PHẦN 2: CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2. Các loại hình du lịch tại Việt Nam
2.2.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
2.2.1.1. Du lịch quốc tế
Loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện, có sự giao tiếp với người nước ngoài, một trong hai phía là du khách hoặc nhà cung ứng dịch vụ du lịch, phải sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp.
Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính trong chuyến đi đó là:
ngôn ngữ, tiền tệ, và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia.
Về mặt không gian địa lí, du khách đi khỏi nước mình. Về mặt kinh tế, phải thanh toán bằng ngoại tệ. Du lịch quốc tế gồm du lịch bị động (gởi khách đi) và du lịch chủ
động (nhận khách đến).
2.2.1.2. Du lịch nội địa (du lịch trong nước)
Là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của đất nước mình, thanh toán bằng tiền trong nước.
2.2.1.3. Du lịch đô thị
Du khách tham quan chủ yếu các đô thị lớn, có công trình kiến trúc độc đáo, văn hóa lịch sử, khu thương mại sầm uất, các đầu mối giao thông, khu vui chơi giải trí hiện đại.
2.2.1.4. Du lịch thôn quê
Du khách chủ yếu tham gia loại hình du lịch này đến từ các thành phố lớn và du khách nước ngoài. Du khách có thể tận hưởng không khí trong lành không ồn ào, khói bụi; không gian yên tĩnh và hữu tình; cảm nhận sự gần gũi, tình cảm chân thành, thân thiện và nếp sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
2.2.1.5. Du lịch biển
Là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao, thám hiểm biển. Loại hình này có tình mùa vụ rõ nét, thường tập trung chủ yếu vào mùa nóng và các kì nghỉ lễ, Tết. Những bãi biển ít dốc, nước biển trong, hàm lượng phù sa thấp, môi trường sạch đẹp có khả năng thu hút du khách nhiều hơn.
2.2.1.6. Du lịch núi
Là loại hình du lịch gắn với những vùng địa hình cao, hiểm trở hay cảnh quan thiên nhiên mang nét tự nhiên cao. Loại hình này thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, thỏm hiờ̉m, nghiờn cứu tự nhiờn và rất thớch hợp với địa hình nước ta với ắ là đồi nỳi, trong đó có nhiều đỉnh núi cao khai thác du lịch rất tốt với cảnh quan hoang sơ hay khí
hậu khác biệt.
2.2.2. Phân loại theo mục đích du lịch 2.2.2.1. Du lịch sinh thái
Là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách du lịch.
Du lịch sinh thái gắn liền với thiên nhiên, với những cảnh quan còn hoang dã, chưa bị ô nhiễm hay tàn phá bởi con người… đó là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên…
Ví dụ : Khách du lịch tìm đến vườn quốc gia Nam Cát Tiên ở Đồng Nai du nhằm hưởng thụ các nhu cầu về sức khỏe tinh thần thông qua những cảnh quan thiên nhiên còn mang vẻ nguyên sơ, không bị ô nhiễm môi trường bởi tác động của con người.
2.2.2.2. Du lịch văn hóa
Loại hình này thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểm đến.
Đặc điểm: Những du khách này sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương.
Ví dụ: Khách du lịch đến Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu – Bạc Liêu để
tìm hiểu về tiểu sử của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, ngoài ra còn được tìm hiểu về lịch sử hình thành của Đờn ca tài tử, bên cạnh đó còn được thưởng thức các tiết mục Đờn Ca Tài Tử ở Khu tưởng niệm, để hiểu thêm về văn hóa của mảnh đất Nam Bộ.
Khách du lịch đến tham gia lễ hội Oóc-ôm-bóc của cộng đồng người đồng bào Khmer ở Sóc Trăng được tham gia các nghi lễ của lễ hội, ngoài ra còn được thưởng thức các tiết mục văn hóa nghệ thuật truyền thống của họ, và tận mắt chứng kiến lễ hội Đua Ghe Ngo được tổ chức rất lớn tại đây.
2.2.2.3. Du lịch giải trí
Là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn để phục hồi sức khỏe sau thời giạn căng thẳng, mệt nhọc của công việc. Đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí, vui chơi ngày càng đa dạng và cần thiết trong các chuyến du lịch. Bên cạnh tham quan và nghỉ ngơi của du khách, cần có thêm các dịch vụ bổ sung như các điểm vui chơi, chương trình giải trí, lễ hội…
Đặc điểm: Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới.
Ví dụ: Du khách khi đi du lịch nghỉ dưỡng ở Phú Quốc có thể tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ở Khu vui chơi giải trí như VinWonders Phú Quốc, Vinpearl Phú Quốc, Grand World Phú Quốc.
Khi đến thành phố Hồ Chí Minh, khách du lịch tham quan các khu vui chơi giải trí nổi tiếng như Đầm Sen, Suối Tiên,…
2.2.2.4. Du lịch thể thao
Thường là du lịch thể thao không chuyên do niềm yêu thích của du khách đối với một hay một số môn thể thao nào đó. Du khách không quan gia thi đấu chính thức mà là tổ chức thành các đội thi đấu vui chơi cùng người thân, bạn bè như chơi golf, săn bắn, câu cá, lặn biển, lướt ván… Để tổ chức loại hình này đòi hỏi có điều kiện tự nhiên phù hợp, cơ sở vật chất và các dịch vụ bổ sung đầy đủ. Hướng dẵn viên có kinh nghiệm theo dõi và hướng dẫn du khách chơi đúng quy cách cũng như đảm bảo an toàn.
Đặc điểm: Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt sóng, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường… là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch này.
Ví dụ: Khách nước ngoài hào hứng khi trải nghiệm leo núi chinh phục nóc nhà Đông Dương đỉnh núi Phansipang ở thị xã Sa Pa tiếp giáp 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Các vận động viên thể thao, các cổ động viên ở các quốc gia trên thế giới đến Tokyo ở Nhật Bản để tham gia các hoạt động thể thao của thế vận hội Olympic 2020.
2.2.2.5. Du lịch khám phá
Là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Có thể chia ra là du lịch tìm hiểu (tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, phong tục tập quán, văn hóa…) và du lịch mạo hiểm (thường là giới trẻ hay các du khách có đam mê các trò chơi nguy hiểm để thử thách bản thân như vượt thác, thám hiểm khu rừng rậm, chinh phục đỉnh núi, tìm hiểu vùng núi lửa, thám hiểm hang động…).
Ví dụ: Khách du lịch tham gia hoạt động du lịch tìm hiểu các di chỉ khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê ở tỉnh An Giang.
Ngoài ra thì cũng tại An Giang, du khách cũng vô cùng thích thú khi tham gia vào chuyến thám hiểm Rừng Tràm Trà Sư.
2.2.2.6. Du lịch nghĩ dưỡng
Chức năng tọng tâm của loại hình du lịch này là phục hồi sức khỏe, mang lại tinh thần và thể lực cho du khách. Đối tượng tham gia thường là công nhân, viên chức, người làm việc thường xuyên văn phòng… Do sức ép của công việc ngày càng cao và môi trường làm việc căng thẳng nên họ thường có kì nghỉ để tận hưởng bầu không khí trong lành, phong cảnh đẹp và tìm hiểu thêm nền văn hóa đặc trưng của nơi đến, lấy lại nguồn năng lượng để bắt đầu cho công việc sắp tới.
Ví dụ: Khách du lịch tìm đến các homestay của người dân địa phương tại các bản làng vùng cao Tây Bắc, điển hình là Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tham gia các hoạt động sinh hoạt thường ngày cùng người dân địa phương, cùng với không khí dễ chịu nơi đây là “liều thuốc” giá trị cho sức khỏe tinh thần.
Vào mùa hè, số lượng lớn khách du lịch tìm các bãi biển ở Phú Quốc để ngắm biển, phục vụ cho nhu cầu giải trí, cũng như là hồi phục sức khỏe tinh thần cho bản thân khách du lịch khi tìm đến những bãi biển thiên nhiên đẹp mắt này.
2.2.2.7. Teambuilding
Là một trong các loại hình du lịch yêu cầu tính đồng đội rất cao, hình thức du lịch này yêu cầu sự phối hợp ăn ý giữa những cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Lợi ích hình thức du lịch team building: Rèn luyện được tính kỷ luật, đoàn kết trong quá trình thực hiện mục tiêu chung, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình làm việc và trong cuộc sống. Đem lại sự giải trí, thư giãn với kết nối các cá nhân lại gần với nhau hơn để thực hiện mục tiêu chung.
2.2.2.8. Du lịch kết hợp
Loại hình này khá phổ biến hiện nay. Đó là kết hợp đi công tác, học tập, hội nghị với du lịch. Du lịch kết hợp có sự đa dạng về nội dung như có thể tìm hiểu về thiên nhiên, nét sinh hoạt văn hóa, du lịch nghiên cứu học tập, du lịch tôn giáo, du lịch công vụ, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm người thân, du lịch thể thao.
2.2.3. Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình 2.2.3.1. Du lịch ngắn ngày
Là loại hình du lịch diễn ra từ 1 – 3 ngày và thường diễn ra vào các ngày cuối tuần như các ngày thứ 7, chủ nhật hay các ngày lễ… thường loại hình du lịch này du khách chọn địa điểm dễ di chuyển, tránh mất thời gian di chuyển và mất sức sau thời gian nghỉ ngơi tìm hiểu.
2.2.3.2. Du lịch dài ngày
Thường gắn liền với các kì nghỉ phép, nghỉ lễ dài hạn, trăng mật… thời gian du lịch có thể kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, vài tháng đến một năm. Địa điểm du lịch bao
gồm cả trong và ngoài nước. Du khách thưởng thức các chuyến du lịch bằng thuyền, du lịch thám hiểm, khám phá, nghỉ dưỡng…
2.2.4. Phân loại theo phương tiện 2.2.4.1. Du lịch xe đạp
Đang được chú trọng vì tính thân thiện với môi trường, hài hòa thiên nhiên và thích hợp với những nước có địa hình bằng phẳng. Du lịch xe đạp kéo dài vài ngày và gắn liền với du lịch sinh thái. Du khách có thể dễ dàng tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân, khám phá nét văn hóa bản địa và vi vu trên những con đường làng uốn lượn.
Ví dụ: Du khách khi du lịch ở miền Bắc, Việt Nam tham gia hoạt động chạy xe đạp dọc theo các con đường xanh mát của Hà Nội, những con đường bờ biển ở Thành phố Hạ Long hoặc trải nghiệm chạy xe đạp trên các con dốc ở Sa Pa và Ninh Bình. Vừa được ngắm nhìn những phong cảnh đẹp vừa rèn luyện sức khỏe qua hoạt động du lịch này.
2.2.4.2. Du lịch ô tô
Hầu hết du lịch hiện nay là du lịch ô tô vì tính cơ động, phổ biến, tiện lợi của nó.
Du lịch ô tô có giá thành rẻ và tiếp cận điểm du lịch thuận tiện.
Ví dụ: Khách du lịch ở Hà Nội tham quan du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương tiện máy bay, sau đó chọn các phương tiện ô tô để đến thăm thành phố Cần Thơ, cho việc đi lại được thuận tiện hơn và dễ dàng tiếp cận được với các địa điểm du lịch trên tuyến đường.
2.2.4.3. Du lịch bằng máy bay
Du lịch máy bay là một trong những loại hình tiên tiến nhất đáp ứng nhu cầu của khách đến các nước và các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, nước ta phát triển mạnh ngành hàng không nên cũng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nước nhà.
2.2.4.4. Du lịch tàu thủy
Đây là loại hình du lịch thời thượng của đối tượng có kinh tế mạnh, hầu hết các nước giàu có với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Du khách có thể thưởng thức một kì nghỉ dài ngày đầy thư thái trong bầu không khí thanh bình và nhiều điểm đến hấp dẫn.
Ví dụ: Khu du lịch đến Cần Thơ tham gia tour du lịch trên dòng sông Mê Kông 5N4D, trải nghiệm cuộc sống trên du thuyền Victoria Mekong và tham gia nhiều hoạt động gắn với văn hóa bản địa khu vực sông Mê Kông, tham quan 2 quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam và Campuchia.
2.2.5. Phân loại theo hình thức tổ chức 2.2.5.1. Du lịch theo đoàn
Đây là loại hình du lịch được sắp xếp từ trước giữa đơn vị du lịch và tổ chức du lịch, có thông báo lịch trình đến các thành viên trong đoàn biết vì thường có sự thống nhất từ trước về thời gian, giờ ăn, địa điểm… dễ phục vụ theo mẫu chuẩn. Tất cả vấn đề trao đổi thông tin về lịch trình, khâu tổ chức, tham quan các điểm đến, bán sản phẩm, hướng dẫn và nghỉ ngơi… đều do người khách làm trưởng đoàn trao đổi với người tổ
chức hay hướng dẫn viên du lịch.
2.2.5.2. Du lịch cá nhân
Cá thể du khách tự đưa ra kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống tùy thích nhưng có
giá cao hơn so với du lịch đoàn. Loại hình này đang phát triển mạnh hiện nay và các nhà khai thác du lịch muốn hướng đến việc thu hút du khách đặc biệt này.
2.2.5.3. Du lịch gia đình
Loại hình thường xuyên ở các khu vực phụ cận đô thị trong thời gian ngắn ngày, loại thứ hai là những chuyến đi du lịch dài ngày, những địa điểm xa, nổi tiếng và nhu cầu thường đặt ra là tham quan nhiều điểm, việc tiếp cận và thu hút du khách để kinh doanh loại hình du lịch này đang là hướng cần quan tâm vì du lịch gia đình hiện nay đang trên đà phát triển mạnh.
2.3. Đánh giá chung về loại hình du lịch ở Việt Nam
Có thể thấy, sự đa dạng của các loại hình du lịch đã chứng minh ngành du lịch đã đóng góp tích cực vào cơ cấu kinh tế chung tuy còn khá khiêm tốn nhưng ngày càng có vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được kì vọng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Sự phát triển đa dạng các loại hình và các sản phẩm du lịch trong thời gian qua đã có tác động thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành phát triển, giải quyết được vấn đề việc làm cho nhiều lao động trong nước.