bài mới, GV cần có sự định hướng nội dung HT cho HS.
Việc định hướng đó sẽ có hiệu quả cao hơn, nếu như tạo được sự hứng thú HT ở HS.
Xác định các hình thức tổ chức DH.
Đối với những nội dung thích hợp vừa sức, GV có thể tổ chức cho HS học cá nhân với SGK để nắm kiến thức bài học.
Đối với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
Đối với những nội dung mà HS không có khả năng tự học (những nội dung phức tạp, khó…) và mất nhiều thời gian nên tổ chức trong một thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp, cần thiết của lớp học, vì đây là hình thức DH ít phát huy tính tích cực HT của HS.
Xác định các PPDH.
38
Việc xác định các PPDH có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài học, vì nó có tính quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học.
Để xác định phương pháp dạy một bài ta thường dựa vào các căn cứ sau:
- Mục tiêu DH: thường được thực hiện bằng một (hay một số) PPDH thích hợp.
- Nội dung DH: không có PPDH nào thích hợp với tất cả nội dung DH, mỗi phương pháp chỉ thích ứng với một nội dung nhất định.
- Các giai đoạn của một quá trình nhận thức khoa học: tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, vận dụng thông tin. Mỗi giai đoạn tương ứng với một PPDH nhất định.
- Đối với HS: cần biết HS đạt đến trình độ nào về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, đặc điểm tâm sinh lí, các thói quen học tập và vốn kiến thức thực tế tích lũy được qua cuộc sống ra sao. Từ đó dự kiến các PPDH thích hợp, khêu gợi tính tích cực hoạt động của HS trên cơ sở phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân của các em.
- Những điều kiện vật chất của việc DH: đặc điểm, số lượng học sinh, tài liệu và phương tiện, thiết bị DH, các điều kiện vật chất khác…cũng có tác động nhiều khi rất quan trọng tới việc lựa chọn PPDH.
4.3.5. Tổ chức các hoạt động học Vật lý.
Đối với bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới, hoạt động DH thường được tổ chức theo 3 kiểu sau:
- Kiểu 1: Nhiệm vụ được giao cho cả lớp, cá nhân thực hiện, sản phẩm giống nhau.
- Kiểu 2: Nhiệm vụ thống nhất cho cả lớp, làm theo nhóm, sản phẩm giống nhau.
- Kiểu 3: Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ riêng, sau đó lắp ráp kết quả các nhóm thành sản phẩm chung duy nhất cho cả lớp.
Các yêu cầu đối với việc tổ chức hoạt động HT.
- Dựa vào mục tiêu của bài học để phân chia bài học thành các hoạt động HT. Mỗi mục tiêu cụ thể của bài học có thể gồm một hoặc một số hoạt động.
- Mỗi hoạt động cần đề ra mục tiêu cụ thể, chi tiết hơn.
- Tiến trình tổ chức các hoạt động phải phù hợp với logic của bài học và tiến trình xây dựng kiến thức mới.
- Hoạt động HT phải có tác dụng phát huy đến mức cao nhất tính chủ động, ST của HS và thu hút sự tham gia của tất cả HS trong nhóm hoạt động trong lớp.
4.3.6. Các hình thức củng cố, đánh giá và vận dụng các kiến thức mà HS vừa tiếp nhận.
Việc củng cố và đánh giá cuối bài học nhằm xem mục tiêu của bài học có đạt được không? đạt được ở mức nào? Việc đánh giá có thể được tiến hành vào cuối tiết học hiện tại, hoặc ở giờ học sau, vào đầu giờ, giữa hay cuối giờ. Hình thức củng cố giúp cho HS vẫn tiếp tục suy nghĩ về các tri thức vừa học ngay vào lúc tiết học sắp kết thúc và bước đầu có thể áp dụng những tri thức đó vào các tình huống quen thuộc có nhiều tác dụng tích cực đối với việc nắm và xử lí thông tin của HS.
39