CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu tổ chức của hệ thống công đoàn Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 51)

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

1.2. Các lý thuyết tiếp cận và khái niệm công cụ

1.2.2. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ

Hệ thống chính trị là một khái niệm hiện đại. Trong những thập kỷ gần đây, khái niệm hệ thống chính trị mới đƣợc đề cập đến nhiều trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước, trong sách báo, tài liệu và trong đời sống xã hội.

Hệ thống chính trị là một tổng thể thiết chế thể hiện quyền lực chính trị của một giai cấp đối với toàn xã hội. Không thể không nói tới vấn đề giai cấp khi nghiên cứu về hệ thống chính trị. Tất nhiên, với mỗi giai đoạn lịch sử thì vấn đề giai cấp, dân tộc và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều phải đƣợc nhìn nhận trong sự vận động và phát triển của nó.

Hệ thống chính trị là một loại hệ thống xã hội, một hệ thống mở, bao gồm các tổ chức, các thiết chế chính trị – xã hội và các mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xã hội [Triết học mác – Lênnin. Đề cương bài giảng trong các trường đại học và cao đẳng, Nxb Giáo dục 1994, tập 2, tr. 87].

Nghiên cứu về hệ thống chính trị không thể chỉ nghiên cứu thuần tuý về phương diện chính trị, bản chất giai cấp của hệ thống chính trị. Không có giai

38

cấp nào tồn tại mà không gắn liền với dân tộc. Những điều kiện, đặc điểm của dân tộc luôn là những nhân tố tác động đến giai cấp, chính đảng và hệ thống chính trị. Nghiên cứu những nét đặc thù, những đặc điểm dân tộc trong đặc điểm chung của hệ thống chính trị là rất cần thiết. Đó là vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.

Song, trên phương diện tổng quát, người ta còn tính tới cả môi trường các quan hệ chính trị vào hệ thống chính trị, có thể xem hệ thống chính trị nhƣ hình thức tổ chức chính trị của một xã hội. Hình thức tổ chức này bao gồm những yếu tố cấu thành nên cấu trúc cơ quan chính trị, quan hệ giữa chúng với nhau và cả mối quan hệ qua lại của môi trường chính trị xung quanh đối với chúng. Từ những quan niệm nhƣ trên có thể hiểu hệ thống chính trị của một quốc gia là một cơ cấu chính trị phức tạp bao gồm các đảng phái chính trị, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành cùng với các quan hệ giữa chúng với nhau và quan hệ qua lại của chúng với môi trường chính trị của xã hội.

Trong hệ thống chính trị quốc gia luôn có một lực lƣợng trung tâm nắm quyền lực Nhà nước, quyết định chức năng và cấu trúc của hệ thống chính trị.

Điểm quan trọng ở đây là hệ thống chính trị được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền, có nghĩa nó mang tính giai cấp và lợi ích của giai cấp cầm quyền định hướng mọi hoạt động của nó.. Tính giai cấp này được thể hiện rõ rệt trong cấu trúc của bộ máy Nhà nước và thể hiện về mặt lý luận trong cương lĩnh, chính sách của đảng cầm quyền.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, lực lƣợng trung tâm là giai cấp công nhân trong mối liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Điều này quyết định nội dung và tính chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và cấu trúc của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

39

Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam là trung tâm lãnh đạo chính trị của hệ thống chính trị. Nhà nước là mắt xích cơ bản của hệ thống chính trị; là trung tâm của quyền lực, nắm quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội bằng phương thức cưỡng chế, thực hiện việc quản lý xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Công đoàn Việt Nam), Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,.... và các đoàn thể nhân dân.

Hệ thống chính trị Việt Nam có một số đặc điểm sau đây:

1- Đó là một hệ thống tổ chức có sự phân định rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi tổ chức, có tính tổ chức cao đƣợc đảm bảo bởi nguyên tắc chỉ đạo: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tập trung dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2- Hệ thống chính trị Việt Nam có sự thống nhất về lợi ích lâu dài và mục tiêu hoạt động. Tính thống nhất này bắt nguồn từ sự thống nhất về kinh tế , chính trị và tư tưởng trong xã hội. các thiết chế: Đảng Cộng sản, Nhà nước, các tổ chức xã hội (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,...) tuy có vị trí, chức năng, nhiệm vụ riêng nhƣng đều nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

3- Hệ thống chính trị Việt Nam có tính dân chủ. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, động lực, vừa là phương tiện để tổ chức, vận hành hệ thống chính trị. Mỗi tổ chức đều đƣợc tổ chức và hoạt động theo một cơ chế vừa bảo đảm tính tập trung thống nhất vừa tạo điều kiện cho các bộ phận của tổ chức đó phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị là quan hệ bình đẳng.

1.2.2.2. Khái niệm tổ chức

“Tổ chức là dấu hiệu đặc trƣng và yếu tố cấu thành một xã hội công nghiệp và dịch vụ hiện đại”. Hầu hết các nhà xã hội học đều nhất trí với định

40

nghĩa trên. Nó phù hợp với ngôn ngữ khoa học hiện hành. Tuy nhiên, nhiều người không phải là những nhà khoa học lại không đồng ý quan điểm trên.

Theo họ cũng có những biểu hiện chứng minh cho khái niệm tổ chức. Tuy nhiên, những biểu hiện này không có ý nghĩa đặc biệt nhƣ là dấu hiệu đặc trƣng hay thậm chí yếu tố cấu thành xã hội chúng ta. Vì vậy, luận điểm trên mâu thuẫn với nhận thức thường ngày. Nguyên nhân của những khác nhau khi đánh giá tính xác thực hay đúng đắn của quan niệm trên không phải vì những khác nhau đó xuất hiện trong thực tế cần phải qua hay thực tế cần nhận thức, mà do sự sử dụng khác nhau khái niệm tổ chức: Theo ngôn ngữ thông thường thì khái niệm “tổ chức” được hiểu khác nhiều so với ngôn ngữ của khoa học.

Theo ngôn ngữ thông thường, tổ chức được định nghĩa là hoạt động của những người hay sự liên kết của nhiều người hay nhiều nhóm người với nhau nhằm đạt đƣợc các lợi ích nhất định của họ. Về nguyên tắc, ở đây đề cập đến các mục tiêu mà nhiều người cùng quan tâm những mục tiêu mà nếu từng cá nhân một thực hiện một mình thì không dẫn đến thành công, Theo quan niệm này thì Công đoàn, Đảng, Hiệp hội kinh tế và các liên minh tương tự được gọi là tổ chức. Các liên kết khác của nhiều người, tương tự cũng nhằm phục vụ việc đạt đƣợc những mục tiêu chung nhƣ nhà máy, cơ quan rất ít khi hay nói chung không bao giờ đƣợc gọi là tổ chức. Đối với loại hình này nhìn chung người ta có những khái niệm đặc trưng khác. Người ta gọi đó là Cơ quan, Cục, viện.

Những khác nhau nhƣ vậy trong cách sử dụng và trong ý nghĩa các khái niệm được người ta thường xuyên chú ý.Sự khác nhau trong các sử dụng khái niệm không chỉ xảy ra giữa các nhà khoa học mà còn xảy ra giữa những nhà khoa học và những người không phải là nhà khoa học thuộc bộ môn khác nhau.Sự khác nhau cũng xảy ra giữa các nhà khoa học cùng bộ môn khoa học nhƣng lại thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học khác nhau. Ngoài ra còn có những khác nhau dựa trên sự khác nhau về nguồn gốc xã hội, về sự phụ thuộc vào

41

nhóm hay tầng lớp xã hội hay các tổ chức. Do đó mà khái niệm tổ chức đƣợc hiểu một cách phong phú theo khái niệm của ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ khoa học. Khái niệm tổ chức mang nhiều ý nghĩa và tuỳ theo mục đích đặt ra, phạm vi và tình huống đối thoại mà nó biểu thị đúng những hiện tƣợng khác nhau, thậm chí đôi khi cả những hiện tƣợng trái ngƣợc. Khái niệm này thiếu tính chính xác, vì vậy không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng một hiện tượng xã hội có được biểu thị là tổ chức hay không. Thông thường người ta chỉ khai thác mối quan hệ mà trong đó khái niệm tổ chức đƣợc sử dụng xem các hiện tượng nào của thực tế xã hội chúng ta tương đồng với khái niệm đó và hiện tượng nào không tương đồng mà thôi. Điều này thường xuyên dẫn đến việc khái niệm tổ chức có nhiều ý nghĩa khác nhau, đôi khi có thể có đƣợc sự thống nhất giữa các nhà khoa học và các nhà thực tế, nhƣng đôi khi không nhất trí cho lắm hoặc thậm chí hoàn toàn không nhất trí.

- Vì vậy, đối với khoa học xã hội thì các hiện tƣợng thuộc nhiều loại khác nhau như xí nghiệp, cơ quan chức năng. Cục, trường học, Đảng, Nhà nước, Công đoàn, hiệp hội kinh doanh, hội hoá trang, các hội bảo trợ, Đoàn thanh niên, bệnh viện, Câu lạc bộ TDTT, ngân hàng, nhóm giải trí, siêu thị, xí nghiệp vận tải, hiệp hội thanh niên, sinh viên, cửa hàng mua bán, nhà hát, đội thiếu niên v.v... đều được gọi là tổ chức. Khái niệm tổ chức ở đây bao hàm nhiều nghĩa hơn so với ngôn ngữ thông thường. Theo quy tắc thì tổ chức được định nghĩa là sự kết hợp của các cá nhân và có cùng 3 đặc điểm ngang nhau sau đây:

- Chúng đƣợc tạo ra nhằm thực hiện các mục tiêu đặc biệt và chúng không đồng thời phục vụ cho bất kỳ mục tiêu nào.

- Chúng có cấu trúc phân công lao động, có nghĩa không phải tất cả những người tham gia tổ chức được giao những nhiệm vụ giống nhau để thực hiện mà khác nhau tuỳ theo mức độ. Tuy nhiên, trước hết việc hoàn thành

42

từng nhiệm vụ trong các nhiệm vụ đó phải phục vụ cho mục đích nhất định của khối thống nhất mà trong đó mỗi người đều có phần đóng góp của mình.

- Chúng đƣợc hình thành với một ban quản lý. Ban quản lý có bổn phận đại diện cho khối thống nhất đó đối với công việc nội vụ và với bên ngoài. Ban quản lý chịu trách nhiệm đảm bảo sự điều phối và thực hiện mục đích của khối thống nhất.

Theo cách này, người ta phân biệt:

- Xác định mục đích riêng

- Tổ chức phân công công việc có định hướng theo mục tiêu - Có một ban quản lý

Đó là những đặc điểm chung của tổ chức so với các loại và hình thức khác mà trong đó một nhóm người hay nhiều người tập hợp lại với nhau hay có thể đoàn kết lại với nhau. Ví dụ: một bên là bạn hữu, gia đình, nhóm chơi, tình láng giềng, còn bên kia là phường xã, đoàn thể quần chúng, hiệp hội.

Trên nguyên tắc, tổ chức phục vụ cho các mục đích nhất định đã chọn:

chẳng hạn nhƣ các xí nghiệp sản xuất hàng hoá thì không hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Các cơ quan chức trách giải quyết các dịch vụ công cộng hoặc quản lý thì lại không hành nghề buôn bán các loại hàng hoá và không sản xuất hàng hoá [Trong mối quan hệ này thì hàng hoá không đƣợc hiểu là dịch vụ nhƣ đƣợc thâu tóm trong khái niệm Hàng hoá, trong đó nó không bao gồm các đối tƣợng vật chất cần thiết hoặc không cần thiết và trong trật tự kinh tế của chúng ta nó mang đặc trưng của hàng hoá]. Các trường học phục vụ việc truyền bá kiến thức cho trẻ em, thanh niên hoặc dạy dỗ chứ không thực hiện việc giữ trẻ, chăm sóc bệnh nhân, vận chuyển hàng hoá.

Bệnh viện đƣợc xây dựng để chăm sóc và chữa bệnh cho bệnh nhân nhƣng không quản lý những người phạm tội hoặc không tạo ảnh hưởng về chính trị đối với công chúng, nhiệm vụ này trước hết là mục đích của các Đảng phái.

Các Đảng phái này trái lại cũng không can thiệp một cách trực tiếp vào việc

43

chăm sóc bệnh nhân, sản xuất hàng hoá hoặc đào tạo học sinh. Hoặc, nhà thờ phục vụ về mặt cuộc sống tinh thần và truyền bá giữa thực tại và thế giới bên kia, tuy nhiên mục đích của nó không phải là gây ảnh hưởng về chính trị, chăm sóc bệnh nhân lẫn tạo ra hàng hoá vật chất.

Hơn nữa chúng ta cũng thấy, sự giới hạn của tổ chức thông qua các mục tiêu riêng của nó hoàn toàn không rõ ràng như trước đó biểu thị. Một mặt vì khi quy mô của tổ chức càng lớn thì nó càng phục vụ nhiều mục đích hơn.

Mặt khác, nói đúng ra những mục tiêu riêng trước mắt không nhất thiết luôn là những mục tiêu chủ đạo. Ví dụ nhƣ sản xuất hàng hoá của các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường đôi khi không phải chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về sản xuất hàng hoá mà mục tiêu trước mắt là thu đƣợc lãi hay lợi nhuận để tăng vốn hoặc tăng uy tín cho doanh nghiệp.

Tổ chức được sắp xếp theo phân công lao động. Trong xí nghiệp, tuỳ thuộc vào quy mô, ít hay nhiều đều có sự phân cách giữa các công việc khác nhau, đặc biệt giữa nhiệm vụ lập kế hoạch, lãnh đạo, chuẩn bị tiến hành công việc và kiểm tra cũng nhƣ các nhiệm vụ xác định mục đích, cung cấp, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xử lý hành chính. Một cửa hàng bán ô tô, đƣợc chia thành nhiều phòng với những nhiệm vụ khác nhau nhƣ: phòng bán hàng, phòng tài chính, phòng phục vụ khách hàng, phòng phụ tùng, phòng chuyên môn và phòng nhân sự. Mỗi một phòng có một trưởng phòng. Cửa hàng buôn bán ô tô muốn bán nhiều ô tô cho các đại lý khác và quản lý việc bán hàng.

Các nhà chức trách lại tách bạch các công việc sắp xếp trật tự, kiểm tra, thực hiện, quản lý và công tác lãnh đạo. Để làm sáng tỏ một cách tổng quát về phân công công việc của phòng trung tâm và các phòng ban đƣợc tiếp tục phân chia đến các phòng nhỏ và các lĩnh vực hoạt động riêng nhƣ thế nào.

Cũng như vậy, trong trường học, người ta chia ra các nhiệm vụ đi học (học sinh), dạy học (giáo viên), hành chính (ban thƣ ký/ trợ lý giáo vụ), quản lý (Ban lãnh đạo) và chia trường học này thành nhiều nhóm khác nhau.

44

Cơ cấu phân công lao động là loại hình độc đáo nhƣng cũng là một vấn đề đặc biệt của tổ chức.

Tổ chức có một Ban quản lý. Trong xí nghiệp có ban lãnh đạo xí nghiệp hoặc doanh nghiệp, đƣợc bổ sung thêm bằng Hội đồng xí nghiệp.

Trong cửa hàng bán ô tô, lãnh đạo là cửa hàng trưởng, nhưng ông ta lại nằm dưới sự kiểm tra của đại hội công ty, Ban kinh tế và Ban Giám đốc.

Trong cơ quan chính quyền thì cấp lãnh đạo là Chủ tịch, Giám đốc hoặc Đoàn chủ tịch, Ban lãnh đạo chính quyền hoặc Ban lãnh đạo sở (nhiều thành viên lãnh đạo hoặc đồng lãnh đạo), đƣợc bổ sung bằng Ban nhân sự.

Trong các trường học thì cấp lãnh đạo là Ban giám hiệu mà đại diện là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc, được bổ sung bằng các Uỷ ban tự quản và chịu sự kiểm tra của chính quyền sở tại cũng như Hội đồng nhà trường và Bộ Giáo dục.

Việc tồn tại một cấp lãnh đạo là trung tâm của tổ chức cũng dẫn đến hàng loạt các vấn đề đƣợc bộ môn xã hội học tổ chức đƣa ra, trình bày, phân tích và thảo luận.

Chính vì ý nghĩa đặc biệt của nó đối với những người dân cũng như cho toàn xã hội nói chung nên mỗi loại trong số các loại tổ chức khác nhau đều là mối quan tâm đặc biệt của bộ môn khoa học xã hội và đƣợc diễn tả bằng khả năng tổ chức lao động. Theo khái niệm này chúng ta hiểu đó là các tổ chức trong đó bao gồm một Ban quản lý, một đội ngũ những người mà nghề nghiệp chính của họ là làm việc trong tổ chức và cho tổ chức, thông qua công việc của họ trong tổ chức mà họ hoàn toàn hoặc một phần lo liệu đƣợc cuộc sống của mình hay nói cách khác họ là những người trong tổ chức phục vụ công tác chuyên môn của mình cho tổ chức. Các tổ chức lao động kiểu nhƣ vậy là các xí nghiệp, cơ quan chính quyền, trường học và cả nhà thờ, Đảng phái và Công đoàn.

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu tổ chức của hệ thống công đoàn Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)