Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện hoằng hóa (Trang 46 - 50)

Chương II THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI

2.3 Đánh giá chung về tín dụng với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hoằng hóa

2.3.1 Những kết quả đạt được

2.3.1.1 Về công tác chỉ đạo điều hành

Giám đốc đã phân công cụ thể trách nhiệm quyền hạn của từng đồng chí trong ban giám đốc, trưởng phó các chi nhánh, các phòng nghiệp vụ đến từng phần hành, từng công việc cụ thể.

Công tác kế hoạch đã được giao đến từng cán bộ. Đầu năm từng cán bộ tín dụng bảo vệ kế hoạch với ban giám đốc. Phòng tín dụng trên cơ sở kế hoạch hàng tháng cho từng người, cuối tháng có quyết toán công việc. Đối với bộ phận kế toán ngoài công việc thường xuyên phải xây dựng kế hoạch kiểm tra rà soát hồ sơ, rà soát hạch toán đảm bảo chính xác.

Công tác kiểm tra có sự phối hợp giữa kiểm tra viên và Ngân hàng cơ sở đã quan tâm chỉ đạo sát sao. Ban lãnh đạo đã xây dựng chương trình kiểm tra toàn năm. Trên cơ sở chương trình công tác kiểm tra của ban giám đốc, các cán bộ xây dựng kế hoạch kiểm tra trong tháng gắn với chương trình công tác tại bộ phận và chỉ đạo cán bộ thực hiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra theo chương trình đã đăng ký.

Việc tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của Tỉnh được triển khai ngay trong ngày và trong tuần vào hội nghị giao ban lãnh đạo cuối tuần. Duy trì đều hội nghị giao ban để bàn các giải pháp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh hàng tuần.

Tiếp tục phát động các phong trào thi đua đặc biệt là thi đua huy động vốn trong cán bộ. Thực hiện nghiêm túc khoán lương đến từng bộ phận theo văn bản 1537 và dành quỹ lương V2 để phân phối cho huy động vốn.

2.3.1.2 Về mặt kinh tế xã hội.

+ Về kinh tế :

Hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn luôn đóng vai trò là "huyết mạch" của nền kinh tế. Trong những năm qua hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hoằng hóa đã góp phần tích cực trong việc chuyển

đổi cơ cấu kinh tế, tăng giá trị sản xuất từ các ngành tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, các vùng cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Do đó tạo việc làm cho phần lớn số lao động trong thời gian nông nhàn. Những tiềm năng kinh tế trên địa bàn được đầu tư khai thác có hiệu quả.

+ Về xã hội

Đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đời sống nhân dân trong huỵên được nâng lên rõ rệt, nhiều hộ nông dân đã có tích luỹ mua sắm được những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và xây dựng nhà kiên cố. Bộ mặt nông thôn ngày được đổi mới, trình độ dân trí ngày một nâng cao, số hộ giầu ngày một tăng lên, số hộ nghèo giảm dần.

2.3.2. Những tồn tại của ngân hàng

Mặc dù tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Hoằng Hóa đã đạt được một số kết quả quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng. Nhưng hoạt động tín dụng trung - dài hạn của chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại và han chế.

2.3.2.1 Về nguồn vốn

- Chưa thực sự chủ động trong công tác điều hành huy động vốn nhất là về lãi suất, công tác quảng cáo tiếp thị còn có mặt hạn chế và chưa được ý thức đầy đủ trong một số Ýt cán bộ.

- Cơ cấu nguồn vốn có xu hướng tăng ở những loại huy động lãi suất cao, kỳ hạn ngắn dưới 1 năm. Đây là loại nguồn vốn không ổn định và thực tế cho thấy những chi phí tốn kém phát sinh xung quanh việc khách hàng thích gửi tiền ở kỳ hạn ngắn để tránh rủi ro (khối lượng công việc hàng ngày, giấy tờ Ên chỉ)

- Mặc dù có nhiều biện pháp để huy động vốn song ở một số Ýt cán bộ đặc biệt là một số Ýt CBTD việc quan tâm đến huy động vốn còn xem nhẹ, coi đó là công việc của Ban giám đốc. Việc giao chỉ tiêu huy động đã thực hiện đến từng CBTD nhưng kết quả thực hiện không đều giữa các cán bộ. Việc theo dõi nguồn vốn còn lúng túng, bị động chưa đánh giá hết kết quả tác động của cán bộ đối với tăng trưởng nguồn trong năm 2011.

- Cán bộ tín dụng vẫn chưa có biện pháp quyết liệt để yêu cầu các khách hàng tiền vay lớn, các khách hàng là doanh nghiệp duy trì số dư và thanh toán qua ngân hàng, chưa phân tích lợi Ých của công tác thanh toán đối với hoạt động của đơn vị.

- Công tác điều hành tiền mặt vẫn còn lúng túng, nhiều ngày còn để lãng phí vốn do tồn quỹ cao. Việc yêu cầu các khách hàng có nhu cầu tiền mặt lớn làm kế hoạch rút tiền thực hiện chưa nghiêm túc.

2.3.2.2 Về đầu tư tín dụng

- Trình độ cán bộ vẫn còn những bất cập, ngoài việc sử dụng chưa thành thạo và khai thác chưa hết các tiện Ých trong chương trình giao dịch mới thì khâu thiết lập hồ sơ vay vốn cho khách hàng đặc biệt là khách hàng đảm bảo tiền vay vẫn chưa đạt yêu cầu, một số cán bộ xử lý công việc chậm để khách hàng phàn nàn.

- Công tác xử lý thu hồi nợ rủi ro của cán bộ mặc dù đã có nhiều cố gắng song so với yêu cầu đặt ra thì vẫn còn chưa đạt, mặc dù đơn vị đã chỉ đạo quyết liệt và yêu cầu các cán bộ kiểm tra làm việc bằng văn bản với các hộ có nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro nhưng sau làm việc các cán bộ không quay trở lại tiếp tục đôn đốc nên hiệu quả thu hồi kém. Cán bộ TD chưa chịu khó tìm tòi các giải pháp để xử lý nợ quá hạn, công tác xử lý nợ thụ động lãnh đạo nhắc thì mới làm, không nhắc thì thôi và không bám khách hàng quyết liệt nên không thu được nợ rủi ro, lãi tồn đọng và từ đó ảnh hưởng đến kết quả tài chính chung của toàn đơn vị. Điển hình một số đơn vị xử lý chậm như Công ty Con Nuôi, Công ty Thành Huy. Chất lượng đầu tư vẫn chưa thực sự yên tâm.

- Công tác kiểm tra đã chỉ đạo kiên quyết hơn nhưng qua đánh giá việc kiểm tra của cán bộ vẫn còn mang tính hình thức. Công tác điều tra địa bàn còn hời hợt không có tác dụng trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư của địa bàn mình phụ trách. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2011 hầu hết các cán bộ đều xây dựng kế hoạch không sát với địa bàn.

- Việc cho vay qua tổ có nơi chưa được yên tâm, việc đi sâu kiểm tra, giám

sát cho vay qua tổ của một số Ýt CBTD còn chiếu lệ, hình thức, ỷ lại công việc cho tổ trưởng. Lãnh đạo chủ yếu giải quyết công việc sự vụ dành thời gian cho công tác kiểm tra còn Ýt do vậy đã có phát sinh tình trạng tổ trưởng lợi dụng chiếm dụng tiền của tổ viên, đến khi kiểm tra phát hiện ra mới trả.

2.3.2.3 Công tác kế toán ngân quỹ

- Trình độ kế toán viên chưa đồng đều nên xử lý công việc chất lượng chưa cao, vẫn còn những sai sót không đáng có xảy ra trong quá trình hạch toán. Chấp hành quy trình có lúc còn chưa đúng quy chế (quy trình phê duyệt từ xa, quản lý mật khẩu giao dịch…)

- Phong cách giao tiếp có lúc, có nơi còn thiếu hòa nhã để khách hàng còn chưa hài lòng. Thời gian xử lý công việc còn có thời điểm kéo dài gây bức xúc cho khách hàng.

- Một vấn đề quan trọng nỗi lên trong công tác kế toán ngân quỹ là chất luqoqngj đường truyền năm 2011 còn nhiều vấn đề. Rất nhiều ngày mạng nghẽn không vào được, tốc độ xử lý quá chậm. Từ đó gây ức chế cho cả giao dịch viên và cho cả khách hàng. Một số khách hàng đã có ý kiến, một số khách hàng đã có sự suy bì giữa Ngân hàng Công thương với Ngân hàng NNo&PTNT, nhất là các khách hàng chuyển tiền và gửi tiền tiết kiệm, do vậy việc di chuyển khách hàng là việc không thể tránh khỏi.

2.3.2.4 Công tác kiểm tra kiểm soát

- Phương pháp kiểm tra kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao, còn mang nặng tính hình thức chạy theo số lượng. Một số Ýt CBTD chưa coi việc kiểm tra tự kiểm tra là biện pháp giảm thấp rủi ro để công tác đầu tư ngày càng tố hơn dẫn tới làm qua loa chiếu lệ có tính chất đối phó. Cán bộ lãnh đạo từ phòng đến ban giám đốc chưa dành nhiều thời gian cho công tác xử lý nợ và chỉ đạo các phòng theo phân công và theo chương trình công tác đã đề ra.

- Việc xử lý tồn tại sau kiểm tra đặc biệt là các tồn tại cũ vẫn còn chậm và đạt kết quả chưa cao so với yêu cầu đặt ra.

2.3.2.5 Công tác điều hành

- Tuy đã có nhiều bài bản điều hành kinh doanh, có nhân công, có giao trách nhiệm cho từng đồng chí trong Ban giám đốc, trưởng các bộ phận nhưng công tác chỉ đạo điều hành và kiểm tra các bộ phận vẫn chưa thực sự quyết liệt nhất là chỉ đạo bộ phận tín dụng trong công tác thu hồi xử lý nợ quá hạn, lãi tồn đọng và nợ rủi ro.

- Chỉ đạo điều hành chưa linh hoạt, đôi khi còn cứng nhắc, có lúc, có nơi chưa phát huy được hiệu quả. Chưa phát huy được công tác chỉ đạo tập trung từ trụ sở trung tâm trên các mặt nghiệp vụ.

- Xử lý của bộ phận tín dụng vẫn chậm, chưa linh hoạt, thời gian còn kéo dài

Từ các mặt còn tồn tại trên nên trong năm 2011, kết quả tài chính đạt thấp:

Toàn năm chỉ đạt 0,95 thấp hơn mức bình quân của tỉnh . Nếu tính thêm khoản chi phí xử lý rủi ro nợ phải thu 925.844.000 thì chỉ đạt hệ số lương 0,85 toàn năm . Đây là vấn đề đáng suy nghĩ trong khi các chỉ tiêu khác đã bằng với mức bình quân chung nhưng kết quả tài chính không đạt.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện hoằng hóa (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w