PHUONG HUGNG VA NHUNG GIAI PHAP NHAM DAY MANH CO PHAN

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 69 - 74)

HOA CAC DOANH NGHIEP THUOC TONG CONG TY XI MANG VIET NAM 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG NHAM DAY MANH CO PHAN HOA CAC DOANH NGHIEP THUOC TONG CONG TY XI MANG VIET NAM

3.1.1 Mục tiêu phát triển của Tổng công ty Xi măng Việt Nam.

Căn cứ tốc độ phát triển của đất nước, tại quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã dự báo nhu cầu xi măng trong những năm tới.

Bảng 3.1. Dự báo nhu cầu xỉ măng trong những năm tới.

Đơn vị: triệu tấn

Nam Mức dao động Mức trung bình

2010 42,2 - 51,4 46,8

2015 59,5 - 65,6 62,5

2020 68 — 70

Nguồn: Vicem

Theo định hướng thị phần xi măng do Tập đoàn sản xuất chiếm khoảng 40 -50% thị phần xi măng trong nước.

Mục tiêu phát triển.

Căn cứ dự báo chiến lược phát triển, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu phát triển của Tổng công ty.

- Về sản phẩm xi măng:

+ Tiếp tục cải tạo mở rộng, nâng công suất các cơ sở hiện có; tiếp tục đầu tư xây dựng một số dự án có công suất lớn, đảm bảo từ năm 2005 tất cả các nhà máy xi măng trong Tổng công ty đều có công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, công suất cao, đáp ứng cao về bảo vệ môi trường.

+ Đầu tư thêm một số trạm nghiền clinker, tiếp nhận và phân phối xi mang đọc theo bờ biển ở khu vực Miền Trung và Miền Nam.

+ Da dang hoa chung loai xi mang.

Đảm bảo thị phần xi măng do Tổng công ty và Tập đoàn công nghiệp Xi măng giữ ở mức 40 - 50% thị phần xi măng cả nước.

+ Sản xuất phổ biến xi măng mác PCB 30, PCB 40.

- Về đa dạng hoá ngành nghề và phối hợp liên ngành.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng, ngoài ngành nghề chính là sản xuất xi măng, Tập đoàn công nghiệp Xi mang còn đầu tư kinh doanh một số lĩnh vực khác ngoài xi măng như: các loại VLXD; sản xuất các sản phẩm cơ khí (kết cấu thép và máy móc thiết bị); thiết kế, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất, kinh doanh điện; trồng rừng, khai thác, chế biến cao su, các sản phẩm từ cao su; Xây dựng, quản lý khai thác cảng biến, cảng sông;

Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, chuyên dùng, xếp dỡ hàng hoá; Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà xưởng, văn phòng; Các dịch vụ khác: tư vấn đầu tư, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tin học, đào tạo, bảo hiểm, tài chính,

ngân hàng, xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư và xuất khẩu lao động, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng, khách sạn, du lịch và các dịch vụ công cộng khác.

- Về cơ khí:

Tận dụng tối đa năng lực thiết bị cơ khí hiện có của các công ty xi măng, của các công ty cơ khí gia nhập Tập đoàn; kết hợp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị để đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế sửa chữa cho ngành công nghiệp xi măng và VLXD, máy xây dựng...Từng bước thay thế nhập khẩu;

phối hợp liên kết với các đơn vị ngoài Tập đoàn để tiến tới có thể tự chế tạo thiết bị dây chuyền sản xuất xi măng, VLXD để thay thế nhập khẩu.

- Về sản xuất VLXD.

Tập trung vào việc phát huy năng lực các cơ sở hiện có, đặc biệt là sản phẩm vật liệu chịu lửa và một số chủng loại sản phẩm VLXD mới theo chiến lược phát triển ngành VLXD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Như vậy vào năm 2009 - 2010 năng lực sản xuất của Tổng công ty Xi măng Việt Nam sẽ có thêm 8 triệu tấn xi măng và 2,25 triệu tấn công suất

nghiền - đóng bao. Tổng sản lượng Xi măng của Tổng công ty sẽ đạt khoảng 25 triệu tấn/năm ngoài ra còn tham gia qua 3 công ty liên doanh có 5,36 triệu tấn/năm (hiện tại), và sẽ thêm gần 4.4 triệu tấn/năm vào năm 2009.

- Về lĩnh vực đào tạo, dịch vụ, phục vụ:

Trên cơ sở các cơ sở đào tạo hiện có, tăng cường đầu tư và hợp tác với các trường đào tạo trong nước, các tập đoàn nước ngoài để đẩy mạnh công tác đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp, các chuyên gia và công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng cho yêu cầu phát triển của Tập đoàn và cho nhu cầu của xã hội.

Tập trung đầu tư để phát triển các hoạt động khoa học kỹ thuật theo hướng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hoạt động tư vấn thiết kế....từng bước tiến tới tự thiết kế các dây chuyền sản xuất xi măng.

- Về đầu tư tài chính

Thông qua Công ty Tài chính cổ phần xi măng (mới thành lập) từng bước tham gia thị trường vốn và thị trường tiền tệ nhằm huy động vốn đáp ứng cho yêu cầu đầu tư, phát triển của Tập đoàn.

Quan điểm phát triển.

- Về đâu tư:

Các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và an ninh quốc phòng, thuận lợi về giao thông, nhất là giao thông đường thuỷ.

Tập trung vào lĩnh vực chính, thế mạnh của tập đoàn là sản xuất xi mang đồng thời phát triển mơ rộng ngành nghề có quan hệ phục vụ hỗ trợ và thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển.

- Về công nghệ:

Sử dụng công nghệ tiên tiến của Thế giới, tự động hoá ở mức cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng;

tận dụng tối đa năng lực của ngành cơ khí trong nước để phát triển nội lực,

giảm nhập khẩu, đa dạng hoá sản phẩm xi măng; đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế.

- Về nguồn vốn:

Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước (vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán...) để đầu tư. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn, kể cả hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất xi măng. Tập trung triển khai thực hiện cổ phần hoá các đơn vị thành viên còn lại (kể cả công ty mẹ - Tập đoàn sau này) để có nguồn vốn đầu tư các dự án mới.

Kế hoạch đâu tư phát triển giai đoạn 2008 - 2010.

Giai đoạn này đang thực hiện đầu tư, chuẩn bị đầu tư một số dự án mới, cụ thể:

- Các dự án đang đầu tư:

- Dự án xi măng Hoàng Thạch 3: 1,2 triệu tấn /năm, Quý 1/2009 đi vào hoạt động.

- Dự án xi măng Bút Sơn 2: 1,6 triệu tấn/ năm, Quý II/2009 đi vào hoạt động

- Dự án xi măng Bim Sơn (mới): 2 triệu tấn/năm, Quý II/2009 đi vào hoạt động

- Dự án xi măng Bình Phước: 2 triệu tấn/năm, Quý II/2009 đi vào hoạt động.

- Dự án xi măng Hà Tiên 2.2: 1,2 triệu tấn/ năm, Quý I năm 2010 đi vào hoạt động

- Dự án các trạm nghiền: quận 9 TP HCM, Long An, Cam Ranh, Quảng Trị công suất 2,25 triệu tấn/năm đi vào hoạt động trong năm 2008-2009.

- Khu Đô thị xi măng Hải Phòng, trên diện tích đất 71 ha dự kiến bắt đầu khởi công cuối năm 2008.

- Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Nghi Sơn - Thanh Hoá (120 km) đưa vào hoạt động năm 2012.

- Du án xi măng Quảng Nam, công suất 3,8 triệu tấn/năm đưa vào hoạt động năm 2014.

- Dự án Cảng biển Nghi Sơn: chuyển nhượng Cảng 2 hiện có 20.000

DWT trong năm 2008; xây dựng cảng mới 50.000 DWT đưa vào hoạt động năm 2010.

- Dự án khu du lịch Cửa lò trên diện tích 30 ha - Khách sạn 5 sao, đưa vào hoạt động năm 2010.

- Dự án Trụ sở mới công ty mẹ tại Đường Phạm Hùng, Thành phố Hà

Nội, 70.000 mỶ sàn, đưa vào sử dụng năm 2010.

- Dự án trên diện tích đất tại khu vực Vĩnh Tuy, Thành phố Hà Nội.

- Tăng cường quan hệ, liên doanh liên kết với các Tập đoàn mạnh trên

Thế giới để đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực sản

xuất xi măng, VLXD và cơ khí nhằm vươn ra thị trường Thế giới.

Tăng cường sự liên kết, phối hợp với các ngành, các lĩnh vực liên quan như: cơ khí, giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây lắp, các trường

đại học, viện nghiên cứu... để đáp ứng tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp xi măng. Phấn đấu trước mắt đảm bảo phần sử dụng hàng hoá, thiết bị gia công chế tạo trong nước đối với các dự án xi măng đạt tối thiểu 60% trọng lượng và 25-30% giá trị. Tạo sự gắn kết chặt chẽ với các Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ trong cả nước để tăng cường và phát huy nội lực, đưa kết quả nghiên cứu, ứng dụng ngay vào sản xuất...

Kế hoạch đâu tư phát triển giai đoạn từ năm 2010 trở đi

- Tiếp tục thực hiện dự án đường cao tốc Ninh Bình - Nghi Sơn để đưa vào sử dụng năm 2012.

- Tiếp tục thực hiện dự án xi măng Thạnh Mỹ đưa vào hoạt động năm 2014 - Triển khai dự án dây chuyển 2 xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/năm, dây chuyên 2 Công ty xi măng Hoàng Mai và xi măng Bình Phước 2.

- Tiếp tục đầu tư cải tạo và nâng công suất những dây chuyền hiện có nhưng đã hoạt động vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước như dây chuyền

74

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc tổng công ty ximăng việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)