GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu tổ chức của hệ thống công đoàn Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 54 - 200)

Chương 2. Thực trạng cơ cấu tổ chức của hệ thống Công đoàn Việt Nam 50 2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Công đoàn Việt Nam

2.1.4. GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY

Sau khi Đất nước thống nhất, tổ chức Công đoàn hai miền đã được thống nhất lại thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Do hậu quả của cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt, do sự chuyển đổi chậm trễ cơ chế kinh tế từ thời chiến sang thời bình, do mối quan hệ kinh tế quốc tế biến đổi, bất lợi đối với chúng ta..., Đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trước tình hình đó, Đất nước ta chuyển sang thời kỳ đổi mới toàn diện. Tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng có những biến đổi sâu sắc cả về cơ cấu tổ chức và hoạt động.

Đại hội VI Công đoàn Việt Nam năm 1988 đã nhìn lại phong trào công nhân, viên chức và hoạt động Công đoàn trong 5 năm (năm 1983-1988) nêu rõ tình hình phong trào công nhân, viên chức và hoạt động Công đoàn, đồng thời xác định rõ: Công đoàn phải thực hiện có hiệu quả mục tiêu tổng quát những năm còn lại của chặng đường đầu thời kỳ quá độ mà Đại hội VI của Đảng nêu ra là: ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục sử dụng những tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng

54

đường tiếp theo. Là tổ chức rộng lớn nhất của giai cấp công nhân, lao động Việt Nam.

Đại hội VII Công đoàn Việt Nam tiến hành vào tháng 11 năm 1993.

Trong báo cáo trình Đại hội VII Công đoàn Việt Nam, sau khi trình bày những thành tích và khuyết điểm của phong trào trong nhiệm kỳ qua, đã nêu kết luận: Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Công đoàn coi trọng chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động. Song, trong điều kiện có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, thì lợi ích của giai cấp công nhân không tách rời lợi ích của Đất nước, của dân tộc. Do đó, Công đoàn không chỉ chăm lo, bảo vệ lợi ích trước mắt mà phải quan tâm đến lợi ích dâu dài và sự ổn định, phát triển Đất nước theo mục tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội; phải làm tốt chức năng giáo dục, vận động công nhân lao động tích cực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; để có thể nhanh chóng phát triển tổ chức, tập hợp đƣợc đông đảo công nhân, lao động trong các thành phần kinh tế, Công đoàn phải tăng cường các hoạt động xã hội, đáp ứng lợi ích thiết thân của công nhân, lao động và có nhiều hình thức hoạt động, phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp theo đúng nguyên tắc, điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Tháng 11 năm 1998, Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam đƣợc tiến hành.

Báo cáo của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá VII trình Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam nêu những thành tựu đã đạt đƣợc, chỉ rõ những mặt thiếu sót trong nhiệm kỳ 5 năm. Đặc biệt, báo cáo rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng: mọi mặt hoạt động của Công đoàn phải xuất phát từ đường lối, chính sách của Đảng, nguyện vọng của người lao động và quy định của pháp luật, có chương trình, mục tiêu cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cấp chính quyền. Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Công đoàn và chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ, nhất là cấp cơ sở. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải chặt chẽ, sát thực tế, có sự kiểm tra đôn đốc; sơ, tổng kết rút kinh nghiệm thường xuyên các mặt hoạt động Công

55

đoàn; đẩy mạnh các hoạt động xã hội, thể hiện rõ vai trò của Công đoàn là người đại diện chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, giúp công nhân, viên chức, lao động thực hiện tốt nghĩa vụ của người công dân và người lao động, áp dụng nhiều hình thức linh hoạt phù hợp với đặc điểm về giới, về nghề nghiệp, khu vực, nhằm đạt hiệu quả cao, xây dựng phương pháp hoạt động tài chính và kinh tế Công đoàn ngày càng có hiệu quả, phục vụ tốt hơn hoạt động của Công đoàn trong cơ chế mới, thường xuyên tổ chức phong trào hành động cách mạng, thi đua lao động sản xuất, công tác trong công nhân, viên chức, lao động hướng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các kế hoạch của cơ quan, doanh nghiệp; cán bộ là nhân tố quyết định, do đó cần có kế hoạch, quy hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn, trước hết là cán bộ Công đoàn chủ chốt cấp trên cơ sở và chủ tịch Công đoàn cơ sở có bản lĩnh của giai cấp công nhân, có uy tín và năng lực hoạt động thực tiễn, am hiểu về ngành nghề, luật pháp, chính sách, xuất thân và trưởng thành từ phong trào cách mạng của công nhân, viên chức, lao động. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng để thu hút cán bộ giỏi, nhiệt tình hoạt động Công đoàn, có cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn trung thực, thẳng thắn đấu tranh; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nắm vững các xu thế định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước và thế giới, từ đó, có cơ sở xác định phương hướng, nhiệm vụ Công đoàn cho phù hợp, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin từ Trung ƣơng đến cơ sở [Văn kiện Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội, 1999, tr.79-81].

Đại hội IX Công đoàn Việt Nam (tháng 10/2003) đã đánh dấu lịch sử phát triển của Công đoàn Việt Nam về mọi mặt kể cả về cơ cấu tổ chức và hoạt động.

Hiện nay, cả nước có trên 61.400 Công đoàn cơ sở với hơn 4,25 triệu đoàn viên, đƣợc tập hợp trong 64 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; 20 Công đoàn ngành Trung ƣơng và Tổng công ty trực

56

thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Tính đến 2003 cơ cấu tổ chức của hệ thống Công đoàn phát triển cả về hệ thống chiều ngang và chiều dọc, chỉ riêng Công đoàn trong các công ty cổ phần đã có hơn 4.000 Công đoàn cơ sở, gần 3.000 Công đoàn cơ sở các trường mẫu giáo mầm non ngoài công lập...

(chi tiết về cơ cấu tổ chức hệ thống Công đoàn chúng tôi sẽ trình bày ở phần 2.2 tiếp theo).

2.2. Cơ cấu tổ chức của hệ thống Công đoàn Việt Nam

2.2.1. Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam tổ chức theo bốn cấp cơ bản (xem sơ đồ 2.1).

Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

CĐ ngành Trung ương

Liên đoàn Lao động Tỉnh, Thành phố (TƯ)

Công đoàn Công ty

Công đoàn Tổng Công ty

Công đoàn Tổng Công ty

Công đoàn Quận, Huyện,

T.phố thuộc Tỉnh

Công đoàn ngành địa

phương

CĐCS thành viên của

Công ty

CĐCS thành viên của

TCT

CĐCS trực thuộc

CĐN

Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở

CĐCS trực thuộc

Ghi chú:

Chỉ đạo trực tiếp Phối hợp(đồng cấp) Chỉ đạo phối hợp

57

 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của các cấp Công đoàn; Tổng Liên đoàn Lao động trực tiếp lãnh đạo các Công đoàn ngành Trung ƣơng, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ƣơng). Giữa hai kỳ Đại hội, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định các chủ trương và biện pháp thi hành các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Công đoàn toàn quốc. Thay mặt công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước; Tham gia xây dựng luật pháp, chế độ, chính sách, tổ chức các phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động; xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động v.v...

 Công đoàn ngành Trung ƣơng:

Công đoàn ngành Trung ƣơng tổ chức chỉ đạo các Công đoàn thuộc ngành; vận động phong trào công nhân, viên chức và lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế kỹ thuật; xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động của ngành; tham gia quản lý kinh tế, xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện chương trình phát triển toàn diện của ngành; tham gia xây dựng và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ lao động trong ngành, chăm lo đời sống công nhân, viên chức và lao động về những vấn đề có liên quan đến ngành nghề.

Nghiên cứu đề xuất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam những vấn đề xây dựng đội ngũ công nhân, tổ chức hoạt động Công đoàn của ngành và các vấn đề cần tham gia với Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, quản lý kinh tế thuộc ngành trong giai đoạn mới.

Để thực hiện những vấn đề nói trên, Công đoàn ngành Trung ƣơng vừa nghiên cứu vừa chỉ đạo. Hai mặt này có mối quan hệ tác động lẫn nhau,.

Nghiên cứu để chỉ đạo, chỉ đạo để phục vụ cho nghiên cứu các mặt hoạt động

58

Công đoàn đi sâu vào ngành nghề, nhằm thực hiện có hiệu quả các chức năng Công đoàn trong ngành.

 Liên đoàn Lao động địa phương

Tổ chức chỉ đạo các phong trào cách mạng của công nhân, viên chức và lao động ở địa phương, trọng tâm là phong trào thi đua lao động giỏi; các hoạt động xã hội nhằm chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn. Cùng với chính quyền địa phương tổ chức, vận động phong trào bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa phương; Xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn về mọi mặt. Cùng chính quyền địa phương chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn.

Thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý kinh tế xã hội ở địa phương; tham gia xây dựng chính quyền địa phương trong sạch vững mạnh. Thực hiện có hiệu quả pháp lệnh cán bộ - Công chức của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhƣ vậy Liên đoàn Lao động địa phương không những chỉ tổ chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, của Tỉnh uỷ, Thành uỷ mà còn có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các Công đoàn ngành địa phương, các Liên đoàn Lao động quận, huyện, các Công đoàn cơ sở trực thuộc, thực hiện các nội dung công tác theo ngành nghề của các Công đoàn ngành Trung ƣơng.

 Công đoàn ngành địa phương:

Nghiên cứu vận dụng các Nghị quyết của Liên đoàn Lao động địa phương; Công đoàn ngành Trung ương, đề ra các nội dung và biện pháp chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trong ngành, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh trong tình hình mới. Xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trong ngành; Thay mặt công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý theo quy định của luật pháp, chính sách. Cùng cơ quan quản lý ngành, hướng

59

dẫn giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến công nhân, viên chức và lao động của ngành.

Công đoàn ngành địa phương vừa là đối tượng chỉ đạo của Liên đoàn Lao động địa phương, vừa là đối tượng chỉ đạo về nội dung ngành nghề của Công đoàn ngành Trung ương nên Công đoàn ngành địa phương có chức năng chung là trực tiếp chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Liên đoàn Lao động địa phương và Công đoàn ngành Trung ương trong các Công đoàn cơ sở của Ngành sát với địa phương và phù hợp với ngành nghề. Công đoàn ngành địa phương là cấp trên trực tiếp của Công đoàn cơ sở.

 Công đoàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công đoàn Huyện)

Công đoàn cấp Huyện đƣợc thành lập ở những huyện có đông công nhân, lao động và có nhiều đơn vị doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hoặc Huyện có vị trí trọng yếu về kinh tế, an ninh thì thành lập Liên đoàn Lao động Huyện (theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam). Liên đoàn Lao động Huyện là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Nghiệp đoàn đóng trên địa bàn (trừ các cơ sở thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố hoặc Công đoàn ngành địa phương).

Liên đoàn Lao động Huyện có trách nhiệm giáo dục, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trong huyện. Chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn huyện;

Thực hiện chỉ thị Nghị quyết của Công đoàn cấp trên, của cấp uỷ Huyện.

Tham gia xây dựng chính quyền địa phương; Phối hợp với chính quyền huyện vận động tổ chức các phong trào giữ gìn trật tự an ninh và an toàn xã hội trên địa bàn. Giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của công nhân, viên chức và lao động trên địa bàn huyện.

60

 Công đoàn Tổng công ty

Công đoàn Tổng công ty đƣợc tổ chức ở những đơn vị có các cơ sở thành viên có quan hệ chặt chẽ với nhau về kinh tế, Công đoàn Tổng công ty là Công đoàn cấp trên trực tiếp của các Công đoàn cơ sở thành viên. Công đoàn Tổng công ty có các cơ sở thành viên nằm trên một tỉnh, thành phố thì do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập và chỉ đạo trực tiếp. Công đoàn ngành Trung ương (nếu có) hướng dẫn nội dung kinh tế - Kỹ thuật thuộc ngành.

Công đoàn Tổng công ty có các cơ sở thành viên nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố thì việc thành lập Công đoàn Tổng công ty do Công đoàn ngành Trung ƣơng quyết định thành lập và trực tiếp chỉ đạo. Liên đoàn Lao động địa phương hướng dẫn các mặt công tác xã hội - an ninh quốc phòng ở địa phương.

- Đối với một số Công đoàn công ty, Liên hiệp xí nghiệp trong quá trình đổi mới quản lý kinh tế, một số công ty và liên hiệp xí nghiệp đủ điều kiện Nhà nước cho phép thành lập Tổng công ty. Một số công ty chưa đủ điều kiện vẫn còn tồn tại là một cấp quản lý kinh tế, cấp trên cơ sở. Nhƣ vậy các Công đoàn thuộc các công ty này vẫn còn là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Tổ chức cơ sở của Công đoàn

Tổ chức cơ sở của Công đoàn bao gồm: Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan Nhà nước; Công đoàn cơ sở trong các hợp tác xã, dịch vụ công nghiệp.

Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Công đoàn cơ sở trong các Nghiệp đoàn.

61

Căn cứ vào các nội dung xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. Các Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhằm đạt các tiêu chuẩn Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn vững mạnh.

2.2.2. Cơ cấu cán bộ Công đoàn Việt Nam

Đội ngũ cán bộ Công đoàn gắn liền với hệ thống tổ chức Công đoàn và yêu cầu của công tác tổ chức.

 Cơ cấu cán bộ Công đoàn

Cơ cấu đội ngũ cán bộ Công đoàn Việt Nam bao gồm:

Cán bộ từ tổ trưởng, tổ phó Công đoàn; các Uỷ viên Ban chấp hành Công đoàn các cấp do dân chủ bầu ra, cán bộ đƣợc bổ nhiệm, cán bộ nghiệp vụ, chuyên viên làm trong cơ quan của các cấp Công đoàn.

Trong đội ngũ cán bộ Công đoàn nói trên có các cán bộ chuyên trách công tác Công đoàn, có cán bộ không chuyên trách công tác Công đoàn, bao gồm:

 Cán bộ cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc

Đội ngũ cán bộ làm trong cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, các Uỷ viên Đoàn chủ tịch, Uỷ viên Ban chấp hành, các Trưởng, Phó ban chuyên đề, Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc, các cán bộ nghiên cứu, chuyên viên, cán bộ nghiệp vụ và công nhân viên thuộc cơ quan Tổng Liên đoàn.

 Cán bộ cấp Liên đoàn Lao động địa phương, Công đoàn ngành Trung ương - Cán bộ cấp Liên đoàn Lao động địa phương

Đội ngũ cán bộ Liên đoàn Lao động địa phương và các đơn vị trực thuộc bao gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch, các Uỷ viên Thường vụ, Uỷ viên Ban chấp hành, Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc, các cán bộ nghiệp vụ và công nhân viên thuộc cơ quan Liên đoàn địa phương.

- Cán bộ cấp Công đoàn ngành Trung ƣơng

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu tổ chức của hệ thống công đoàn Việt Nam thời kỳ đổi mới (Trang 54 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(202 trang)