2.2.1. Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn
Như đã nói ở trên chương trình và SGK Ngữ văn hiện nay có sự đối mới.
Sự đối mới đó đã dẫn đến phương pháp dạy học có sự đối mới. Phương pháp dạy học Ngữ văn lần này chú trọng đến mục tiêu nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh. Vì vậy không gọi là phân tích tác phẩm như trước đây nữa mà gọi là đọc hiểu văn bản.
Tuy nhiên, sự đổi mới SGK đã đặt ra vấn đề là: Liệu có sự khác nhau giữa hai cách gọi tác phẩm và văn bản?
Trên thực tế có sự phân biệt giữa hai cách gọi này. Trước đó, tại trung tâm công nghệ giáo dục Giáng Võ đã chỉ ra sự khác nhau giữa văn bản và tác phẩm.
Văn bản: được hiểu là tất cả những kí hiệu ngôn ngữ, những gì mà ta có
thể nhìn thấy được.
Tác phẩm: là cái tồn tại trong suy nghĩ của chúng ta. Người đọc thấy được điều gì sau khi tìm hiểu văn bản. Đó chính là tác phẩm tồn tại trong mỗi con người. Mỗi một độc giả hình thành cho mình một tác phẩm riêng. Vì vậy,
cùng một văn bản có thê có nhiều tác phẩm.
Ngày nay, quan điểm mới cũng đã tách văn bản khỏi tác phẩm vì theo
“LÍ thuyết tiếp nhận ”
“Tiếp nhận văn học là một hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm văn học bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tr trởng cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả đến tác phẩm sau khi đọc”. [L1, tr. 325]
4fgkttêm C‡ 20ỗng. X32) - hoatgữ săn
Lí thuyết tiếp nhận đã đặt ra mối quan hệ giữa tác giả và bạn đọc. Theo
lý thuyết tiếp nhận thì bạn đọc phải đi từ văn bản đến tác phâm. Đồng thời lý
thuyết tiếp nhận cũng đề cập đến khoảng cách và tầm đón. Khoảng cách ở đây là khoảng cách giữa bạn đọc và nhà văn. Đó có thé là khoảng cách về xã hội, văn hóa, trình độ, tâm lý, lứa tuổi... Tầm đón là tất cả những năng lực của người đọc hay nói cách khác đó là con người tỉnh thần của người đọc.
Trên cơ sở đó lý thuyết tiếp nhận đưa ra cách hiểu của mình về văn bản
và tác phẩm. Theo đó thì văn bản được hiểu là tập hợp tất cả các ký hiệu ngôn
ngữ mà nhà văn sử dụng như một phương tiện để chuyên tác phẩm đến người
đọc. Còn tác phẩm là cái tỉnh thần, là kết quả quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn, tác phẩm là cái vô hình, văn bản là cái ta nhìn thấy được, là lớp vỏ của tác phẩm, còn tác phẩm ta không nhìn thấy được.
Do có khoảng cách và tầm đón nên mối quan hệ giữa văn bản và tác phẩm là mối quan hệ giữa hai yếu tố bất biến và hằng biến. Văn bản là yếu tố bat biến là cái có thể tồn tại hàng ngàn năm, hàng vạn năm nhưng tác phâm
lại khác. Nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: văn hóa, lịch sử, tâm lý của
người tiếp nhận. Vì vậy, tác phẩm không chỉ có một mà có rất nhiều. Mỗi người đọc đều có thể hình thành trong mình một tác phẩm riêng.
Từ quan niệm giữa văn bản và tác phẩm như vậy đã đòi hỏi dạy học Ngữ văn phải khơi dậy sự sáng tạo của người học, người học phải tự tìm ra tri thức cho mình dựa trên sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
2.2.2. Cấu trúc đơn vị bài học trong SGK Ngữ văn 2.2.2.1. Theo SGK cũ, bài học văn gầm có các phần sau Tên bài học
Tiểu dẫn Văn bản
Hướng dẫn học bài
2.2.2.2. Theo SGK Ngữ văn mới, bài học văn gồm có các phần sau Tên bài học
Kết quả cần đạt Tiểu dẫn Văn bản
Hướng dẫn học bài Ghi nhớ
Luyện tập
Như vậy, so với SGK cũ, SGK Ngữ văn mới có thêm phần “Kết guả
cân đạt” ngay sau tên bài học để học sinh biết được trọng tâm của bài học đó
là gì? Phần “ghi nhớ” sau phần hướng dẫn học bài để học sinh biết được nội dung chính, cái cần ghi nhớ của bài học hôm đó là phần nào? Và phần “luyện tập ” đễ học sinh vận dụng kiến thức đã học bên trên vào việc làm bài tập.
2.2.3. Quy trình đọc - hiểu văn bản nghệ thuật
2.2.3.1. Sự chuẩn bị của phân tiếng Việt, làm văn, lý luận văn học cho đọc hiểu văn bản
Chương trình và SGK Ngữ văn hiện nay được xây dựng trên nguyên tắc tích hợp. Vì vậy, những nội dung kiến thức của phần tiếng Việt, làm văn hay lý luận văn học có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ học sinh đọc hiểu văn bản.
* Phân tiếng Việt:
Văn bản văn học là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Vì vậy khi tìm hiểu văn bản phải đặt văn bản vào trong bối cảnh của nó. Tắt cả những kiến thức về bối cánh của văn bản được thể hiện trong phần tiểu dẫn. Phần tiếng Việt với những kiến thức về giao tiếp như: Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện giao tiếp... sẽ giúp học sinh khi tìm hiểu văn bản. Bên cạnh đó phần tiếng Việt
4fgkttêm C‡ 20ỗng. X32) - hoatgữ săn
cũng chuẩn bị cho việc đọc - hiểu văn bản từ cấp độ nghĩa của từ (nghĩa gốc, nghĩa chuyên) đến những kiến thức về nghĩa của câu (nghĩa sự việc, nghĩa
tình thái) đến kiến thức về đoạn (mỗi đoạn đều có chủ đề, chủ điểm)... Tất cả
là cơ sở cho việc đọc - hiểu văn bản của học sinh được dễ dàng:
Ví dụ: Với văn bản “Bánh trôi nước”, với kiễn thức ở phần tiếng Việt
giúp cho học sinh nhận biết được:
- Bối cảnh của văn bản:
+ Hẹp: Khi Hồ Xuân Hương nhìn thấy chiếc bánh trôi.
+ Rộng: Xã hội phong kiến Việt Nam mà ở đó người phụ nữ phải chịu sự phụ thuộc vào xã hội, vào người đàn ông. Họ không có bat ctr quyén gì.
- Nghĩa của văn bản:
+ Hình ảnh chiếc bánh trôi
+ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
+ Thái độ của tác giả.
Ca ngợi người phụ nữ.
Lên án xã hội đương thời.
- Mục đích của tác giả khi viết “Bánh trôi nước ” + Lên án xã hội phong kiến đương thời.
+ Thê hiện thái độ tình cảm với người phụ nữ.
* Phân lý luận văn học
Phần này giới thiệu cho học sinh văn bản, cấu trúc văn bản nghệ thuật như
ngôn từ, hình tượng, các tầng nội dung ý nghĩa, chủ đề tư tưởng của văn bản, rồi cung cấp cho học sinh những khái niệm của thi pháp văn học như: Điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu hỗ trợ cho việc đọc văn bản của học sinh.
Phần lý luận văn học đã giới thiệu cách đọc các thê loại thơ, kịch, truyện, nghị luận.
Ví dụ: Trở lại với văn bản “Bánh trôi nước”, với kiên thức của “phẩn lý luận văn học” học sinh biết được các tầng nội dung ý nghĩa của văn bản:
- Tầng nội dung ý nghĩa thứ nhất: Hình ảnh, quá trình làm chiếc bánh trôi.
- Tầng nội dung ý nghĩa thứ hai: Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã
hội phong kiến và vẻ đẹp của người phụ nữ.
- Tầng nội dung ý nghĩa thứ ba: Thái độ của tác giả: cảm thông với số phận người phụ nữ, ca ngợi vẻ đẹp của họ; lên án xã hội phong kiến đương thời.
* Phan làm văn:
Với các kiến thức về các phương thức biểu đạt như phương thức tự sự, phương thức nghị luận cũng đã giúp cho việc đọc - hiểu văn bản của học sinh.
Ví dụ: Trong phương thức nghị luận cung cấp cho học sinh biết: tư tưởng trong văn nghị luận: đồng tình hay không đồng tình với cái gì? Qua đó biểu thị thái độ tình cảm của người nói với người nghe. Từ kiến thức này sẽ giúp học sinh xác định được thái độ tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong văn bản khi đọc -hiéu văn bản.
Chăng hạn như đọc hiểu văn bản “Tuyên ngôn độc lập”. Qua việc tìm hiểu thái độ của Hồ Chí Minh với những việc làm của thực dân Pháp học sinh sẽ xác định được thái độ của Người với thực dân Pháp là gì?
= Các phân môn đều giúp cho quá trình đọc - hiểu văn bản của học sinh.
2.2.3.2. Đọc văn bản nghệ thuật
* Khái niệm đọc: Đọc là hoạt động nhằm nắm bắt nghĩa và ý nghĩa từ trong
các kí hiệu văn tự. Khác với nghe là hoạt động nắm bắt ý nghĩa từ tín hiệu âm
thanh. Đọc là hoạt động lay van ban viét, in, khac lam déi tuong.
* Khdi niém hiéu: Theo tir dién tiéng Viét thi hiéu được giải thích là: biết,
thấu đáo cả
Vì vậy, gắn vào văn bản thì hiểu sẽ được giải thích là: biết về văn bản đó, thấu đáo về văn bản đó.
4fgkttêm C‡ 20ỗng. X32) - hoatgữ săn
Aly?
Gắn với khái niệm đọc thì “hiểu” được coi là mục đích của việc đọc
=> Doc - hiểu là đọc tiếp nhận được tất cả các thông tin chứa đựng trong một văn bản.
* Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông thực chất là
một hệ phương pháp. Đó là hệ thống các đặc thù của giáo viên tô chức tiếp cận, đi
sâu khám phá, chiếm lĩnh tác phâm văn học bằng con đường cảm xúc hóa kết hợp với trí tuệ. Đọc - hiểu là hoạt động duy nhất của học sinh tiếp xúc trực tiếp VỚI Các giá trị văn học. Đọc - hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩa của từ và sắc thái biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, hiểu mạch văn, bố cục và nắm được ý
chính cũng như chủ đề của tác phẩm.
* Đọc - hiểu cần tuân thủ một số nguyên tắc chung như: dựa vào ngữ cảnh để đọc, khi đọc phải có sự so sánh tác phẩm theo các mối quan hệ đồng đại và lịch đại. Phải gắn việc đọc - hiểu văn bản nghệ thuật với cuộc sống bản thân. Bên cạnh đó người đọc phải tuyệt đối tôn trọng văn bản, không áp đặt suy điễn cho văn bản những yếu tố mà văn bản không có.
Dựa trên các nguyên tắc đó, việc đọc - hiểu văn bản nghệ thuật đã được các nhà nghiên cứu triển khai thành quy trình sau:
Bước 1: Đọc thông, đọc thuộc.
+ Đọc thông: Đây là yêu cầu thấp nhất của việc đọc hiểu văn bản, là yêu cầu mang tính bắt buộc. Đọc thông là đọc rõ ràng, mạch lạc, đúng chính âm, chính tả, trung thành với văn bán. Đọc thông đê tri giác ngôn ngữ, có cảm nhận bao quát văn bản, hiểu biết ngôn ngữ. Đọc thông phải đọc toàn bộ văn bản và các chú thích liên quan tới văn bản đó.
+ Đọc thuộc: Là không nhìn vào văn bản mà vẫn có thể đọc được. Đối với những văn bản có dung lượng không lớn như bài thơ trữ tình, trích đoạn thơ trữ tình đọc thuộc là học thuộc lòng, còn đối với những văn bản có dung lượng lớn thì đọc thuộc là nắm được nội dung văn bản, tóm tắt văn bản dễ dàng.
Bước 2: Đọc kỹ - đọc sâu.
+ Đọc kỹ: Là đọc nhiều lần, đọc phải biết được kết cấu văn bản, biết được
logic của các thông tin trong van ban, hiểu được câu trúc của hình tượng nghệ thuật trong các văn bản nghệ thuật. Đọc kỹ giúp nhận ra các chỉ tiết, các hình ảnh, hiện tượng, các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong một văn bản nghệ thuật
+ Đọc sâu: Đọc để cắt nghĩa văn bản,để khám phá hình tượng nghệ thuật trong một văn bản nghệ thuật. Đọc sâu để phát hiện ra chiều sâu tư tưởng của tác
phẩm được thê hiện trong văn bản nghệ thuật.
Bước 3: Đọc hiểu, đọc sảng tạo:
+ Đọc - hiểu: Đọc là một hoạt động đề tiếp nhận thông tin từ văn bản. Hiểu là
mục đích của đọc. Đọc hiểu là đọc tiếp nhận thông tin chứa đựng trong một văn bản.
+ Đọc sáng tạo: Là đọc kết hợp với trí tưởng tượng, liên hệ suy tưởng suy đoán đề hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu sâu sắc những nội dung thông tin chứa đựng trong
văn bản nghệ thuật
Bước 4: Đọc đánh giá, đọc ứng dụng:
+ Đọc đánh giá: Phải đảm bảo 2 yêu cầu:
Đánh giá khách quan: đánh giá văn bản những thông tin trong văn bản một cách khách quan để đảm bảo những đánh giá ấy là công bằng khoa học.
Đánh giá chủ quan: bày tỏ tình cảm và thái độ của mình. Người đọc có thê đồng tình với các tác giả, với đa số công chúng độc giá nhưng cũng có thê phản đối.
+ Đọc ứng dụng:
Không chỉ nhằm mục đích củng có luyện tập giúp người đọc nắm vững kiến thức để vận dụng vào quá trình học tập. Ứng dụng cần phải được hiểu theo nghĩa rộng: học để làm, học đề sống, học một số kĩ năng được rút ra từ văn bản cần được vận dụng vào đời sống lâu dài. Học khả năng tạo lập một số kiểu văn bản sử dụng trong đời sống hàng ngày.
4fgkttêm C‡ 20ỗng. X32) - hoatgữ săn
= Với sự chuẩn bị về kiến thức của các phần làm văn, tiếng Việt, Lý luận văn học cùng với sự tuân thủ các nguyên tắc, các bước đọc - hiểu, con đường mà bạn đọc đi tới tác phẩm đã được đề ra một cách rõ ràng. Mỗi văn bản đù năm ở thể loại nào vẫn mở ra trước mắt người đọc bằng con đường ấy. Tuy nhiên, nó cũng sẽ có ngõ ngách riêng tùy theo đặc trưng thể loại mà nó đã mang.
2.2.4. Quy trinh day hoc doc - hiểu văn bản thơ giai đoạn 1945 - 1975 theo đặc trưng thể loại
2.2.4.1. Yêu cầu về đọc thơ.
Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Có thể xem sách giáo khoa, các loại sách tham khảo để có những hiểu biết ban đầu này.
Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh vật,....đồng cảm với bài thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần điệu....mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.
Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy lùi xa và nhìn lại để lí giải, đánh giá toàn bài thơ cả về hai phương diện nghệ thật và nội dung. Bài thơ có nét gì độc đáo, sáng tạo trong hình thức biêu hiện? Tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống và con người? Cần nhớ: "Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim" (Đuy - bê - lây) và con đường ngắn nhất để đến đích của người đọc thơ là: "Đi từ trái tim để đến với trái tim" (Plê - kha - nốp).
2.2.4.2. Cách đọc thơ
Dựa trên nền tảng chung là phương pháp đọc - hiểu văn bản mỗi thể loại đều
có cách đọc riêng của mình. Điều đó tùy thuộc vào đặc điểm của thể loại đó. Có nhà nghiên cứu đã từng nói “Ký nã bằng cách nào thì giải mã bằng cách ấy”. Điều đó chứng tỏ muốn đọc hiểu một thê loại nào đó phải dựa vào đặc trưng của thể loại đó
và thơ không nằm ngoài quy luật này
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách đọc thơ như sau:
- Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Đọc kĩ bài thơ, xác định nhân vật trữ tình, kết cấu bài thơ.
- Cảm nhận bài thơ theo bố cục, qua từng câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu.
Dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ,
chỉ tiết, vần điệu...đề từ đó cảm nhận ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi
trữ tình, nhân vật trữ tình.
- Từ những câu thơ đẹp, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình đánh giá toàn bài thơ cả về hai phương điện nghệ thuật và nội dung.
2.2.4.3. Quy trình dạy học đọc - hiểu và điêu kiện để thực hiện quy trình
Trên cơ sở đó chúng tôi giới thiệu phương pháp doc hiéu thé loai thơ cho học sinh với các phần việc sau:
Việc 1: Đọc - hiểu những thông tin về ngữ cảnh (Tiểu dẫn).
Học sinh sẽ đọc phần tiêu dẫn dé có những hiểu biết về ngữ cảnh như: tác giả; hoàn cảnh sáng tác; hoàn cảnh cảm hứng...
Ví dụ: Với bài thơ “ Tây Tiến”
Học sinh đọc phần tiểu dẫn có thể tiếp nhận một số thông tin như:
- Tác giả:
4fgkttêm C‡ 20ỗng. X32) - hoatgữ săn