Những loại hình du lịch phát triển phổ biến

Một phần của tài liệu Các loại hình Du lịch trên thế giới và Việt Nam (Trang 39 - 48)

PHẦN 3: NHỮNG LOẠI HÌNH DU LỊCH PHÁT TRIỂN PHỔ BIẾN – CHƯA PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

3.1. Những loại hình du lịch phát triển phổ biến

Tại Việt Nam, các loại hình du lịch đang phát triển phổ biến, thu hút nhiều khách du lịch có thể kể đến:

3.1.1. Du lịch biển

Với lợi thế đường bờ biển trải dài, dọc theo lãnh thổ, Việt Nam may mắn sở hữu những giá trị cao cả mà thiên nhiên ban tặng: với trên 2.700 hòn đảo lớn nhỏ có giá trị rất lớn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và đặc biệt với cảnh quan độc đáo, tài nguyên đặc sắc, đa phần còn khá hoang sơ, các hòn đảo này có giá trị hết sức đặc biệt với ngành du lịch Việt Nam.

Về tiềm năng, du lịch biển ở Việt Nam có 2 tiềm năng chủ yếu, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của du lịch biển Việt Nam:

Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Đa phần các đảo ven biển Việt Nam đều có những bãi biển, tuy không lớn nhưng hầu hết đều mang nét hoang sơ, đẹp mắt, hấp dẫn, có cát mịn, nước biển trong xanh và độ cao của sóng không quá lớn, thuận lợi cho hoạt động tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao dưới nước… Bên cạnh đó, cảnh quan của các đảo khá đặc sắc, từ cảnh quan vũng vịnh ven biển, đảo; cảnh quan núi, đồi, trên các đá trầm tích, tùng, áng hồ trên núi; cảnh quan các bờ mài mòn (đảo Vĩnh Thực, Cô Tô, Thanh Lam, Bạch Long Vĩ, Thổ Chu..); cảnh quan núi lửa, có giá trị địa mạo, địa chất đặc trưng (như Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý)… đến cảnh quan hang động, nhũ đá như hang Đầu Gỗ, Thiên Cung, Sửng Sốt (thuộc các đảo trên Vịnh Hạ Long), hang Quân Y, Trung Trang, Hoa Cương, hang Luồn (thuộc đảo Cát Bà)…Đặc biệt, một số đảo đã có khu bảo tồn sinh vật biển; một số đảo lớn như Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, Bái Tử Long sở hữu những vườn quốc gia với các giá trị về đa dạng sinh học, nguyên sinh, hệ động thực vật trên cạn cũng như thủy sinh, rạn san hô quý hiếm, một số loài được ghi vào sách đỏ, là nơi bảo tồn về văn hóa lịch sử với một số di chỉ khảo cổ… phù hợp cho nhiều hoạt động như thăm quan, khám phá, nghiên cứu thậm chí là du lịch mạo hiểm… Đây là tiềm năng đặc trưng của loại hình du lịch biển của Việt Nam, cũng mang những giá trị đặc biệt thu hút khách du lịch bởi những giá trị cốt lõi từ loại hình du lịch này, đặc biệt là tầng lớp trẻ của Việt Nam cũng như trên thế giới, thích kiếm tìm những cảnh quan mới, đẹp mắt, có giá trị cao về tinh thần.

Về tài nguyên du lịch văn hóa: các đảo ven biển nước ta đều có người Việt sinh sống từ xa xưa nên đến nay còn lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử, văn hóa như hệ thống các đền, chùa, đình, miếu, tượng đài, ngọn hải đăng, tượng đài, một số đảo có nhà tù

như Phú Quốc, Côn Đảo, thậm chí một số đảo chứa đựng di chỉ khảo cổ quý hiếm như Cát Bà, Cù Lao Chàm. Các hình thái tôn giáo tín ngưỡng thờ Cá Ông, thờ Mẫu Thoải, tín ngưỡng thờ thần biển… bao trùm, tạo các lễ hội, tín ngưỡng của người dân hải đảo có nhiều nét khác biệt, độc đáo như lễ hội thờ cúng Cá Ông; lễ hội cầu ngư; lễ hội đua thuyền; lễ hội ra quân nghề cá… Ngoài ra hệ thống các làng nghề như nuôi, chế biến hải sản; đóng, sửa chữa tàu thuyền cho người ra khơi; làng nghề mỹ nghệ, nuôi cấy ngọc trai cùng với văn hóa ẩm thực vùng biển đảo với các món ăn có phong cách rất riêng hòa trộn với nếp sống khá “hào sảng, chân chất, nhân ái” của cộng đồng cư dân đảo là tiềm năng lớn để khơi dậy sự “tò mò, khát khao” trải nghiệm của du khách, đặc biệt là tầng lớp trẻ.

Để phát triển bền vững loại hình du lịch biển, chính phủ đã có tầm nhìn xa hơn với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt năm 2020 trong nội dung giải pháp đầu tiên thuộc nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đã nêu rõ: “Dựa trên tiềm năng, lợi thế nổi trội về tài nguyên biển, đảo, tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo đặc biệt tại các tỉnh duyên hải miền Trung, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau; nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các vùng biển đảo xa bờ; chú trọng phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, giải trí và thể thao biển đảo đặc biệt cao cấp, có thương hiệu mạnh và sức cạnh tranh cao tại các vịnh biển nổi tiếng (…) và các đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý…”. Vì vậy, có thể ví việc phát triển du lịch tại các đảo của Việt Nam như “ngọc” cần được “mài giũa”.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã xác định rõ 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong đó có 5 khu vực là thuộc dải ven biển với những sản phẩm đặc trưng cho từng vùng.

Đó là vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây tập trung tới 7/13 di sản thế giới; 6/8 khu dự trữ sinh quyển; nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên; nhiều di tích văn hóa-lịch sử.

Các khu vực này cũng tập trung tới 70% khu, điểm du lịch trong cả nước, hàng năm thu hút khoảng 48-65% lượng khách du lịch ở Việt Nam.

Mới đây, Ủy ban Nhân dân huyện Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu) đã phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF-Việt Nam) khởi động chiến dịch giảm rác thải nhựa với nhiều hoạt động thiết thực

Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng du lịch biển trên cùng với việc phát triển tích cực của loại hình du lịch này, chúng ta không thể không công nhận việc phát triển

du lịch tại các đảo ven biển Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng vốn có với những nét đặc sắc, khác biệt, đồng thời còn tồn tại không ít hạn chế điển hình như: việc khai thác còn mang tính chất tự phát, manh mún, chưa đồng đều, “mạnh đảo nào, đảo ấy làm”; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ; sản phẩm du lịch và các dịch vụ bổ sung, bổ trợ ở nhiều nơi còn nghèo nàn; công tác xúc tiến quảng bá còn yếu; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu; ngoài ra còn tồn tại việc tranh chấp không gian lãnh thổ của một số ngành kinh tế khác nhau trong quá trình khai thác gây ra các hệ lụy về môi trường và nguy cơ phát triển thiếu bền vững, hiệu quả…

3.1.2. Du lịch cộng đồng

Cả cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam được biết đến đều gắn bó mật thiết trong quá trình lịch sử lâu dài, vừa chống những kẻ thù xâm hại vừa xây dựng cuộc sống hạnh phúc và luôn luôn tôn trọng quyền của con người nói chung trên trái đất.

Mỗi dân tộc có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hóa riêng được quyền duy trì bền vững để cùng phát triển nền văn hóa chung của cộng đồng, trong đó con người Việt Nam là một yếu tố tài nguyên cơ bản của hoạt động du lịch. Chính tài nguyên về con người Việt Nam là tài nguyên cơ bản trong loại hình du lịch cộng đồng.

Điều khẳng định trên thể hiện rõ ở nhiều mặt. Từ cách ăn, mặc, ở, quan hệ gia đình, giao tiếp xã hội đến các phong tục, tập quán về cưới xin, thờ cúng, ma chay, lễ hội, văn nghệ, vui chơi của từng dân tộc đều có không ít nét riêng biệt khác nhau, đồng thời các dân tộc vẫn có những nói chung. Như vậy, cùng một con người đã thể hiện những nét đa dạng đều là những nét của nguồn tài nguyên quý báu đối với loại hình du lịch cụ thể, du khách là người hưởng thụ sản phẩm của loại hình du lịch mà họ đang thực hiện. Nguồn tài nguyên về con người Việt Nam trước hết hiện ở đức tính cần củ, chịu khó trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống luôn luôn tìm tồi suy nghĩ để khắc phục khó khăn trong lao động sản xuất, cuộc sống, không lùi buộc khoan nhượng đối với kẻ

thù thực sự đoàn kết hóa hợp gắn bó, khiêm tốn đối với đồng loại nói chung với lòng mong muốn chân tình cùng nhau đạt hạnh phúc trong bất cứ hoàn cảnh phức tạp nào.

Du lịch cộng đồng tại Việt Nam xuất hiện từ những năm 1990 tại một số tỉnh, thành phố như Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Nam, đến nay đã mở rộng trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Giai đoạn 2015-2020 là quãng thời gian hoạt động du lịch cộng đồng phát triển sôi động và thu hút sự quan tâm ở rất nhiều địa phương. Tính đến năm 2020, trên cả

nước có khoảng 300 làng, bản, buôn, thôn, xóm có hoạt động du lịch cộng đồng.

Bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội, du lịch động đồng đã và đang giúp khai thác, phát huy, giới thiệu và góp phần bảo tồn, lưu giữ các tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Quan trọng hơn, du lịch cộng đồng đã giúp người dân địa phương dần cải thiện mức sống, xóa đói giảm nghèo và chia sẻ nguồn lợi giữa các địa phương, khu vực với nhau nhờ chuyển đổi sinh kế từ hoạt động nông nghiệp sang dịch vụ du lịch và các hoạt động phi nông nghiệp khác không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn phát triển bền vững trong tương lai.

3.1.3. Du lịch tâm linh

Về đặc điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam so với trên thế giới:

Sự đặc thù khác biệt của du lịch tâm linh ở Việt Nam so với các nơi khác trên thế giới có thể nhận thấy đó là:

+ Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin và ở Việt Nam, trong đó Phật giáo có số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo… Triết lý phương đông, đức tin, giáo pháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh.

+ Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Mới đây, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện nhân loại.

+ Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếu đối với bậc sinh thành.

+ Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

+ Ngoài ra du lịch tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt động gắn với yếu tố linh thiêng và những điều huyền bí.

Xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam:

Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh thể

hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng. Sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được

tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. Nhu cầu du lịch tâm linh của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển. Ngày nay du lịch tâm linh ở Việt Nam đang trở thành xu hướng phổ biến:

+ Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa. Số khách du lịch đến các điểm tâm linh tăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.

+ Nhu cầu và du lịch tâm linh ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động, sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác. Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân.

+ Hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng đẩy mạnh thể

hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Ra đời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh); Chùa Hương (Hà Nội); Phát Diệm (Ninh Bình); Núi Bà Đen, Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh);

Chùa Bái Đính (Ninh Bình); Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương); Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang); Công Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương); Tây Thiên (Vĩnh Phúc); Đền Trần-Phủ Dầy (Nam Định)…

Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.

Những hoạt động du lịch tâm linh chủ yếu có thể kể đến:

+ Hành hương đến những điểm tâm linh: những ngôi chùa (cả nước có trên cả

nước có 465 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia), tòa thánh, đền, đài, lăng, tẩm, phủ, khu tưởng niệm; tiến hành các hoạt động thờ cúng: thờ cúng thành hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ nghề, thờ tam phủ, tứ phủ, thờ tứ pháp, thờ bốn vị tứ bất tử, thờ danh nhân, anh hùng dân tộc, thờ táo quân, thổ địa… Các hoạt động chiêm bái, cầu nguyện, tụng kinh, thiền, yoga, pháp đàm; thiền trà; tham vấn; pháp thoại; thiền ca; thiền buông thư,…

+ Tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc, điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôn giáo và lối sống bản địa, những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm tâm linh

+ Tham gia lễ hội tín ngưỡng, dân gian: Quốc giỗ, lễ hội Đến Hùng, Lễ Vu Lan, lễ hội Thánh Gióng (Hà Nội), lễ hội vía Bà Tây Ninh, lễ hội Tế Cá Ông (Bình Thuận), lễ hội vía Bà núi Sam (Châu Đốc)…

Du lịch tâm linh đã và đang đóng góp tích cực vào phát triển bền vững ở hiện tại và cả tương lai:

Người dân địa phương được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ

khách tại các điểm du lịch tâm linh: chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương, phục vụ ăn uống (Ví dụ ở Tràng An: 1 vụ đò bằng 3 vụ lúa).

Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ.

Theo lời kể của người dân chèo đò, trước đây, hơn 10 năm khu vực Bái Đính là một vùng đất chưa được du khách biết đến, đường đi vào rất khó khăn, người dân sống lam lũ, một mùa cấy lúa nước, thu nhập bấp bênh, không có việc làm. Nhưng từ khi dự án xây dựng chùa Bái Đính, bộ mặt ở đây đã đổi thay cuộc sống của người dân đã có sự dịch chuyển từ thuần nông sang làm dịch vụ; nay một vụ đò bằng 3 vụ lúa;

hàng chục ngàn người đã có việc làm, thu nhập 4-6 triệu đồng/tháng, an ninh trật tự được đảm bảo. Có thể nói, cuộc sống của người dân ở đây đã thực sự đổi thay nhờ du lịch tâm linh đến Bái Đính-Tràng An.

+ Với triết lý đạo Phật cũng như các tôn giáo khác là sống tốt đời đẹp đạo, du lịch tâm linh chủ động và tích cực trong việc bảo vệ môi trường và đóng góp thích đáng vào phát triển bền vững. Ở Việt Nam hầu hết các điểm du lịch tâm linh là những nơi có

phong cảnh đẹp, hệ sinh thái độc đáo luôn được giữ gìn bảo vệ môi trường tốt bằng các hành vi có ý thức của con người. Ngoại trừ những nơi do thương mại hóa quá mức không kiểm soát nổi dẫn tới quá tải.

+ Du lịch tâm linh mang lại những giá trị trải nghiệm thanh tao cho du khách, nhận thức và tận hưởng những giá trị về tinh thần giúp cho con người đạt tới sự cân bằng, cực lạc trong tâm hồn như theo triết lý từ-bi-hỷ-xả của đạo Phật… Những giá trị ấy có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cho dân sinh.

+ Du lịch tâm linh đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.

Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm chăm lo tới đời sống tinh thần cho nhân dân thông qua các chính sách tạo điều kiện cho du lịch tâm linh phát triển theo đúng hướng mang lại những giá trị tinh thần thiết thực, góp phần vào phát triển kinh tế

xã hội và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Trong thời gian tới, cũng theo quan điểm

Một phần của tài liệu Các loại hình Du lịch trên thế giới và Việt Nam (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)