Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Một phần của tài liệu phân tích tài chính tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất sao mai (Trang 53 - 57)

Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

2013/2012 2012/2011 Doanh thu

thuần (VNĐ) 52.000.000.000 41.594.130.176 36.613.354.080 10.405.869.824 4.980.776.096 Tổng tài sản

(VNĐ) 20.000.000.000 18.418.472.864 15.323.629.069 1.581.527.136 3.094.843.795 Hiệu suất sử

dụng tổng TS

(lần) 2,6 2,26 2,39 0,34 (0,13)

(Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Xem xét hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản nói chung tại công ty Thiết bị Y tế và Hóa chất Sao Mai không xét riêng từng khía cạnh:

43

tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hay tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Qua bảng 2.5 ta thấy được hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty năm 2012 là 2,26 lần thấp hơn năm 2011 là 0,13 lần. Như vậy năm 2012 một đồng tài sản tạo ra 2,26 đồng doanh thu thuần. Năm 2013 hệ số này tăng nhẹ lên thành 2,6 lần có nghĩa một đồng tài sản tạo ra 2,6 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của tài sản điều này khiến cho hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm. Thêm vào đó công ty đã không có biện pháp tích cực trong việc nâng cao năng suất của tài sản, đồng thời công ty ngày càng mở rộng quy mô đầu tư thêm nhiều dự án mới chiếm tỷ trọng lớn và những dự án này còn trong giai đoạn thực hiện. Chính vì vậy để thay đổi tình hình hiện tại, công ty đã tích cực đưa ra những biện pháp mới để làm hiệu quả sử dụng tài sản và kiểm soát chi phí tốt hơn. Năm 2013, tổng tài sản bình quân của Công ty là 20 tỷ đồng, đạt hiệu suất sử dụng là 2,6 lần, nghĩa là mỗi đồng đầu tư vào tài sản Công ty thu được 2,6 đồng doanh thu, đây là tín hiệu tốt cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng dần.

2.2.4.2 Quản lý tài sản ngắn hạn

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Bảng 2.6 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

2013/2012 2012/2011 Doanh thu

thuần (VNĐ) 52.000.000.000 41.594.130.176 36.613.354.080 10.405.869.824 4.980.776.096 Tài sản ngắn

hạn (VNĐ) 17.235.263.643 17.127.809.352 13.609.375.202 107.454.291 3.518.434.150 Hiệu suất sử

dụng TSNH (lần)

3,02 2,43 2,69 0,59 (0,26)

(Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) Tài sản ngắn hạn của Công ty bao gồm các khoản: tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty không ổn định.

Năm 2013 một đồng TSNH tạo ra 3,02 đồng doanh thu thuần tăng 0,59 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do cả 2 chỉ tiêu TSNH và doanh thu thuần đều tăng.

TSNH chiếm một phần lớn trong tổng tài sản của công ty, do đó nếu việc sử dụng TSNH không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chính vì vậy thời gian tới công ty nên đưa ra những chính sách mới nhằm duy trì, phát huy tình hình hiện tại.

44 Quản lý hàng tồn kho

Việc phân tích vòng quay hàng tồn kho cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho, cho thấy hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một chu kỳ kinh doanh để tạo ra doanh thu trong doanh nghiệp. Công ty Thiết bị Y tế và Hóa chất Sao Mai có lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn, nên phân tích hàng tồn kho giúp Công ty đánh giá được hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại thời điểm phân tích, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý. Từ số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán, vòng quay hàng tồn kho của Công ty được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.7 Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho

Chỉ tiêu 2013 2012 2011

Chênh lệch 2013/2012 2012/2011 Giá vốn hàng bán (VNĐ) 43.000.000.000 34.523.128.046 29.667.442.072 8.476.871.954 4.855.685.974 Hàng tồn kho (VNĐ) 8.735.263.643 7.694.360.409 5.119.478.797 1.040.903.234 2.574.881.612

Vòng quay HTK (lần) 4,92 4,49 5,80 0,44 (1,31)

Thời gian quay vòng

HTK TB (ngày) 73,13 80,24 62,12 (7,10) 18,11

(Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) + Vòng quay hàng tồn kho

Năm 2012 chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho là 4,49 vòng giảm 1,31 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là vì đây là năm công ty đang trong giai đoạn cuối bán các hóa chất cho Nhà máy hóa chất Biên Hòa nên việc sử dụng hàng tồn kho là nguyên vật liệu đã giảm xuống, vòng quay hàng tồn kho diễn ra chậm hơn dẫn đến việc tích trữ nguyên vật liệu tăng lên. Năm 2013 chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho tăng lên thành 4,92 vòng nghĩa là tăng 0,44 vòng so với năm 2012. Vì đây là năm diễn ra việc bàn giao sản phẩm cho 2 đối tác lớn (Bệnh viện Việt - Pháp và trung tâm y tế dự phòng Hà Nội). Vòng quay hàng tồn kho cao thì công ty được đánh giá hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở thành hàng ứ đọng. Tuy nhiên với một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm hóa chất, thì việc tích trữ nguồn nguyên vật liệu cũng là cần thiết vì sẽ có những thời điểm giá cả nguyên vật liệu biến động mạnh.

+ Thời gian quay vòng hàng tồn kho

Qua bảng 2.7 ta thấy năm 2012 thời gian quay vòng hàng tồn kho khoảng 80,24 ngày cao hơn so năm 2011 khoảng 18,11 ngày. Năm 2013 chỉ tiêu này giảm 7,1 ngày

45

so với năm 2012 còn 73,13 ngày tức là thời gian hàng hóa ở trong kho kéo dài hơn 73 ngày trước khi bán. Điều này là phù hợp vì chỉ tiêu thời gian quay vòng hàng tồn kho biến động theo chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho tăng lên sẽ khiến thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm xuống. Tuy nhiên việc luân chuyển hàng tồn kho nếu không liên tục sẽ làm tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp cũng như làm việc thu hồi vốn diễn ra chậm hơn. Chính vì vậy công ty cần đưa ra những chính sách mới để cải thiện thời gian quay vòng hàng tồn kho, qua đó phát triển hơn nữa.

Quản lý các khoản phải thu

Bảng 2.8 Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

2013/2012 2012/2011 Doanh thu thuần

(VNĐ) 52.000.000.000 41.594.130.176 36.613.354.080 10.405.869.824 4.980.776.096 Phải thu khách

hàng (VNĐ) 6.500.000.000 7.474.129.754 6.812.811.579 (974.129.754) 661.318.175 Vòng quay phải

thu (vòng) 8 5,57 5,37 2,43 0,19

Kỳ thu tiền trung

bình (ngày) 45 64,69 66,99 (19,69) (2,30)

(Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) Qua bảng 2.8, ta có thể thấy xu hướng của vòng quay khoản phải thu tăng qua các năm. Năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu đạt 5,57 vòng tăng so với năm 2011 là 0,19 vòng. Điều này đã khiến cho kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 64,69 ngày (giảm 2,3 ngày so với năm 2011). Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty càng nhanh. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ số này quá cao đồng nghĩa với kì hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách mua hàng. Nhìn vào bảng 2.8, ta thấy vòng quay này tăng dần qua các năm, năm 2011: 5,37 vòng; năm 2012: 5,57 vòng; năm 2013: 8 vòng. Vòng quay các khoản phải thu tăng là do doanh thu thuần tăng trưởng đều qua các năm (năm 2012 tăng 14%, năm 2013 tăng 25%), trong khi đó chỉ tiêu phải thu khách hàng thay đổi không thật sự đáng kể (năm 2012 tăng 10%, năm 2013 giảm 13,03%). Có thể thấy công ty duy trì doanh thu bán chịu ở mức vừa phải, qua đó từ từ mở rộng thị trường, gia tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Kì thu tiền bình quân cao hay thấp còn phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty và ngành nghề hoạt động của công ty. Vì vậy đối với công ty tỉ số này là hợp lý vì ngành nghề kinh doanh của công ty là bán các sản phẩm thiết bị y tế, hóa chất…

thời gian bàn giao sản phẩm có thể là 1-2 tháng.

46 2.2.4.3 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Bảng 2.9 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch

2013/2012 2012/2011 Doanh thu

thuần (VNĐ) 52.000.000.000 41.594.130.176 36.613.354.080 10.405.869.824 4.980.776.096 Tài sản dài

hạn (VNĐ) 2.764.736.357 1.290.663.512 1.714.253.867 1.474.072.845 (423.590.355) Hiệu suất sử

dụng TSDH (lần)

18,81 32,23 21,36 (13,42) 10,87

(Nguồn: Số liệu tính toán từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) Việc sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả hay không ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua bảng 2.9 ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của Công ty tăng giảm không đều qua các năm. Trong năm 2011 là 21,36 lần tức là 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 21,36 đồng doanh thu thuần. 1 đồng TSDH năm 2012 tạo ra được 32,23 đồng doanh thu thuần, tăng lên 10,87 đồng so với năm 2011.

Đây là kết quả của việc đầu tư có hiệu quả vào công nghệ sản xuất, cải tiến tổ chức hợp lý. Tuy nhiên đến năm 2013 hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của Công ty chỉ đạt 18,81 lần, nghĩa là 1 đồng tài sản dài hạn năm 2013 tạo ra 18,81 đồng doanh thu thuần giảm đi 13,42 đồng so với năm 2012. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do mức tăng của tài sản dài hạn lớn hơn nhiều so với mức tăng của doanh thu, năm 2013 mức tăng của TSDH là 114,21% trong khi mức tăng của doanh thu chỉ đạt 25%. Trong năm 2013 Công ty đã tiến hành mua sắm một số máy móc nhằm hoàn chỉnh cơ cấu tài sản cố định, hoàn thiện những khâu yếu và lạc hậu vẫn còn tồn tại trong Công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất sao mai (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)