Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời đánh giá một cách tổng quan nhất về hiệu quả hoạt động và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc phân tích khả năng sinh lời giúp cho Ban lãnh đạo Công ty có cơ sở để nhận định tình hình hoạt động của Công ty và đưa ra các quyết định về chính sách kinh doanh.
49
2.2.6.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS):
Bảng 2.13 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
2013/2012 2012/2011 Lợi nhuận
sau thuế
(VNĐ) 2.176.875.000 1.692.957.151 1.643.904.458 483.917.849 49.052.693 Doanh thu
thuần (VNĐ) 52.000.000.000 41.594.130.176 36.613.354.080 10.405.869.824 4.980.776.096
ROS (%) 4,19 4,07 4,49 0,12 (0,42)
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo kết quả kinh doanh) ROS phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, cho biết mỗi đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu trong mỗi kỳ hoạt động. Cụ thể số liệu phản ánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong bảng 2.13.
Năm 2011 ROS đạt 4,49% có nghĩa trong 100 đồng doanh thu thuần có 4,49 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, dẫn đến hoạt động kinh doanh của Công ty cũng phần nào bị ảnh hưởng, tỷ suất sinh lời năm này giảm xuống còn 4,07%. Trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận nhận được bị giảm 0,42 đồng so với năm 2011.
Đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu có sự gia tăng nhẹ từ 4,07% lên 4,19%, như vậy 100 đồng doanh thu năm 2013 thu được 4,19 đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời trên doanh thu có tốc độ tăng như vậy là do lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 28,58%. Năm 2013 ngoài kinh doanh trong lĩnh vực chính là sản xuất thiết bị y tế, Công ty còn mở rộng hình thức kinh doanh sang lĩnh vực tư vấn lắp đặt, sửa chữa thiết bị y tế. Nhìn chung, sự mở rộng kinh doanh này bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Đây là tín hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.6.2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của Công ty. ROA là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh mỗi đồng đầu tư cho tài sản thu đuợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản đưa ra cơ sở để điều chỉnh việc đầu tư vào tài sản của Công ty.
50
Bảng 2.14 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
2013/2012 2012/2011 Lợi nhuận sau
thuế (VNĐ) 2.176.875.000 1.692.957.151 1.643.904.458 483.917.849 49.052.693 Tổng tài sản
(VNĐ) 20.000.000.000 18.418.472.864 15.323.629.069 1.581.527.136 3.094.843.795
ROA (%) 10,88 9,19 10,73 1,69 (1,54)
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo kết quả kinh doanh) ROA cho biết mức lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị tài sản của công ty. Năm 2012, 100 đồng tài sản tạo ra 9,19 đồng lợi nhuận ròng, giảm 1,54 đồng so với năm 2011. Nhìn vào bảng 2.14 ta thấy được rằng lợi nhuận ròng của Công ty năm 2011 và 2012 gần như không thay đổi trong khi tổng tài sản năm 2012 lại tăng 20% so với năm 2011. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2012 thấp hơn năm 2011. Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty là 10,88% tăng so với năm 2012 (tăng 1,69%) tức là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì sẽ thu được 10,88 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân là do cả 2 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản đều tăng trong đó lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 tăng mạnh (tăng 29%) còn tổng tài sản của công ty chỉ tăng ở mức 8,59%.
Nhìn một cách bao quát, ta thấy được Công ty đang trên đà phát triển. Công ty có những kế hoạch khai thác tài sản tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá được khả năng sinh lời cũng như nguyên nhân tăng giảm, ta cần xem xét tỷ suất sinh lời tài sản của Công ty trong mối quan hệ tương quan với các chỉ tiêu khác.
Phân tích ROA theo mô hình Dupont
Bảng 2.15 Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA
Chỉ tiêu Năm
2013
Năm 2012
Năm 2011
Chênh lệch 2013/2012 2012/2011
ROS (%) 4,19 4,07 4,49 0,12 (0,42)
Hiệu suất sử dụng tài sản (lần) 2,60 2,26 2,39 0,34 (0,13)
ROA(%) 10,88 9,19 10,73 1,69 (1,54)
Năm 2011 - 2012: Năm 2011 ROA đạt 10,73% giảm xuống còn 9,19% vào năm 2012. ROA giảm do năm 2012, nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam có nhiều bất ổn. Chịu sự tác động từ các khó khăn bên ngoài cùng với việc kiểm soát chi phí chưa thật sự hiệu quả làm cho ROS giảm từ 4,49% xuống còn 4,07% (tương đương giảm 0,42%) so với năm 2011. Kèm theo đó sức sản xuất của tài sản không cao, hiệu suất sử dụng tài sản giảm 0,13 lần là nhân tố làm cho ROA giảm 1,54% hay vào năm 2012 100 đồng tài sản tạo ra ít hơn 1,54 đồng lợi nhuận so với năm 2011.
51
Năm 2013, với những chính sách nhằm ổn định nền kinh tế và sự ổn định của giá nguyên vật liệu giúp cho hoạt động kinh doanh của Công ty có sự phát triển rõ rệt. Cụ thể, ROA năm 2013 tăng từ 9,19% lên đến 10,88%, tăng 1,69%. Qua bảng số liệu 2.15 ta có thể thấy rõ, ROA tăng là do ROS tăng 0,12% và hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 0,34 lần. Như vậy, 100 đồng tài sản năm 2013 tạo ra nhiều hơn so với năm 2012 1,69 đồng lợi nhuận chứng tỏ vào năm này khả năng kiểm soát chi phí là tốt và sức sản xuất của tài sản đã nâng cao.
2.2.6.3 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Bảng 2.16 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
2013/2012 2012/2011 Lợi nhuận sau
TTNDN (VNĐ) 2.176.875.000 1.692.957.151 1.643.904.458 483.917.849 49.052.693 Vốn chủ sở hữu
(VNĐ) 8.000.000.000 8.336.861.609 6.643.904.458 (336.861.609) 1.692.957.151
ROE (%) 27,21 20,31 24,74 6,9 (4,44)
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cho thấy mỗi đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở để các nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Việc phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tại Công ty Thiết bị Y tế và Hóa chất Sao Mai phản ánh khả năng sinh lời trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năm 2011 và 2012 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có sự giảm nhẹ, điều này có thể thấy rõ trên bảng số liệu 2.16. Tỷ suất sinh lời trên VCSH năm 2012 là 20,31%
tức là 100 đồng VCSH tạo ra 20,31 đồng lợi nhuận ròng, tỷ suất này giảm 4,44 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn tới điều này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh 25% trong khi đó lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ 3%. Năm 2013 ROE đạt 27,21% tăng so với năm 2012. Năm 2013 vốn chủ sở hữu có thay đổi nhưng không đáng kể (giảm 4%) so với năm 2012, trong khi đó lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 lại tăng mạnh (tăng 29%) do vào năm này số sản phẩm mà Công ty nhận sản xuất cho Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec đã hoàn thành bàn giao, nên Công ty đã được thanh toán toàn bộ chi phí, mặt khác vào năm này, Công ty đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang lĩnh vực sửa chữa-lắp đặt thiết bị y tế, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng lên của tỷ suất ROE.
52
Phân tích ROE theo mô hình Dupont:
Bảng 2.17 Ảnh hưởng các yếu tố lên ROE theo mô hình Dupont
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2012
Năm 2011
Chênh lệch 2013/2012 2012/2011
ROS (%) 4,19 4,07 4,49 0,12 (0,42)
Hiệu suất sử dụng tổng TS (lần) 2,60 2,26 2,39 0,34 (0,13) Tổng TS trên VCSH (lần) 2,5 2,21 2,31 0,29 (0,10)
ROE (%) 27,21 20,31 24,74 6,90 (4,44)
Qua bảng 2.17 ta thấy tốc độ tăng trưởng của ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố ROS, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và tỷ số tài sản trên vốn chủ sở hữu. ROE năm 2012 đạt 20,31%, giảm so với năm 2011 là 4,44%. Trong năm 2012 cả 3 nhân tố kể trên đều suy giảm, ROS giảm từ 4,49% xuống 4,07%, hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm từ 2,39 lần xuống 2,26 lần, tổng tài sản trên VCSH giảm từ 2,31 lần xuống còn 2,21 lần.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của ROE. Năm 2013 ROE đạt 27,21%, chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu đã nâng cao, đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có sự phát triển, việc kiểm soát chi phí tốt dần lên.