CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
2.3 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất tại Công Ty
Để phản ánh rõ nét thực trạng hạch toán chi phí sản xuất của công ty xin được lấy công trình VINAMILK làm ví dụ minh họa:
Hợp đồng số 30 ký ngày 20/3/2012 vối công ty cổ phần sữa Việt Nam (VINAMILK) lắp đặt thiết bị động lực phụ trợ thuộc dự án nhà máy sữa bột Dielac II, với tổng giá trị hợp đồng là 47.708.100.000 VNĐ.
2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621)
Các loại nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo các sản phẩm của Công ty rất đa dạng như:
- Nguyên vật liệu nhập khẩu có :các van chặn hơi, van chặn lạnh, van khí nén, van giảm áp, van an toàn, van một chiều, van chân không, các loại thiết bị đo lưu lượng, zắcco inox, zoăng, tôn, ống, các loại máy cắt, máy đánh bóng, máy khoan…
- Nguyên vật liệu trong nước hoặc tự chế như: các loại tê, colecter, bích, các loại đá ráp xếp, đá cắt, đá mài, khí hàn argon, khí oxy, que hàn,...
Và còn nhiều các loại nguyên vật liệu khác như bông thủy tinh, polyurethane, bép cắt, phân phối khí, kim hàn,…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty thường chiếm tỉ trọng lớn khoảng 80% - 85% tổng giá thành sản phẩm. Vật tư cung cấp cho sản xuất được lấy từ hai nguồn:
+ Xuất kho cho sản xuất.
Các vật tư xuất kho cho sản xuất thường là những vật tư được sử dụng thường xuyên, thường là vật tư tiêu hao như: que hàn, bép cắt, đá cắt, đá ráp xếp, đá roa ...Sử dụng để hàn, cắt, đánh bóng những tank lên men, bồn chứa.
Các vật tư mua ngoài dùng trực tiếp không qua kho thường là các thiết đặc chủng có giá trị lớn một số loại mua trong nước còn lại thường là nhập khẩu từ các nước như Đức, Nhật, Đan Mạch, Pháp, Italy ...như máy nén lạnh MYCOM (Nhật), Máy thu hồi CO2 - MERER (Đức), Các động cơ, máy bơm (Italy). Quả cầu CIP, lưới lọc bã, Polyurethanes... Sau khi ký hợp đồng với khách hàng, phòng kỹ thuật sẽ chuyển dự toán vật tư sang cho kế toán nhập khẩu, căn cứ vào số lượng vật tư cần nhập khẩu và nội dung hợp đồng cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng. Kế toán nhập khẩu sẽ lên kế hoạch nhập khẩu, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất.
▪ Trường hợp xuất kho vật tư cho sản xuất:
Phòng điều độ của nhà máy sau khi nhận được bản vẽ chế tạo sẽ bóc tách các chi tiết nhỏ cần chế tạo và phân công công việc cho các tổ sản xuất, các đội thi công. Dựa vào lệnh sản xuất các tổ trưởng, đội trưởng thi công sẽ lập Giấy đề nghị xuất vật tư. Nội dung vật tư đề nghị xuất cho chế tạo sản phẩm, thi công công trình sẽ được trưởng phòng kỹ thuật duyệt sau khi đã xác nhận sự đúng đắn của số liệu vật tư đề nghị bằng cách đối chiếu số lượng đề nghị xuất với số liệu trong dự toán chi tiết của công trình đã được phòng kỹ thuật lập trước đó.
Biểu số 01: Giấy đề nghị xuất vật tư:
Công ty TNHH Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách Khoa
GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Kính gửi: Tổng giám đốc Công ty Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa Kế toán trưởng Công ty Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa
Tên tôi là: Đậu Viết Thể - Đội trưởng thi công CT Dielac - lắp đặt thiết bị động lực phụ trợ.
Để đảm bảo duy trì tính liên tục của quả trình sản xuất. Hiện nay đội thi công số 2 đã hoàn thành tiến độ giai đoạn 1. Đề nghị Công ty cung cấp các vật tư cho giai đọan tiếp theo.
STT Tên vật tư đơn vị Số lượng
1 Van chặn khí nén DN 80 cái 100
2 Cóc ngưng DN 20 cái 300
3 Côn thu DN 125/100 cái 200
4 Quai nhê kẹp ống f114 cái 35
5 Khí hàn argon chai 30
6 Que hàn inox 308 2.4mm kg 300
Ngày 01 tháng 03 năm 2012
Tổng Giám đốc
Kế toán trưởng
Trưởng phòng kỹ thuật
Người đề nghị
Sau khi giấy đề nghị xuất vật tư được duyệt. Người đề nghị chuyển giấy đề nghị xuất vật tư cho kho, kế toán kho kiểm tra lượng tồn kho của các loại vật tư đề nghị xuất.
Nếu vật tư có đủ, kế toán kho sẽ lập Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập 3 liên theo đúng quy định hiện hành: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người nhận vật tư, liên 3 lưu chuyển giữa thủ kho và kế toán.
Biểu số 02: Phiếu xuất kho
Tại Công ty việc theo dõi kế toán chi tiết vật tư, hàng tồn kho được thực hiện song song ở cả kho nhà máy và phòng kế toán bởi phần mềm kế toán. Vì vậy phiếu xuất kho này thực chất do kế toán tại Công ty lập. Định kỳ hàng tuần thủ kho sẽ chuyển phiếu xuất, nhập kho lên phòng kế toán cho kế toán vật tư để lưu trữ, bảo quản tập trung tại phòng lưu trữ của Công ty. Sau khi nhập lại phiếu xuất kho từ thủ kho, kế toán vật tư kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và tiến hành nhập số liệu phiếu xuất kho này vào phần mềm kế toán.
CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT Mẫu số: 02 - VT Theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTC
ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA Ngày 20 tháng3 năm 20.. của Bộ trưởng Bộ tài chính
Số 01 – HN Nợ TK 621 Có TK152
PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 03 năm 2012
Họ, tên người nhận hàng: Đậu Viết Thể địa chỉ (Bộ phận ): Đội trưởng Lý do xuất kho: Lắp đặt phần bảng panel và hệ thống đường ống dẫn khí nén, phụ kiện cấp khí nén – CT Dielac II.
Xuất tại kho: NK – Xuân Phương
STT Tên vật tư đơn
vị
Số lượng Đơn giá (nghìn
đồng)
Thành tiền (nghìn đồng) yêu
cầu thực tế
1 Van chặn khí nén DN 80 cái 100 100 2,000 200,000
2 Cóc ngưng DN 20 cái 300 300 550 165,000
3 Côn thu DN 125/100 cái 200 200 50 10,000
4 Quai nhê kẹp ống f114 cái 35 35 10 350
5 Khí hàn argon chai 30 30 220 6,600
6 Que hàn inox 2.4mm kg 300 300 53 15,900
Cộng tổng 93.208.000
Bằng chữ: Chín mươi ba triệu hai trăm linh tám nghìn đồng chẵn./.
Xuất, ngày 01 tháng 03 năm 2012
▪ Vật tư mua ngoài, nhập khẩu cho sản xuất
- Trường hợp 1: Khi số lượng vật tư dự trữ trong kho không đủ số lượng đề nghị xuất phòng kế hoạch vật tư cử nhân viên đi thu mua. Khi đó phòng kế hoạch vật tư lập Giấy đề nghị tạm ứng gửi lên phòng kế toán và Tổng Giám đốc xét duyệt.
Biểu số 03: Giấy đề nghị tạm ứng CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT
ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA
GIẤY ÐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Kính gửi: Tổng Giám đốc Công ty Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa Kế toán trưởng Công ty Cơ Nhiệt Điện Lạnh Bách Khoa Tên tôi là: Nguyễn Xuân Kiên
Bộ phận : Phòng kế hoạch vật tư
Đề nghị Công ty tạm ứng số tiền: 81.474.000 (Bằng chữ: Mười sáu triệu đồng chẵn./.) Lý do tạm ứng: Mua pin lọc hệ lạnh DN 80 Ngày 08 tháng 03 năm 2012
Tổng Giám đốc Kế toán trưởng Người đề nghị
Sau khi nhận được tiền tạm ứng, nhân viên thu mua vật tư về và chuyển thẳng vào xưởng sản xuất. Toàn bộ chứng từ mua vật tư sẽ được chuyển lên Phòng kế toán. Sau khi kiểm tra đối chiếu các chứng từ: Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi, Hoá đơn GTGT,…kế toán thanh toán lập Giấy thanh toán tạm ứng và ghi Sổ chi tiết tạm ứng.
CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA
BẢNG KÊ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT
CÔNG TRÌNH: Lắp đặt thiết bị động lực phụ trợ cho nhà máy sữa Dielac II.
Tháng 03 năm 2012
ĐVT: đồng Chứng từ
Tên vật tư Mã số Đơn vị
tính Số lượng Thành tiền
SH Ngày
A B C D E F G
PXK01 01/03 Van chặn khí DN 80 cái 100 200.000.000
PXK01 01/03 Cóc ngưng DN 20 cái 300 165.000.000
PXK01 01/03 Con thu DN 125/100 cái 200 10.000.000
PXK01 01/03 Quai nhê kẹp ống f114 cái 35 350.000
PXK01 01/03 Khí hàn argon cái 30 6.600.000
PXK01 01/03 Que hàn innox 2.4m cái 300 15.900.000
01/03 pin lọc hệ lạnh DN 80 cái 80 81.474.000
…. ………. ……. …… ………
Cộng x x 174.754.000
Ngày 31/03/2012 Người lập phiếu Kế toán trưởng Đã ký Đã ký
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 621 – Chi phí NVLTT
Tên công trình: Lắp đặt thiết bị động lực phụ trợ cho nhà máy sữa Dielac II Tháng 03 Năm 2012
ĐVT: đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải TK
ĐƯ
Phát sinh
Số hiệu NT Nợ Có
SDĐK
01/03 PXK01 01/03 Xuất kho NVLTT 152 93,208,000
08/03 … 08/03 Xuất NVLTT khi mua về
không qua kho 111
81,474,000 31/03 … 31/03 Kết chuyển chi phí NVLTT 154
Cộng phát sinh 174,682,000 174,682,000
SDCK
Người ghi sổ (Ký, họ tên)
Đã ký
Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Đã ký
Giám đốc (Ký, họ tên)
Đã ký Công ty TNHH cơ nhiệt điện lạnh Bách
Khoa
Mẫu số: S38 – DN
(Ban hành theo QĐ15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng BTC )
Căn cứ vào mã tài khoản Nợ (621) và mã công trình Ví dụ: (Tank HN). Phần mềm sẽ tự động kết chuyển giá trị vật tư xuất cho công trình tương ứng việc này tương đương với việc ghi Sổ chi tiết TK621:HN .Sổ này được thiết kế tương tự mẫu Sổ cái và được mở riêng cho từng công trình. Từ sổ này, kế toán sử dụng các thao tác lọc trong Microsoft Excel, lọc lấy các chi phí về nguyên vật liệu để ghi vào cột Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở riêng cho từng công trình. Đây là công việc được kế toán thực hiện thủ công nhằm phân loại các chi phí mà phần mềm đã tự động tập hợp vào Sổ chi tiết TK 621
Nguyên tắc hạch toán dựa trên phần mềm kế toán là kế toán chỉ hạch toán trên các sổ (tài khoản) chi tiết, việc kết chuyển, ghi sổ tổng hợp do phần mềm tự động thực hiện.
Do vậy, sau khi hạch toán chi tiết trên các tài khoản, dựa vào mã vật tư, mã nhập xuất … Phần mềm sẽ tự động ghi Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái các tài khoản tổng hợp có liên quan.
2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương của cán bộ, công nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm, lương khoán, và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định. Chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm khoảng 10% tổng giá thành sản xuất sản phẩm.
Mỗi một công trình thi công có một kỹ sư trực tiếp chỉ huy công trình về kỹ thụât cũng như chịu trách nhiệm về tiến độ công trình. Hàng ngày, đội trưởng thi công sẽ theo dõi, chấm công cho những công nhân làm việc trong đội, lương của kỹ sư, công nhân trực tiép sản xuất được tính căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, đơn giá lương, hệ số lương. Căn cứ vào bảng chấm công của đội trưởng gửi về, kế toán tiền lương tính lương thực tế cho cho cán bộ công nhân trực tiếp tham gia vào chế tạo sản phẩm:
Lương thực hiện của CBCNVi
= Số ngày công thực tế của CBCNVi
x Đơn giá lương của CBCNVi
Trong đó:
+ Số ngày công thực tế: là số ngày mỗi người làm trong tháng được thể hiện trên thẻ chấm công.
+ Đơn giá lương: là mức lương của mỗi người/ngày
Công ty áp dụng đúng như quy định của nhà nước ban hành là thời gian làm việc trong một ngày là 8 giờ. Với những công trình đòi hỏi tiến độ phải nhanh, nên có những
lúc công nhân phải làm thêm giờ. Do vậy Công ty sử dụng hệ số K để tính lương với những ngày làm thêm giờ như sau:
K = 1,5 nếu làm thêm 3 giờ trong ngày thường
K = 2 nếu làm thêm vào ngày nghỉ (chủ nhật, ngày lễ)
Đơn giá lương của mỗi người được xác định căn cứ vào trình độ chuyên môn và tính chất công việc
Chức năng Đơn giá lương
(đồng /ngày công)
Đội trưởng công trình 200.000
Đội phó 175.000
Thợ lắp máy lạnh, lò hơi,.... 150.000
Thợ hàn 180.000
Thợ gò 165.000
Thợ bảo ôn 140.000
Thợ điện 170.000
Thợ phụ 120.000
Công ty hiện nay áp dụng mức lương tối thiểu là: 4,500,000 đồng/tháng. Và áp dụng chế độ tài chính hiện hành đối với những khoản trích theo lương. Mức trích như sau:
Các khoản trích
Doanh nghiệp nộp Người lao động nộp Tổng
Bảo hiểm y tế (BHYT) 3% 1.5% 4.5%
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2% 2%
Bảo hiểm thất nghiệp( BHTN) 1% 1% 2%
Tổng 23% 9.5% 32.5%
Cuối tháng, căn cứ vào Bảng chấm công do đội trưởng thi công công trình gửi lên, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán lương cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất . Đồng thời kế toán lương cũng dựa vào bảng thanh toán lương để lập Bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất
Ví dụ: Trong tháng 03 anh Lê Văn Toàn chức vụ thợ gò. Mức lương cơ bản là 4.290.000 đồng, phụ cấp + ăn trưa là 180.000
Tổng lương là: 4.290.000 + 180.000 = 4.470.000 BHXH phải đóng là 4.290.000 x 7% = 300.300 BHYT phải đóng là 4.290.000 x 1,5% = 73.800 BHTN phải đóng là 4.290.000 x 1% = 49.200
Vậy số tiền lương trong tháng anh Toàn nhận được là: 3.882.450 đồng
Bảng
CÔNG TY TNHH CƠ NHIÊT