Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 34 - 46)

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY XIMĂNG VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công

ty Xi măng Việt Nam

Xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình và phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Cái nôi đầu tiên của ngành xi măng Việt Nam là Nhà máy xi măng Hải Phòng, được khởi công xây dựng ngày 25/12/1899 với nhãn mác con Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã có mặt tại Hội chợ triển lãm Liege (Pháp) năm 1904 và hàng vạn tấn xi măng Hải Phòng đã có mặt trên thị trường tiêu

thụ ở các nước như vùng Viễn Đông, Indonesia, Hoa Nam (Trung Quốc), Singapore...

Sau khi Hiệp định Giơ - ne — vơ được ký kết năm 1954, Miền Bắc nước ta tiến hành công cuộc cải tạo và xây dựng XHCN, còn Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nhà máy xi măng Hải Phòng được khôi phục và phát triển, vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ Nhà máy trong các cuộc bán phá ác liệt bằng máy bay của Mỹ để đáp ứng nhu cầu xi măng phục vụ cho các công trình quốc phòng và phát triển kinh tế ở Miền Bắc.

Sau ngày 30/4/1975, Đất nước hoàn toàn thống nhất, ngoài Nhà máy xi măng Hải Phòng và một số cơ sở sản xuất xi măng lò đứng, ngành xi măng còn tiếp quản Nhà máy xi măng Hà Tiên với công suất 300.000 tấn/năm, sản xuất theo phương pháp ướt đã được xây dựng từ thời Mỹ — Nguy.

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 — 1980) để phù hợp với công cuộc xây dựng lại, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng mới hai nhà máy xi măng hiện đại, công suất lớn, đó là: Xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hoá) và Hoàng Thạch (Hải Dương). Nhà máy xi măng Bim Sơn do Liên Xô (cũ) đầu tư

với 2 lò quay phương pháp ướt, công suất l,2 triệu tấn clinker/năm va đi vào sản xuất năm 1981. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch do hãng F.L Smidth (Đan Mạch) đầu tư với I lò quay phương pháp khô, công suất 1,1 triéu tan clinker/năm và đi vào sản xuất năm 1983.

Phía Nam, tại tỉnh Kiên Giang, Nhà máy xi măng Hà Tiên được xây dựng với 02 lò quay phương pháp ướt của hãng Venot — Pic (Pháp). Từ năm 1991 được mở rộng với 1 lò quay phương pháp khô của hãng Polysius (Pháp).

Clinker sản xuất, một phần đưa về Thủ Đức bằng đường thuỷ để nghiền và đóng bao phục vụ cho nhu cầu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước yêu cầu cấp bách về xi măng chất lượng cao phục vụ cho công

cuộc xây dựng đất nước và chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần 3 (1981 — 1985); dé phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy xi mang đã và đang được đầu tư mới, ngày 7/9/1979 Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Ngày 1/4/1980 Liên hiệp các xí nghiệp xi măng bắt đầu đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước. Sau 13 năm hoạt động, ngày

05/10/1993, Bộ Xây dựng có quyết định đổi tiên Liên hiệp các xí nghiệp xi măng thành Tổng Công ty xi măng Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty xi măng Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 01 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị lưu thông, sự nghiệp của ngành xi măng với nhiệm vụ chính trị to lớn là sản xuất thật nhiều xi măng cho Tổ quốc.

Tổng Công ty Xi măng Việt Nam là một trong 17 Tổng Công ty được tổ chức và hoạt động theo quyết định 91 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh. Qua hơn 10 hoạt động theo mô hình

Tổng Công ty 91, Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã tạo được chuyển biến tốt về các mặt công tác, đạt được những kết quả theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao, là lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo cân đối về xi măng trên thị trường trong nước, giữ bình ổn thị trường là công cụ vật chất để nhà nước điều tiết nên kinh tế theo định hướng XHCN.

Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó cho phép “xây dựng Tổng Công ty xi măng Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao, có xuất khẩu một phần xi măng, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng ổn định thị trường xi măng trong nước”. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chuyển Tổng Công ty xi măng Việt Nam

sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ — công ty con và đổi tên gọi Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thành Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.

* Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam có nhiệm vụ chính

sau:

- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xi măng, tấm lợp amiăng xi mang, các sản phẩm từ xi măng, vật tư thiết bị và phụ tùng theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành kinh doanh xi măng của Nhà nước, chủ động trong công tác kinh doanh, bao gồm từ khâu kinh doanh xây dựng kế hoạch phát triển, chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản, xây lắp, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị, hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với Pháp luật, chính sách của Nhà nước.

- Xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, cảng sông; xây dựng, quản lý, khai thác đường bộ cao tốc, đường biển, đường sắt; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà xưởng, kho tàng, nhà ở, văn phòng; sản xuất kinh doanh điện; trồng rừng, khai thác và chế biến cao su; xuất khẩu lao động; điều trị bệnh nghề nghiệp và khôi phục chức năng; du lịch, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ công cộng khác.

- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân.

- Nhận vốn, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phát triển của Tổng công ty.

* Tổ chức bộ máy:

+) Tổ chức bộ máy quản lý: Hiện nay, bộ máy tổ chức quản lý của Tổng Công ty ngoài HĐQT, Ban kiển soát, cơ quan Tổng giám đốc, có 11 phòng ban, bao gồm:

- Phòng kế hoạch chiến lược phát triển

- Phòng kỹ thuật

- Phòng Đầu tư xây dựng - Phòng Thị trường - Phòng Tổ chức lao động - Phòng Thẩm định dự án

- Phòng Kế toán thống kê tài chính - Phòng hợp tác quốc tế

- Ban Thanh tra

- Ban thi đua khen thưởng - Văn phòng.

Hội đồng quản trị của Tổng Công ty gồm 7 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Cơ quan điều hành gồm Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê sau khi có ý kiến thống nhất của Thủ tướng Chính phủ và các phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

* Tổ chức sản xuất kinh doanh hiện nay bao gồm:

- Công ty xi măng Hải Phòng,

38 - Công ty xi măng Hoàng Thạch, - Công ty xi măng Tam Điệp,

- Công ty xuất nhập khẩu xi măng,

- Công ty tư vấn đầu tư phát triển xi măng.

- Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn, - Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, - Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1, - Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2, - Công ty cổ phần xi măng Hải Vân,

- Công ty cổ phần xi măng, Vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng, - Công ty cổ phần Thạch cao xi măng,

- Công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng, - Công ty cổ phần thương mại xi măng, - Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai,

- Công ty tài chính cổ phần xi măng, - Cong ty Cé phan bao bi Bim Son, - Công ty Cổ phần bao bì Bút Sơn, - Công ty Cổ phần bao bì Hải Phòng, - Công ty Cổ phần vận tải Hoàng Thạch,

- Công ty Bao bì xi măng Hà Tiên (Hà Tiên — Kiên Giang),

- Công ty Cổ phần vận tải Hà Tiên,

- Công ty Cổ phần đá xây dựng Hòa Phát,

- Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải thương mại Hải Phòng, - Công ty Cổ phần bao bì Hoàng Thạch,

- Công ty Cổ phần tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai, - Công ty cổ phần Sông Đà 12,

- Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 2 — Can Tho, - Trung tâm đào tạo xi măng

- Trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng

+) Các đơn vị liên doanh có vốn đóng góp của Tổng công ty:

- Công ty xi măng Chinfon Hải Phòng

- Công ty XI măng Sao Mai (Hòn Chông — Kiên Giang) - Công ty Xi măng Nghi Sơn (Nghi Sơn -Thanh Hóa)

- Công ty TNHH bê tông hỗn hợp Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)

* Đội ngũ cán bộ công nhân viên:

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới, cùng với sự phát triển về năng lực sản xuất, đội ngũ cán bộ công nhận viên của Tổng công ty đã tăng về lượng, nhưng đặc biệt đã trưởng thành, tăng về chất, đủ năng lực triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, đầu tư và vận hành dây chuyển sản xuất hiện đại với thiết bị, công nghệ tiên tiến, không phải thuê chuyên gia.

Tính đến tháng 12/2007 toàn Tổng công ty có 16.530 cán bộ công nhân viên trong đó có: Tiến sỹ 8 người, thạc sỹ 3l người, đại học 2.558 người, trung học 1.317 người, cao đẳng 213 người, công nhân kỹ thuật 8.392 người, lao động nữ 3.865 người.

2.1.2 Những thành tựu đạt được của Tổng công ty Xi măng Việt Nam

thời gian qua

Qua hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã tạo được chuyển biến tốt về các mặt công tác, đạt được những kết quả theo mục tiêu và nhiệm vụ của Tổng công ty 91, là lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo cân đối về xi măng trên thị trường trong nước, giữ bình ổn thị trường, là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết nền kinh tế theo định hướng XHCN. Điều đó được thể hiện trên một số lĩnh vực

sau:

- Đã chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của Tổng công ty phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Công tác tư vấn đầu tư đã được quan tâm đẩy mạnh, đội ngũ cán bộ làm

công tác tư vấn đầu tư đã được phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng đáp ứng cho yêu cầu đầu tư phát triển không những của Tổng công ty mà còn cho các công ty liên doanh và các dự án của các nhà đầu tư khác trong nước về lĩnh vực công nghiệp xi măng. Về lĩnh vực hoạt động tư vấn có thể thực hiện từ khâu quy hoạch, lập dự án (tiền khả thi, khả thị); lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, giám sát đầu tư....

- Duy trì được tốc độ tăng trưởng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Trong 6 năm từ 2002 - 2007 sản lượng xi măng của Tổng công ty tăng 1,6 lần và doanh thu tăng 1,55 lần.

- Đã huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn, đẩy mạnh đầu tư tăng năng lực sản xuất, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh.

Trong những năm qua, nhờ mạnh dạn áp dụng tiến bộ kĩ thuật nên tất cả các nhà máy đều đã phát huy tối đa năng lực sản xuất và công suất thiết kế.

Tổng công ty đã đẩy mạnh triển khai đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng các

4I

nhà máy mới với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Tổng vốn đầu tư cho các dự án tính trong giai đoạn (1995-2007) là: 24.782 tỷ đồng, trong đó: tự đầu tư, cải tạo 12.653 tỷ đồng; góp vốn liên doanh 2.300 tỷ đồng, cụ thể :

+ Số vốn tự đầu tư:

Các dự án thuộc ngành nghề chính: Dây chuyền II nhà máy xi măng Hoàng Thạch, công suất 1,2 triệu tấn/năm đã đi vào hoạt động năm 1996; Nhà máy xi măng Bút Sơn giai đoạn I công suất 1,4 triệu tấn/năm đã đi vào hoạt động từ tháng 10/1998; Dự án dây chuyền sản xuất vỏ bao (25 triệu vỏ bao/năm) và Xí nghiệp vận tải thuỷ (chương trình chuyển đổi sản xuất cải tạo môi trường Công ty xi măng Hải phòng) đã đưa vào hoạt động cuối năm 2000;

Dự án cải tạo môi trường nâng cao công suất xi măng Hà Tiên 1 đã hoàn thành trong năm 2000; Dự án cải tạo môi trường tận dụng nhiệt thải lò nung Hà Tiên 2 đã hoàn thành trong năm 2001; Dự án đổi mới công nghệ nâng cao công suất lò nung số 2 xi măng Bỉm Sơn đã đưa vào hoạt động cuối năm 2002;

Dự án xi măng Tam Điệp, được bàn giao từ tỉnh Ninh Bình về, đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2005; Dự án nhà máy xi măng Hải Phòng mới đi vào hoạt động cuối năm 2005. Hiện nay, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các Dự án xi măng hiện có như Hoàng Thạch 3, Bút Sơn 2, Dây chuyền mới xi măng Bỉm Son, xi măng Bình Phước, Hà Tiên 2.2; các trạm nghiền xi măng tại Quận 9- Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Quảng Trị, Cam Ranh.

Các dự án đa dạng hoá ngành nghề: Một số dự án theo hướng đa dạng hoá ngành nghề tại các Công ty cổ phần thạch cao xi măng, Vật tư vận tải, Thương mại xi măng, đường cao tốc Ninh Bình - Bãi Vọt, cảng biển Nghỉ Sơn, khu du lịch, khách sạn Cửa Lò, khu đô thị xi măng Hải Phòng, góp vốn trồng cao su tại Cămpuchia, liên doanh với Tổng công ty Thép Việt Nam đầu tư dự án Khu liên hợp thép Hà Tĩnh...đã và đang được triển khai nghiên cứu, thự c hiện.

+ Vốn liên doanh với nước ngoài .

Tổng công ty đã tham gia liên doanh với các đối tác đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng 3 nhà máy: Xi măng ChinFon - Hai Phong 1,4 triéu tén/nam đi vào sản xuất trong năm 1997; xi măng Holcim I,76 triệu tấn/năm đi vào sản xuất từ tháng 4/1998; xi măng Nghi Sơn 2,2 triệu tấn/năm đi vào sản xuất trong năm 1999; Dự án sản xuất vữa bê tông thương phẩm tại TP Hồ Chí Minh đi vào sản xuất từ năm 1997. Hiện nay tiếp tục liên doanh đầu tư dây chuyền 2 xi mang ChinFon Hai Phòng, Nghi Sơn.

+ Tiếp nhận các đơn vị mới: Trong các năm từ 2000 đến 2003, được Thủ tướng Chính phủ cho phép, Tổng công ty Xi măng Việt nam tổ chức tiếp nhận

thêm 5 DNNN hạch toán độc lập từ các ngành, địa phương vẻ Tổng công ty gồm các Công ty xi măng Hoàng Mai, Hải Vân, Tam Điệp, Bao bì xi măng Nam Định, Vật liệu chịu lửa kiểm tính của Viglacera.

Từ kết quả trên cho thấy từ năm 1995 đến nay:

- Quy mô của Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã được tăng thêm bằng 2 con đường:

. Tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất.

. Tiếp nhận thêm các doanh nghiệp mới theo sự sắp xếp của Chính phủ và liên doanh đầu tư thành lập các doanh nghiệp mới.

- Đã từng bước đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hoá về vốn, thông qua việc thu hút vốn nước ngoài vào các doanh nghiệp liên doanh và vốn của xã hội vào các công ty cổ phần.

- Các dự án đầu tư mới đều có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại và năng suất cao; đã thực hiện các dự án đổi mới công nghệ; thay đổi dân thiết bị lạc hậu ở một số doanh nghiệp thành viên.

Thực hiện nghĩa vụ đảm bảo cân đối và bình ổn thị trường trên phạm vi cả nước:

- Do đặc điểm về vùng nguyên liệu các nhà máy xi măng phân bổ không đồng đều, tập trung phần lớn ở phía Bắc. Nhu cầu sử dụng xi măng giữa các khu vực lại khác nhau theo mùa vụ. Để đảm bảo nhu cầu bình ổn thi

43

trường xi măng, Tổng công ty đã phải điều chuyển clinker và xi măng vào các

tỉnh miền Trung, miền Nam. Việc điều chuyển này làm tang chi phi van tải và ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Từ năm 1996 về trước, sản lượng xi măng của Tổng công ty xi măng Việt Nam chiếm trên 80% thị phần, những thời điểm nhu cầu xi măng có khả năng tăng Tổng công ty đã chủ động nhập khẩu clinker, xi măng để cân đối

cung cầu. Từ năm 1997, với sự tham gia của các công ty xi măng liên doanh và xi măng của các ngành, địa phương, nên sản lượng xi măng sản xuất đã tăng đáng kể, lượng xi măng nhập khẩu giảm. Thị phần xi măng của Tổng

công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đầu những năm 2000 chỉ còn khoảng 50%, hiện nay chỉ còn 40% - 42%. Tuy thị phần xi măng của Tổng công ty công nghiệp xi măng giảm dần nhưng nhờ có hệ thống mạng lưới tiêu thụ xi măng của Tổng công ty được hình thành và tổ chức trên phạm vi cả nước nên vào những thời điểm nhu cầu xi măng trên thị trường tăng, cùng với việc chủ

động về nguồn hàng dự trữ, Tổng công ty đã chi phối, giữ bình ổn được thị

trường.

Đã bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện kinh doanh có lãi.

- Giá trị tổng tài sản của Tổng công ty đã được đánh giá lại nhiều lần, năm 1995 là 5.992 tỷ đồng đến 31/12/2007 là: 25.678 tỷ đồng, tăng 4,29 lần.

- Vốn chủ sở hữu: thời điểm 31/12/2005 là 3.476 tỷ đồng, thời điểm

31/12/2007 đạt 10.032 tỷ, tăng 2,89 lần.

- Doanh thu năm 2007: 14.872 tỷ đồng, so với doanh thu năm 2002 (9.577 tỷ đồng) tăng 1,55 lần.

- Bình quân trong giai đoạn 2002-2007 lợi nhuận đạt 573 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách đạt 880 tỷ đồng/năm.

Về cơ chế quản lý.

Trong những năm trở lại đây, cơ chế quản lý trong Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam vừa thể hiện cơ chế quản lý hành chính (đối với những đơn vị thành viên mà nhà nước vẫn nắm giữ 100% vốn điều lệ), vừa thể

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)