CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN DÒNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM
2.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay
2.2.3. Có chuyển hướng mạnh trong lĩnh vực đầu tư
Nếu như trước đây đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khách sạn, dịch vụ, công nghiệp nhẹ thì đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian gần đây có sự chuyển hướng mạnh sang lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chế tạo, chế biến. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tƣ ở Việt Nam hiện nay, đứng đầu là công nghiệp và xây dựng, với 569 dự án và tổng số vốn đầu tƣ là 2.105.746.703 USD; tiếp đó là ngành dịch vụ với 85 dự án và tổng vốn đầu tƣ là 543.538.717 USD, cuối cùng là ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản với 27 dự án và tổng vốn đầu tƣ là 78.609.636 USD. Đầu tƣ của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành dịch vụ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây do bản thân sự phát triển của ngành dịch vụ làm tăng thêm một số ngành mới nhƣ: truyền thông, giải trí,tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Điều quan trọng là trong lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng hướng về ngành dịch vụ vì chúng đòi hỏi thời gian đầu tƣ ngắn, vốn ít, nhƣng lại thu lợi nhuận rất lớn.
Đầu tƣ của các doanh nghiệp Trung Quốc vào ngành nông, lâm ngƣ nghiệp luôn thấp, bởi vì theo xu hướng chung- đầu tư vào ngành này rất khó khăn, lợi nhuận thấp và việc thu hồi vốn cũng rất chậm. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, do những biến động lớn của khí hậu, sản xuất nông nghiệp càng nhiều rủi ro.
Trong ngành công nghiệp và xây dựng, cũng có sự chuyển hướng đáng kể. Lúc đầu, nhiều dự án đã chuyển hướng sang khai thác mỏ, xây dựng nhà máy luyện kim, xây dựng cơ sở hạ tầng, chế biến, chế tạo. Các năm 2005, 2006, các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung nhiều vào lĩnh vực khai mỏ,
45
nhƣng gần đây việc đầu tƣ vào lĩnh vực này giảm đi, năm 2010 đầu tƣ của Trung Quốc vào ngành khai mỏ chỉ chiếm 6 dự án, với số vốn đầu tƣ là 41.289.527 USD. Các doanh nghiệp Trung Quốc những năm gần đây đã chuyển hướng mạnh sang đầu tư chủ yếu vào ngành chế biến, chế tạo, năm 2010 trong ngành này trung Quốc có 510 dự án và số vốn đầu tƣ là 1.821.546.405 USD.
Đặc biệt, trong thời kỳ 2000-2011, hai bên đã hợp tác đầu tƣ có hiệu quả trong nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng, giao thông vận tải như dự án thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội- Đồng Đăng, Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội –Lào Cai, dự án viễn thông nông thôn, dự án cải tạo nâng cấp nhà máy gang thép Thái Nguyên, dự án xây dựng nhà máy khai thác và luyện đồng tại Sinh Quyền, hợp đồng EPC xây dựng nhà máy Alumin thuộc dự án tổ hợp Bauxit-nhôm Lâm Đồng trị giá 446 triệu USD…Ngoài ra, đầu tƣ của Trung Quốc còn phân bố rải rác ở một số lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, khai khoáng, thông tin và truyền thông, điện, khí nước, điều hoà… Tuy nhiên, cần nhận thức rằng: cho đến nay, đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tƣ lớn.
Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tƣ giai đoạn 2000- 2011 nhƣ trên đã kéo theo thay đổi trong quy mô đầu tƣ, hình thức đầu tƣ.
46
Bảng 2.2. Cơ cấu FDI theo ngành của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2010
STT Ngành Số
dự án
Vốn đăng ký (USD)
Vốn điều lệ (USD) I Công nghiệp và xây dựng 569 2.105.746.703 1.049.487.712
Cấp nước, xử lý chất thải 1 6.000.000 600.000 Công nghiệp chế biến, chế
tạo 510 1.821.546.405 919.839.721
Khai khoáng, 6 41.289.527 21.289.527
Sản xuất, phân phối điện, khí,
nước, điều hoà 3 28.953.000 9.887.000
Vận tải kho bãi 11 15.234.000 11.407.400
Xây dựng 38 198.123.771 86.464.064
II Nông, lâm, thuỷ sản 27 78.609.636 37.755.767
III Dịch vụ 85 543.538.717 203.525.957
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 16 17.297.029 9.213.381
Dịch vụ khác 2 8.088.000 3.026.000
Dịch vụ lưu trú, ăn uống 13 69.869.348 32.385.348 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 2 1.650.000 900.000 Hoạt động chuyên môn, khoa
học công nghệ 22 23.114.560 15. 054.560
Kinh doanh bất động sản 11 382.807.380 107.233.000 Nghệ thuật và giải trí 6 20.370.400 19.558.068 Tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm 2 15.300.000 15.300.000
Thông tin, truyền thông 5 1.470.000 855.600
Y tế và trợ giúp xã hội 6 3.571.400 3.571.400
Tổng 581 2.727.898.056 1.294.340.836
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2010
47