VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX BÀI 27: CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 7 trọn bộ chi tiết (Trang 197 - 200)

1. Kiến thức

- Sự thành lập nhà Nguyễn

- Các chính sách sách về chính trị, kinh tế của nhà Nguyễn và tác động của nó tới tình hình chính trị, kinh tế của xã hội Việt Nam.

2. Kỹ năng

Phân tích nguyên nhân các hiện trạng chính trị, kinh tế thời Nguyễn . 3. Tư tưởng

Chính sách của triều đình không phù hợp với yêu cầu lịch sử, nền kinh tế xã hội không có điều kiện phát triển.

II. CHUẨN BI 1. Giáo viên - Giáo án, SGK

- Lược đồ các đơn vị hành chính Việt Nam thời Nguyễn.

- Tranh ảnh thời Nguyễn 2. Học sinh

- SGK, sách bài tập - Chuẩn bị bài trước

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Tiết trước các em kiểm tra 1 tiết nên cô không kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Vua Quang Trung mất đi là một tổn thất lớn cho cả nước, Quang Toản lên ngôi đã không đập tan được âm mưu xâm lược của Nguyễn Ánh, triều đại Tây Sơn chấm dứt, chế độ phong kiến nhà Nguyễn được thiết lập. Nhà Nguyễn thiết lập chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? Tình hình kinh tế ra sao?

Hạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

* GV: Sau khi Quang Trung mất, nội bộ triều Tây Sơn bị suy yếu

GV: Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã có hành độ gì?

HS: Đem thuỷ binh ra lấn dần vùng đất của Tây Sơn.

* GV giới thiệu lược đồ; Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn rồi cho hs lên lược đồ chỉ

-> GV nhận xét bổ sung và kết luận

+ Khoảng giữa năm 1802 Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến thẳng về Thăng Long, Quang Toản chạy về Bắc Giang thì bị bắt . Triều Tây Sơn chấm dứt .

GV: Nguyễn Ánh đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

HS: Trả lời

GV: Đến năm 1806 Nguyễn Ánh đã làm gì ?

HS:

GV: Vì sao nhà Nguyễn thành lập 1802

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

- Từ t6/1801- giữa năm 1802: Nguyễn Anh đánh bại triều Tây Sơn

+ Năm 1802: Nhà Nguyễn thành lập, đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm Kinh Đô.

+ Năm 1806: Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.

mà mãi năm 1806 ông mới lên ngôi Hoàng Đế ?

HS: Năm 1804 Vua nhà Thanh sai sứ phong cho Gia Long, nhưng đến năm 1806 ông mới xưng Đế

GV: Ai trực tiếp nắm mọi quyền hành trong cả nước ?

HS: Trả lời

-> GV : Đề cao uy quyền của nhà Vua GV: Vua Gia Long đã chú trọng củng cố luật pháp như thế nào?

HS: Trả lời

GV: Nội dung chính của bộ luật là gì?

HS:

*GV: Thể hiện ý đồ bảo vệ quyền tuyệt đối của nhà Vua ,đề cao địa vị quan lại và gia trưởng

- Bộ luật gồm 22 quyển, 398 điều, luật Gia Long dựa vào luật nhà Thanh có thay đổi và bổ sung nhưng không đáng kể .

* Gv giới thiệu lược đồ đơn vị hành chính nhà Nguyễn (1832) H61

GV: Nhà Nguyễn chia nước ta thành bao nhiêu tỉnh và mấy phủ ?

HS:

GV: Nhận xét cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn.

HS: Lần đầu tiên trên đất nước ta các tổ chức đơn vị hành chính được sắp đặt đầy đủ như vậy

GV: Nước ta hiện nay có bao nhiêu tỉnh thành ?

HS: 63 tỉnh thành

GV: Em hãy lên lược đồ chỉ 1 số tỉnh ? HS: Chỉ trên lược đồ

GV: Nhà Nguyễn đã thi hành những biện pháp gì để củng cố quân đội?

HS:

- GV cho quan sát H62, H63 và nhận xét ?

HS: - Quan võ mặc áo bào ngồi trên ngựa có lọng che, oai phong.

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

+ Năm 1815 ban hành bộ Hoàng Triều luật lệ (luật Gia Long ).

- Các năm 1831-1832 nhà Nguyễn chia nước ta thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc ( Phủ Thừa Thiên )

- Quân đội :

+ Nhiều binh chủng

+ Xây dựng thành trì vững chắc,

+ Lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.

-> Quan tâm và củng cố .

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 7 trọn bộ chi tiết (Trang 197 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(230 trang)
w