Cấu trúc chung của chương trình Pascal

Một phần của tài liệu Giao trinh Turbo pascal 70 full_ (Trang 31 - 36)

III. CẤU TRÚC CHUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH PASCAL

2. Cấu trúc chung của chương trình Pascal

Chương trình là một dãy các câu lệnh chỉ thị cho máy các công việc phải thực hiện. Một chương trình Pasccal đầy đủ gồm ba phần chính :

Phần tiêu đề Phần khai báo

Phần thân chương chình { Phần tiêu đề}

{ Phần khai báo ↓ }

Uses ... {khai báo sử dụng thư viện chuẩn}

Label ... {khai báo nhãn}

Const ... {khai báo hằng}

Type ... {khai báo kiểu dữ liệu}

Var ... { khai báo biến}

Function ... { khai báo các chương trình con}

Procedure ... {hàm và thủ tục } { Phần thân chương trình ↓ } Begin

{ Các lệnh }

nd.

Hình 5.1: Cấu trúc của chương trình Pascal 2.1. Phần tiêu đề chương trình :

Phần này bắt đầu bằng từ khóa Program, sau đó ít nhất là một khoảng trắng và một tên do người dùng tự đặt, cuối cùng kết thúc bằng dấu chấm phẩy ‘;’.

Ví dụ : Program Btap1;

hoặc : Program Giai_pt_bac2;

Phần tiêu đề chiếm một dòng, còn gọi là phần đầu của chương trình, nó có thể không có cũng được.

2.2. Phần khai báo :

Phần khai báo có nhiệm vụ giới thiệu và mô tả các đối tượng, các đại lượng sẽ tham gia trong chương trình, giống như ta giới thiệu các thành viên trong một cuộc họp. Nó gồm khai báo sử dụng thư viện chuẩn, khai báo nhãn, khai báo hằng, khai báo kiểu dữ liệu mới, khai báo biến, và khai báo các chương trình con. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà mỗi khai báo này có thể có hoặc không.

Khai báo nhãn (Label) chỉ dùng khi trong chương trình có sử dụng lệnh nhảy vô điều kiện GOTO.

Nhược điểm của lệnh GOTO là làm mất tính cấu trúc của chương trình, trong khi có thể thay thế nó bằng các câu lệnh có cấu trúc của Pascal. Vì thế, để rèn luyện kỹ năng lập trình có cấu trúc, chúng ta sẽ không dùng lệnh GOTO trong giáo trình này.

Các thủ tục và hàm được dùng khi có nhu cầu thiết kế các chương trình lớn, phức tạp. Đối với các bài toán nhỏ, đơn giản, việc sử dụng chương trình con là chưa cần thiết. Chi tiết về phần này sẽ được trình bày kỹ trong bài 12.

Sau đây ta điểm qua vài nét về các khai báo thông dụng nhất.

a) Khai báo hằng và khai báo biến :

Biến là đại lượng có gía trị thay đổi được, còn Hằng là đại lượng có gía trị không đổi, chúng được dùng trong chương trình để lưu trữ các dữ liệu, tham gia vào các biểu thức tính toán và các quá trình xử lý trong máy. Việc khai báo có tác dụng xác định tên và kiểu dữ liệu của biến hay hằng. Biến và Hằng là những thành phần khó có thể thiếu được trong một chương trình. Để khai báo biến ta dùng từ khóa Var, để khai báo hằng ta dùng từ khóa Const, ví dụ:

Const N=10 ; Var

x, y : Real ; i, k : Integer ;

b) Khai báo (định nghĩa) một kiểu dữ liệu mới:

Ngoài các kiểu dữ liệu mà bản thân ngôn ngữ đã có sẵn như kiểu thực, kiểu nguyên, kiểu ký tự, kiểu lôgic,.v.v. người dùng có thể tự xây dựng các kiểu dữ liệu mới phục vụ cho chương trình của mình, nhưng phải mô tả sau từ khóa TYPE. Khi đã định nghĩa một kiểu dữ liệu mới, ta có thể khai báo các biến thuộc kiểu dữ liệu này. Ví dụ, ta định nghĩa một kiểu dữ liệu mới có tên là Mang :

Type

Mang = Array[1..10] of Real;

Bây giờ có thể khai báo hai biến A và B có kiểu dữ liệu là kiểu Mang : Var

A, B : Mang ;

c) Khai báo sử dụng thư viện chuẩn:

Turbo Pascal có sẵn một số hàm và thủ tục chuẩn, chúng được phân thành từng nhóm theo chức năng mang các tên đặc trưng, gọi là các thư viện hay đơn vị chương trình ( Unit ), như : Crt, Graph, Dos, Printer, .v.v. . Muốn sử dụng các hàm hay thủ tục của thư viện nào, ta phải khai báo có sử dụng thư viện đó, lời khai báo phải để ở ngay sau phần tiêu đề của chương trình theo cú pháp : Uses danhsáchthư viện ;

Ví dụ: do thủ tục Clrscr nằm trong thư viện CRT, nên nếu trong chương trình mà có dùng lệnh Clrscr, thì phải khai báo :

Uses CRT ;

Muốn sử dụng cả hai thư viện CRT và GRAPH, ta khai báo : Uses CRT, GRAPH ;

2.3. Phần thân chương trình :

Đây là phần chủ yếu nhất của một chương trình, bắt buộc phải có.

Thân chương trình bắt đầu bằng từ khóa BEGIN và kết thúc bằng END. (có dấu chấm ở cuối). Giữa khối BEGIN và END là các lệnh. Mỗi lệnh phải kết thúc bằng dấu chấm phẩy ‘;’. Một lệnh, nếu dài, thì có thể viết trên hai hay nhiều dòng, ví dụ :

Writeln(‘ Phuong trinh co hai nghiem la X1= ‘, X1:8:2,‘ va X2= ‘, X2:8:2) ;

Ngược lại, một dòng có thể viết nhiều lệnh miễn là có dấu ‘;’ để phân cách các lệnh đó, chẳng hạn : Write(‘ Nhap A, B, C: ‘ ) ; Readln(A,B,C) ;

Thông thường mỗi dòng chỉ nên viết một lệnh để dễ đọc, dễ kiểm tra lỗi.

3. Ví dụ 2 :

Để kết thúc phần này, xin giới thiệu chương trình cho phép nhập vào họ tên, mã số, các điểm Toán, Lý của một sinh viên, tính điểm trung bình theo công thức :

rồi in Họ tên, mã số, các điểm Toán, Lý và điểm trung bình của sinh viên đó lên màn hình.

PROGRAM VIDU52;

Uses CRT;

Var

Ho_ten, Maso : String[20];

Toan, Ly, Dtb : Real;

Begin

Write(‘ Nhap Ho va ten : ‘); Readln(Ho_ten);

Write(‘ Nhap ma so : ‘); Readln(Maso);

Write(‘ Nhap diem Toan : ‘); Readln(Toan);

Write(‘ Nhap diem Ly : ‘); Readln(Ly);

Dtb:= (Toan+Ly) / 2;

{ In lên màn hình các dữ liệu về sinh viên } TextMode(C40); { đặt mode C40 cho màn hình } TextBackGround(Green); { đặt màu nền là Green }

TextColor(Red); { đặt màu chữ là Red}

Clrscr ;

Writeln(‘ KET QUA THI CUA SINH VIEN:’);

Writeln(‘Ho va ten : ‘, Ho_ten);

Writeln(‘Ma so : ‘, Maso);

Writeln(‘Diem Toan : ‘, Toan:3:1);

Writeln(‘Diem Ly : ‘, Ly:3:1);

Writeln(‘Diem Tbinh : ‘, Dtb:3:1);

Readln;

TextMode(C80); { đặt trả lại mode C80 cho màn hình}

END.

Chạy<VD52.EXE>

Chép chương trình nguồn VD52.PAS

Trong chương trình này có sử dụng bốn thủ tục đều thuộc thư viện CRT, đó là : Clrscr : xóa màn hình

TextMode(C40)TextMode(C80) : chuyển màn hình sang chế độ bề ngang 40 cột (chữ to) hoặc 80 cột (chữ bình thường).

TextBackGround(tênmàu) : đặt lại màu nền của màn hình.

TextColor(tênmàu) : đặt lại màu chữ trên màn hình.

Tên màu có thể là một số từ 0 đến 15 hoặc có thể viết trực tiếp bằng tiếng Anh như : White, Black, Green, Red, Blue, ...

Bạn có thể chạy minh họa chương trình này bằng cách nhắp chọn vào mục Chay<VD52.EXE> ở cuối chương trình .

Cách nhập dữ liệu tương tự như ví dụ trước. Chẳng hạn ta nhập họ tên là Nguyen Van An, mã số là 1990064, điểm toán là 6, điểm lý là 7 như dưới đây :

Nhap Ho va ten : Nguyen Van An ↵ Nhap ma so : 1990064 ↵

Nhap diem Toan : 6 ↵

Nhap diem Ly : 7 ↵

Chương trình sẽ tính điểm trung bình và in kết qủa như sau:

KET QUA THI CUA SINH VIEN:

Ho va ten : Nguyen Van An Ma so : 1990064

Diem Toan : 6.0 Diem Ly : 7.0 Diem Tbinh : 6.5

Hãy Enter để kết thúc và trở lại màn hình ban đầu.

Để soạn và chạy được một chương trình như trên cần phải biết sử dụng phần mềm Turbo Pascal ( viết tắt là TP ).

Một phần của tài liệu Giao trinh Turbo pascal 70 full_ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(296 trang)
w