CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM
4.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua thu hút FDI của Trung Quốc 88 1. Nhóm giải pháp chung
4.4.4. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tƣ
Cần xây dựng một tầm nhìn chiến lƣợc dài hạn cho công tác XTĐT, nhằm tránh lúng túng, mâu thuẫn chồng chéo từ việc xây dựng kế hoạch, chương trình đến khâu tổ chức thực hiện.
Công tác quản lý nhà nước về XTĐT cần nâng cao hiệu quả, xác định rõ ràng các nội dung. Điều quan trong nhất là Việt nam cần xây dựng một văn bản pháp luật về vấn đề XTĐT.
Cần kiện toàn năng lực XTĐT ở cả cấp trung ƣơng cũng nhƣ địa phương (nhất là ở các địa phương), tập trung vào trình độ cán bộ, kinh phí và điều kiện hoạt động. Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm. Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và
91
nước ngoài. Nâng cấp trang thông tin điện tử về ĐTNN cập nhật và chất lƣợng tài liệu xúc tiến đầu tƣ bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tƣ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga)...
Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này. Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2010-2015 để đảm bảo kinh phí cho vận động thu hút vốn ĐTNN nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch.
Tăng cường vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, để kêu gọi đầu tƣ vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tƣ tiềm năng có nhu cầu đầu tƣ vào Việt Nam.
Các cuộc vận động đầu tư cần hướng chủ yếu vào các TNCs hàng đầu thế giới, đối với dự án lớn, thường xuyên cập nhật thông tin về điều kiện đảm bảo đầu tư theo yêu cầu của từng TNCs thay cho những cuộc hội thảo đông người kém hiệu quả. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, TNCs điều chỉnh thị trường đầu tƣ, có thể Việt Nam không còn đƣợc lựa chọn hoặc đƣợc đƣa vào diện ƣu tiên, do đó cần theo dõi để biết đƣợc chiến lƣợc đầu tƣ mới của TNCs.
Hơn thế, trước thực trạng nhiều doanh nghiệp FDI đang gặp khó khăn do tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát cao trong nước, thì Chính phủ và chính quyền các cấp cần tiếp cận, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp vƣợt qua tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Đó chính là cách xúc tiến đầu tƣ tốt nhất, vì chính các doanh nghiệp này sẽ quảng bá rộng rãi chính sách và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước ra bên ngoài.
92
4.4.5. .Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tƣ nói chung và Trung Quốc nói riêng, bởi vì việc này sẽ góp phần quan trọng trong giảm chi phí cho đầu tư, tăng tính hấp dẫn của môi trường Việt Nam.
Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng nhƣ thu hút đầu tƣ vào các công trình giao thông, năng lƣợng.
Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v.
Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lƣợng mới nhƣ sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.
Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện độc lập.
Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng...
93