CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
2.4 Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
1.4.3 Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ
Để vận hành chính sách tiền tệ đạt được như hoạch định, ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ sau đây và thông qua các công cụ này nhà nước cũng sử dụng các quan hệ tiền tệ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
*Dự trữ bắt buộc: tất cả các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đều bắt buộc phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo một tỷ lệ phần trăm tính trên tổng nguồn vốn huy động. Về cơ cấu mức dự trữ bắt buộc được phép tồn tại dưới 3 hình thức: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi bắt buộc ở ngân hàng trung ương, dự trũ bằng chứng khóan, đấy là công cụ trực tiếp và có hiệu nghiệm.
Nếu dự trữ bắt buộc tăng làm cho nguồn vón cho vay của ngân hàng thương mại giảm kéo theo khối tiền tệ giảm.
Nếu dự trữ bắt buộc giảm làm cho nguồn vón cho vay của ngân hàng thương mại tăng kéo theo khối tiền tệ tăng.
Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần một sự thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động của nó đến khối tiền tệ và khối tín dụng rất lớn.
*Lãi suất: là một công cụ chủ yếu để điều chỉnh gián tiếp giữa cung và cầu tín dụng. Để phát huy được tác dụng của công cụ lãi suất, cần quán triệt một số điểm có tính nguyên tắc khi vận dụng công cụ lãi suất:
Lãi suất thực không thể cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quan của nền kinh tế (biểu hiện qua tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội).
Lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân.
Phần lớn hơn phải thỏa mãn bù đắp chi phí, thuế, phòng ngừa rủi ro..và tiền lãi ngân hàng.
Lãi suất dài hạn phải lớn hơn lãi suất ngắn hạn.
Để sử dụng lãi suất tín dụng với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể:
Ổn định lãi suất: tối đa cho tiền gửi và tối thiểu cho tiền vay hoặc tối đa cho tiền vay và tối thiểu cho tiền gửi (nếu muốn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của ngân hàng thương mại.
Thả nổi lãi suất: lãi suất sẽ được thả nổi thông qua thị trường tiền tệ, tuy nhiên với tư cách là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương sẽ tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gửi và tiền vay của ngân hàng thương mại bằng lãi suất tái chiết khấu để điều tiết cung- cầu tín dụng, điều tiết khối lượng tiền tệ của nền kinh tế. Như vậy trong nền kinh tế thị trường với hệ thống ngân hàng hai cấp trong đó cãc ngân hàng thương mại nhạy cảm với cơ chế thị trường, thì lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng trung ương trở thành công cụ linh hoạt để thực hiện chính sách tiền tệ.
*Tái chiết khấu: tái chiết khấu nói riêng và tái cấp vốn nói chung là việc ngân hàng trung ương tiếp vốn cho các ngân hàng thương mại nhằm khai thông năng lực thanh toán cho các ngân hàng thương mại hoặc khuyến khích họ mở rộng tín dụng cho nền kinh tế trên cơ sở các hệ số tín dụng hoặc chứng từ được ngân hàng thương mại chiết khấu trước đây.
Tái chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trung ương tất yếu sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng, vì vậy phải đòi hỏi tiến hành một cách thận trọng dựa trên tiêu chuẩn định lượng và định tính.
Về mặt định lượng: cần xem lại hạn mức tín dụng mà ngân hàng trung ương dành cho ngân hàng thương mại có còn hay không.
Về mặt định tính: cần xem xét các hệ số tín dụng và các chứng từ xin tái chiết khấu có lành mạnh hay không và có xứng đáng để được tiếp vốn hay không, chắc chắn rằng trong nghiệp vụ tái chiết khấu ngân
hàng trung ương sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, đầu mối cuối cùng để xử lý tín dụng của nền kinh tế.
Thông qua lãi suất tái chiêt khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích giảm hay tăng mức cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, đồng thời giảm hay tăng mức cung tiền. Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất cho vay hoặc hạn chế cơ hội cho vay. Ngược lại, nếu ngân hàng trung ương hạ thấp lãi suất chiết khấu ngân hàng thương mại trong trường hợp này sẽ đi vay rẻ hơn nên có khuynh hướng giảm lãi suất cho vay dẫn đến nhu cầu vay tăng.
Ngoài ra chính sách chiết khấu, tái chiết khấu còn là công cụ đăc lực trong ảnh hưởng phát triển kinh tế xã hội. Đối với chính sách kích thích xuất khẩu ngân hàng tủng ương sẽ ưu tiên tái chiết khấu các thương phiếu xuất khẩu hoặc nâng hạn mức tái chiết khấu đối với các thương phiếu đó.
Tuy nhiên, khi chấp nhận tái chiết khấu là ngân hàng trung ương đã tăng khối lượng tiền cung ứng. Vì vậy, ngân hàng trung ương chỉ có thể chấp nhận tái chiết khấu theo ba điều kện:
Ngân hàng thương mại đó phải còn hạn mức tín dụng chưa sử dụng hết.
Khối lượng tiền cung ứng bằng con đường tín dụng, tức là chi tiêu tín dụng cho nền kinh tế còn được phép cung ứng thêm.
Bản thân các ngân hàng thương mại đem hối phiếu để tái chiết khấu phải là những hối phiếu tốt.
Mỗi công cụ đều có ưu nhược điểm riêng, tái chiết khấu có ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm: Các khản cho vay của ngân hàng trung ương đều được đảm bảo bằng các giáy tờ có giá do nó có khả năng tự thanh toán. Công cụ này có tính chất tích cực hơn các biện pháp hạn mức tín dụng do chịu sự tac động của qui luật cung cầu.
Nhược điểm:Ngân hàng trung ương bị thụ động do yếu tố chủ động vay hay không nằm ở ngân hàng trung ương.
*Thị trường mở: là công cụ điều hành chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ phát hành tiền hoặc thu hẹp khối tiền của nền kinh tế thông qua việc mua hoặc bán các trái phiếu ngắn hạn. tức là thông qua nghiệp vụ củathị trường mở mà ngân hàng trung ương có thể làm cho “dự trữ” của các ngân hàng thương mại tăng lên hoặc giảm xuống và vì vậy tác động đến khả năng cấp tín dụng của ngân hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối tiền tệ của nền kinh tế.
Khi cần, ngân hàng trung ương bán trái phiếu để thu hẹp khối tiền tệ trong trường hợp lạm phát có xu hướng gia tăn. Ngược lại, ngân hàng trung ương mua trái phiếu sẽ khuyến khích mở rộng tín dụng, khối tiền cung ứng
tăng, trong trường hợp muốn mở rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm…
Thị trường mở xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 20. Nó là công cụ tác động nhanh, linh hoạt và chủ động. nó có thể hạn chế được những khuyến điểm của công cụ chiết khấu. Tuy nhiên hạn chế của nó là chỉ có thể áp dụng trong điều kiện mà hầu hết tiền trong lưu thông nằm ở tài khoản của ngân hàng. Thị trường mở được xem là một trong những nơi mà ngân hàng trung ương phát hành tiền vào guồng máy kinh tế hoặc rút bớt khối lượng tiền tệ lưu thông. Nếu như chính sách tái chiết khấu có tác động tổng hợp và có những hạn chế tạm thời thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ tác động nhanh linh hoạt.
*Ấn định hạn mức tín dụng: cho các ngân hàng thương mại là phương pháp kiểm soát khối tín dụng về mặt định lượng. Theo đó, ngân hàng trung ương sẽ phân bố “hạn mức tín dụng” cho mỗi ngân hàng thương mại trên cơ sở số dư tín dụng và vốn tự có của mỗi ngân hàng. Đây là chỉ tiêu số lượng vì vậy nó trực tiếp làm tăng hoặc giảm khối lượng tín dụng của nền kinh tế một khi ngân hàng trung ương tăng hay giảm hạn mức nói trên.
*Điều chỉnh tỷ giá hối đoái: việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái chỉ thực sự cần thiết khi tỷ giá thực tế trên thị trường biến động với biên độ lớn gây phương hại đến lĩnh vực ngoại thương, tín dụng và thanh toán quốc tế. Có nhiều phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái như sau: thay đổi lãi suất, can thiệp ngoại hối, nâng cao hoặc phá giá tiền trong nước…
*Can thiệp thị trường vàng và ngoại tệ: khi giá vàng và ngoại tệ trên thị trường biến động lớn thì ngân hàng trng ương sẽ can thiệp trược tiếp bằng cách bán hoặc mua để giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức độ thích hợp, nhờ đó các hoạt động kinh tế tài chính không bị ảnh hưởng xấu.