Soạn thảo các chính sách và Văn bản pháp quy về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trình các cấp có Thẩm quyền quyết định; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
Ban hành các quy định về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối,
vàng, kim khí quý, đá quý.
Tổ chức việc in tiền, đúc tiền, bảo quản tiền dự trữ Phát hành; phát hành tiền và quản lý lưu thông tiền tệ theo quy định của Nhà nước.
Nhận và trả Tiền gửi của kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, cơ quan nước ngoài và Tổ chức quốc tế. Cho vay đối với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng và kho bạc Nhà nước.
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc thanh toán bằng Tiền mặt và không bằng tiền mặt giữa các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nền kinh tế quốc dân.
Quản lý ngoại hối và các nghiệp vụ hối đoái; lập Cán cân thanh toán quốc tế; bảo quản dự trữ Nhà nước về ngoại hối, vàng, kim khí quý, đá quý;
kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế.
Đại diện Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ, tín dụng và ngân hàng quốc tế. Trực tiếp ký kết hoặc theo uỷ nhiệm của Chính phủ ký kết các hiệp định về tiền tệ, tín dụng, thanh toán với nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định việc thành lập hoặc giải thể các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển, tổ chức tín dụng, Công ty tài chính quốc doanh; Phê duyệt điều lệ, cấp hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động của các Ngân hàng và các Công ty trên đây; trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định việc cho phép, cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đặt tại Việt Nam hoặc Ngân hàng nước ngoài liên doanh với Ngân hàng Việt Nam; cấp hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh.
Quy định mức Vốn điều lệ, giới hạn mức Vốn hoạt động, cơ cấu cho vay, tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc và các quỹ dự trữ cho hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, Công ty tài chính.
Công bố lãi suất các loại tiền gửi và cho vay; hối
xuất chính thức giữa đồng Việt Nam với các Ngoại tệ, sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phê chuẩn.
Được sử dụng quyền của một pháp nhân, được có Vốn pháp định để trực tiếp tiến hành các hoạt động về tiền tệ, tín dụng thanh toán, ngoại hối, bảo quản dự trữ Nhà nước về ngoại hối và vàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế theo nguyên tắc hạch toán kinh tế và có tổng kết tài sản theo luật định.
Thanh tra các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, Công ty tài chính, các Tổ chức kinh tế và cá nhân trong việc chấp hành các văn bản pháp quy về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và trong việc chấp hành các giấy phép được cấp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động giao dịch với các ngân hàng chuyên doanh, các tổ chức tín dụng trong nước, với Ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tiền tệ quốc tế, không trực tiếp giao dịch tiền tệ, tín dụng với các tổ chức và cá nhân thuộc mọi Thành phần kinh tế.
Tổ chức đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật Ngân hàng.
Vai trò của ngân hàng nhà nước Việt Nam:
Trong quá trình đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế, đồng thời là đòn bẩy để thúc đẩy các chủ thể kinh tế hình thành tri thức kinh doanh trong điều kiện mới: từ hiệu quả sử dụng nguồn vốn, lao động, nguyên vật liệu, đến tìm kiếm thị trường và đổi mới công nghệ.
Do vị trí, vai trò quan trọng của mình, trong nhiều giai đoạn, đổi mới hoạt động Ngân hàng đã được coi là đột phá khẩu và có những đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế quốc dân. Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh chủ yếu sau:
Đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi lạm phát phi mã (từ
774,7% năm 1986 xuống mức 2 con số và sau đó ổn định ở mức 1 con số trong 13 năm từ 1992 đến nay), từng bước duy trì sự ổn định tương đối giá trị tiền đồng và tỷ giá, góp phần cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và kinh doanh.
Đóng góp tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm. Trong những năm gần đây, với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngành ngân hàng đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề ra nhiều giải pháp tích cực nhằm thực hiện chủ trương và ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, xây dựng được những cơ sở quan trọng cho một nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng phù hợp dần với cơ chế thị trường, hiện đại hóa công nghệ, góp phần củng cố và phát triển hệ thống tài chính
Kết luận
Vậy là: Những sưu tầm và bình luận nêu trên đã góp phần khẳng định rằng nền sản xuất hàng hoá và những người hưởng thụ từ nền sản xuất này luôn luôn ủng hộ và hoan nghênh một NHTW thông minh và độc lập hoàn toàn với Chính phủ. NHTW là một Định chế tài chính chứ không phải là một Định chế chính trị. Chỉ khi là NHTW độc lập thì gánh nặng của nền sản xuất mới có thể đè lên vai họ với trọng trách: “NHTW là người chịu trách nhiệm trước người lao động về tình trạng lạm phát vượt quá những ngưỡng cho phép”
Ngân Hàng Trung Ương nói cách khác là một cổ máy điều khiển dòng tiền trong một quốc gia. Bảo đảm giá trị của đồng tiền. Nói cách khác Ngân Hàng Trung Ương là trái tim của nền kinh tế quốc gia.