Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI (Trang 55 - 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính

2.2.1.1 Chỉ tiêu thay đổi doanh thu phí bảo hiểm gốc

Tình hình khai thác “doanh thu của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam phản ánh qua số liệu tổng hợp tại bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017 - 2020

ĐVT: triệu đồng

Chỉ

tiêu 2017 2018 2019 2020

2018/2017 2019/2018 2020/2019 Giá

trị

TL (%

)

Giá trị

TL (%

)

Giá trị

TL (%

) Doan

h thu bảo hiểm

gốc

73.537 83.769 96.282 101.851 10.231 14 12.528 15 5.56

8 6

Doan h thu thuộc TN giữ lại

30.642 34.228 41.359 41.581 3.586 11 7.131 20 222 1

Doan h thu thuần được hưởng

30.642 34.228 41.359 41.581 3.586 11 7.131 20 222 1

(Nguồn từ Phòng TCKT – Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội)

Qua số liệu cho ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trong các năm. Cụ thể: năm 2018 tăng 10.021 triệu đồng, tương đương 14% so với năm 2017, năm 2019 tăng 12.528 triệu tương đương tăng 15% so với năm 2018, năm 2020 mức tăng giảm hơn với 5.568 triệu đồng tương đương tăng 6% so với năm 2019. Trong đó doanh thu thuộc TN giữ lại cũng tăng trưởng trong năm 2017 và tăng nhẹ các năm sau. Cụ thể năm 2018 tăng 3.568 triệu đồng tương đương 11% so với năm 2017, năm 2019 tăng 7.131 triệu đồng tương đương tăng 20% so với năm 2018, năm 2020 tăng 222 triệu đồng tương đương với năm 2019. Số liệu trên cho thấy sự tăng trưởng của Công ty vào năm 2018 và 2019, mức tăng từ 11-15% sao với cùng kỳ, tuy nhiên đến năm 2020 mức tăng trưởng đã sụt giảm đáng kể. Công ty vẫn tăng trưởng về các mảng nghiệp vụ, xong năm 2020 đã có sụt giảm về mảng nghiệp vụ bảo hiểm đầu tư.

Công ty đã định hướng và nỗ lực tăng trưởng các sản phẩm banca, phát triển sản phẩm bán lẻ và duy trì các sản phẩm khác...để bù đắp vấn đề tăng trưởng cũng như nâng tỷ trọng nhóm nghiệp vụ này trong cơ cấu doanh thu nhưng kết quả chưa được như mong muốn.

Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017 – 2020

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Sản phẩm bảo vệ, giáo dục Sản phẩm tiết kiệm Sản phẩm đầu tư Doanh

thu Tỷ trọng (%) Doanh

thu Tỷ trọng

(%) Doanh

thu Tỷ trọng (%)

2017 25.875 35 35.384 48 12.279 17

2018 27.976 34 39.109 46 16.683 20

2019 32.169 33 44.893 47 19.221 20

2020 36.570 36 46.024 45 19.256 19

(Nguồn phòng TCKT – Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội) Qua bảng chi tiết doanh thu phí từ các loại hình dịch vụ bảo hiểm từ năm 2017-2020 cho thấy tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội doanh thu từ loại hình bảo hiểm tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 45-48% doanh thu của công ty, năm 2017: 48%, năm 2018 chiếm 46%, năm 2019 chiếm 47%; năm 2020 chiếm 45%. Tiếp theo là doanh thu từ sản phẩm bảo hiểm bảo vệ, giáo dục chiếm từ 33-36% tỷ trọng doanh thu. Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm đầu tư chiếm tỷ trọng 19-20%. Trong tình hình kinh tế cũng như các mặt xã hội ngày càng phát triển, khách hàng ngày càng quan tâm đến sức khoẻ hơn. Thêm vào đó, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có đặc điểm vừa bảo vệ, vừa có thể tiết kiệm, do đó, khách hàng ngày càng có nhu cầu sử dụng nhiều hơn. Vì vậy, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội đã xác định trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2020-2022 là tiếp tục duy trì tốt nhóm sản phẩm tiết kiệm, đẩy mạnh các kênh bán lẻ, y tế sức khỏe, tập trung vào nhóm tài sản – kỹ thuật để tăng trưởng doanh thu một cách bền vững.

2.3.1.2. Chỉ tiêu tỷ lệ bồi thường

Tình hình bồi thường bảo hiểm gốc của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam qua các năm thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 2.3. Chi bồi thường tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2017-2020

ĐVT: triệu đồng Năm Bồi thường Doanh thu Tỉ lệ bồi thường bình quân (%)

2017 27.503 73.537 37,4

2018 30.827 83.769 36,8

2019 46.392 96.282 48,2

2020 45.108 101.851 44,2

(Nguồn phòng TCKT – Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội) Từ bảng số liệu, có thể thấy tình hình chi bồi thường bảo hiểm gốc tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam nhìn chung tăng cao và giảm vào năm 2020. Cụ thể năm 2019, tỷ lệ bồi thường tăng cao so với năm 2018 tăng 15.565 triệu đồng tương đương tăng 50,1%. Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là trong năm 2019 Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội bị các tổn thất lớn về nghiệp vụ bồi thường cho khách hàng về thương tật vĩnh viễn, tử vong... dẫn đến số tiền chi bồi thường lớn.

Mặt khác do đây là những hợp đồng bảo hiểm lớn nên những hợp đồng này đã được tái bảo hiểm với các nhà tái bảo hiểm khác nên phần nào tổn thất đã được nhiều nhà tái bảo hiểm cùng gánh chịu, giảm thiệt hại đáng kể cho công ty, do vậy bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại cũng được giảm đáng kể do thu đòi được từ các nhà tái bảo hiểm.

Qua so sánh chi phí bồi thường/ doanh thu qua từng năm cho thấy mức độ bồi thường tăng lên hàng năm và tiệm cận và vượt ngưỡng cho phép là 50%, cụ thể: Năm 2017 tỷ lệ bồi thường / doanh thu là 37,4%; năm 2018 là 36,8%; năm 2019 là 48,2%, năm 2020 là 44,2%. Xu hướng bồi thường tăng lên, báo động về tình hình rủi ro, tổn thất tại công ty ngày càng cao, chứng tỏ việc quản lý rủi ro trong khai thác tại công ty cần chú ý, cũng như cần nâng cao công tác đề phòng hạn chế tổn thất tại công ty.

Qua bảng tổng hợp tình hình bồi thường và doanh thu phí qua các năm cho ta thấy thực tế doanh thu phí BH và chi phí bồi thường tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam có xu hướng chi bồi thường tăng nhanh hơn

doanh thu. Cụ thể năm 2018, doanh thu phí BH tăng 10.231 trỉệu đồng tương đương tăng 14% so với năm 2017 chi phí bồi thường tăng 3.324 trỉệu đồng tương đương tăng 12% so với năm 2017. Năm 2019 doanh thu phí BH tăng 12.528 triệu đồng tương đương tăng 15% so với năm 2018, chi phí bồi thường có tăng 15.565 triệu đồng tương đương 50% so với năm 2018, cao hơn rất nhiều với mức tăng của năm 2018. Năm 2020 doanh thu phí BH tăng 5.568 triệu đồng tương đương tăng 6% so với năm 2019, chi phí bồi thường giảm 1.284 triệu đồng tương đương 3% so với năm 2019 nhưng vẫn ở mức cao.

Bảng 2.4. So sánh tốc độ tăng doanh thu và chi phí bồi thường tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội giai đoạn

2017-2020

ĐVT: triệu đồng

Chỉ

tiêu 2017 2018 2019 2020

2018/2017 2019/2018 2020/2019 Giá

trị

TL (%)

Giá trị

TL

(%) Giá trị TL (%) Doanh

thu 73.537 83.769 96.282 101.851 10.231 14 12.528 15 5.568 6 Bồi

thường 27.503 30.827 46.392 45.108 3.324 12 15.565 50 -1.284 -3

(Nguồn từ phòng TCKT – Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội) Qua phân tích cho ta thấy chi phí bồi thường phát sinh có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu, có giảm trong năm 2020 nhưng vẫn ở mức báo động, chứng tỏ chất lượng của việc khai thác chưa cao, chưa quản lý rủi ro dẫn đến tỷ lệ bồi thường có tốc độ tăng đột biến. Công ty cần tập trung chú ý đến công tác quản trị rủi ro, phân loại và định hướng cho công tảc khai thác,

với tỷ lệ bồi thường cao như hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua số liệu thực tế chi bồi thường tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam cho thấy nhóm sản phẩm tiết kiệm có tỷ trọng cao nhất cụ thể năm 2017 chiếm 49.9%; năm 2018 chiếm 53.56%; năm 2019 chiếm 48.41%; năm 2020 chiếm 65.98 %. Và đang có chiều hướng tăng cao hơn, vượt ra khoảng báo động. Sản phẩm bảo vệ, giáo dục chiếm tỷ trọng doanh thu lớn thứ hai, lại chứa đựng rủi ro cao nên đây là loại hình cần lưu ý khi khai thác, cán bộ phải thực hiện việc đánh giá rủi ro, so sánh hiệu quả mang lại, vì khi xảy ra tổn thất thì chi phí tăng lên, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với loại hình bảo hiểm đầu tư cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể từ năm 2017-2020 dao động xung quanh 20%.

Bảng 2.5. Chi phí bồi thường theo nhóm nghiệp vụ tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017-2020

ĐVT: Triệu đồng Chỉ

tiêu

2017 2018 2019 2020

Bồi thường

Tỷ trọng

(%)

Bồi thường

Tỷ trọng

(%)

Bồi thường

Tỷ trọng

(%)

Bồi thường

Tỷ trọng

(%) Sản

phẩm bảo vệ, giáo dục

9.322 33.89 10.178 33.02 12.394 26.71 14.862 32.94

Sản phẩm tiết kiệm

13.724 49.9 16.513 53.56 22.599 48.71 29.763 65.98 Sản

phẩm đầu tư

4.457 16.21 4.136 12.41 11.399 24.57 484 1.07

Cộng 27.503 100 30.827 100 46.392 100 45.108 100

(Nguồn phòng TCKT – Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội) Vì vậy, để phần nào giảm thiểu các rủi ro đòi hỏi công tác đánh giá rủi ro trước khi ký hợp đồng bảo hiểm cũng như sau khi xảy ra tổn thất luôn được thực hiện chặt chẽ. Tuy nhiên, rủi ro và tổn thất là những yếu tố khách quan chỉ có thể hạn chế một phần chứ không thể hạn chế hoàn toàn. Do bồi thường có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh. Nếu chi bồi thường ngày càng tăng lên thì hiệu quả kinh doanh sẽ ngày càng giảm xuống.

2.3.1.3 Chỉ tiêu thay đổi chi phí kinh doanh bảo hiểm tại Công ty Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội

Đây là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Bảng 2.6. Chi phí kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ năm 2017-2020

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

2018/2017 2019/2018 2020/2019 Giá

trị TL (%) Giá

trị TL (%) Giá

trị TL (%)

Chi hoa

hồng 5.294 6.031 7.221 7.537 737 13 1.190 19 316 4

Chi phí quản

lý 7.684 8.678 9.714 10.623 994 12 994 11 909 9

Chi hạn chế

tổn thất 250 268 298 275 18 7 30 11 -23 -7

Tổng 13.228 14.977 17.233 18.435 1.749 13 2.256 15 1.202 6

(Nguồn phòng TCKT – Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội) Qua bảng số liệu cho ta thấy tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020 tăng nhẹ hơn so với những năm trước là 6%. Điều này có thể lý giải do nguyên nhân mức tăng trưởng doanh thu 2020 giảm hơn chỉ có 6%.

Những năm 2018, 2019 có mức tăng trưởng mạnh kéo theo mức chi phí hoạt động của công ty cũng ở mức cao là 13% và 15%.

Việc tăng doanh thu dẫn đến tăng hoa hồng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, vẫn cần tiết chế lại nguồn chi quản lý. Lý giải điều này là do áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ những năm gần đây vô cùng quyết liệt. Các công ty nhỏ mới gia nhập thị trường tìm mọi biện pháp để giành thị phần trong đó chủ yếu vẫn là giảm phí và tăng chi phí khai thác.

So sánh sự tăng trưởng của doanh thu và chi phí khai thác bảo hiểm ta thấy các năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu gần sát với tăng chi phí khai thác.

Tuy nhiên vẫn ở mức cao, có thể nói đây là thực tế đáng lo ngại với hiệu quả của Công ty trong những năm tới vì tiết kiệm được 1 đồng chi phí sẽ có được 1 đồng lợi nhuận, do đó công ty cũng nên có những giải pháp kiểm soát tốt hơn để đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn.

2.3.1.4 Tỷ lệ nợ phí bảo hiểm

Tỷ lệ nợ phí là số phí bảo hiểm mà khách hàng còn nợ trên số phí phát sinh. Tỷ lệ nợ phí có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của các công ty bảo hiểm, nợ phí ảnh hưởng đến nguồn tiền và quản lý tốt nợ phí giúp công ty quản lý rủi ro tốt hơn.

Hiện nay, nợ phí bảo hiểm đang trở thành vấn nạn và là tồn đọng khá phổ biến tại doanh nghiệp bảo hiểm. Nợ phí bảo hiểm bao gồm:

- Nợ phí bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (ngoại bảng- 005) - Nợ phí bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm

* Nợ phí bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm (005)

Đây là khoản phí bảo hiểm gốc phát sinh chưa được hạch toán vào doanh thu do hợp đồng bảo hiểm chưa phát sinh trách nhiệm bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm.

Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ phí bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ 2017-2020

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Nợ phí BH ngoại bảng (005) 441 352 239 169

Tỷ lệ tăng trưởng -20% -32% -29%

(Nguồn: phòng TCKT-Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội) Qua bảng số liệu cho thấy số dư công nợ phí bảo hiểm chưa phát sinh qua các năm có sự thay đổi đáng kể, cụ thể năm năm 2018 giảm 20% so với năm 2017, năm 2019 giảm 32% so với năm 2018, năm 2020 giảm 29% cho thấy những năm này tĩnh hình công nợ ngoại bảng đã được công ty quản lý

ty và khách hàng, bởi khi chưa được ghi nhận vào nội bảng thì các trách nhiệm giữa hai bên chưa được thống nhất, không đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, dẫn đến xảy ra tranh chấp, mất lòng tin của khách hàng.

Việc giảm được nợ phí bảo hiểm ngoại bảng là do sự quản lý chặt chẽ hơn từ Cathay Việt Nam và công ty, từ năm 2014 trở về trước, việc quản lý công nợ ngoại bảng tập trung toàn bộ tại Cathay Việt Nam, tạo tâm lý thụ động. Từ 2017, Cathay Việt Nam đã cải tiến công nghệ thông tin, ban hành quy trình quản lý công nợ và công nợ ngoại bảng đã được phân bổ xuống cho các công ty thành viên trực tiếp quản lý, nhằm nâng cao năng lực quản lý và chịu trách nhiệm xuống đơn vị. Hàng tháng Cathay Việt Nam rà soát và xử lý tác nghiệp đối với các công ty thành viên có số dư ngoại bảng cao. Từ 2017 tại công ty việc rà soát liên tục thường xuyên phí ngoại bảng, giúp giảm công nợ phí ngoại bảng, hoàn thiện và đưa vào nội bảng các đơn đủ điều kiện, quản lý rủi ro các trường hợp trục lợi, thu phí mà không nộp vào công ty ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng khi có tổn thất xảy ra.

* Nợ phí bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm:

Đây là khoản phí bảo hiểm gốc được hạch toán vào doanh thu khi hợp đồng bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm. Nợ phí bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm được phân thành các loại nợ sau:

- Nợ phí trong hạn: là khoản nợ phí bảo hiểm còn nằm trong thòi hạn cho nợ hoặc gia hạn nợ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với bên mua.

- Nợ phí quá hạn: là khoản nợ phí bảo hiểm vượt quá thời hạn cho nợ và gia hạn nợ của DNBH đối với bên mua với thời gian dưới 3 năm.

- Nợ phí không có khả năng thu hồi: Đây là khoản nợ phí bảo hiểm không có khả năng thu hồi, bao gồm:

+ Những khoản nợ trên 3 năm

+ Khoản nợ với các công ty đã giải thể, phá sản, đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả. Với cá nhân là khoản nợ mà khách hàng đã chết nhưng không có tài sản thừa kế trả nợ, khách hàng mấ tích, khách hàng bị giam giữ, thi hành án…

Qua số liệu và biều đồ cho ta thấy tình hình công nợ phí của công ty có xu hướng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2019 và giảm vào năm 2020.

Nguyên nhân chính là việc kiểm soát công nợ lại chưa chặt chẽ dẫn đến việc tăng công nợ. Bên cạnh dó do tác động của nền kinh tế, tình hình kinh tế không ổn định, đặc biệt ảnh hưởng từ một số chính sách của chính phủ, gây khó khăn đến hoạt động của công ty, dẫn đến công nợ phí bảo hiểm tương đối cao chủ yếu từ các khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ nhưng thanh toán chậm tiến độ dẫn đến nợ phí quá hạn tăng cao.

Bảng 2.8. Tình hình công nợ phí bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội từ

2017-2020

ĐVT: Triệu đồng Chi tiêu 2017 2018 2019 2020 2018/2017 2019/2018 2020/2019 Nợ phí trong

hạn 396 531 896 581 135 365 -315

Nợ phí quá

hạn 2.756 2.822 3.789 2.526 66 967 -1.263

Tổng nợ phí 3.152 3.353 4.685 3.107 201 1.332 -1.578

(Nguồn: Phòng TCKT – Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội)

Công nợ phí lớn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty, bên cạnh đó khi đã ghi nhận doanh doanh thu bắt buộc kế toán phải xuất hoá đơn và kê khai nộp thuế, việc không thu hồi hoặc thu hồi chậm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tiền của công ty.

Mặt khác với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty bảo hiểm thì việc cho khách hàng nợ phí là một trong những chính sách mang tính cạnh tranh nhưng đây cũng chính là con dao hai lưỡi, chính vì vậy cần công ty phải có một chính sách quản lý công nợ một cách hiệu quả.

2.3.1.5 Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu bảo hiểm gốc

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng hoạt động hiệu quả.

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, nguồn tiền công ty thành viên phải chuyển về trụ sở chính Cathay Việt Nam nên việc đầu tư tài chính tập trung tại hội sở chính vì vậy tại các công ty thành viên của Cathay Việt Nam thì hoạt động chủ yếu là kinh doanh bảo hiểm.

Bảng 2.9. Hiệu quả kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Cathay Việt Nam trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Lợi nhuận HĐ KD BH 8.334 6.608 7.892 8.923

Lợi nhuận HĐ TC 836 746 878 634

Tổng lợi nhuận 9.170 7.354 8.770 9.557

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w