ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN KẾ

Một phần của tài liệu kế toán tính giá thành sản phẩm (Trang 60 - 64)

CÔNG TY TNHH CƠ NHIỆT ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA

3.1 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

3.1.1 Những ưu điểm của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán gọn nhẹ tổ chức khoa học hợp lý nhờ đó đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Công ty.

Về chứng từ kế toán mà Công ty sử dụng làm căn cứ để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là khá đầy đủ, việc ghi chép, luân chuyển và bảo quản đảm bảo được tính chính xác kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán, kiểm tra đối chiếu phục vụ tốt cho quá trình quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Với số lượng và giá trị của các hợp đồng kinh tế ký kết hàng năm khá lớn, tương ứng là khối lượng công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho các hợp đồng là rất lớn. Song nhìn chung công tác tập hợp chi phí và tính giá thành đã phản ánh đúng thực tế phát sinh của các nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, đảm bảo sự thống nhất về đối tượng và phương pháp hạch toán các chỉ tiêu.

Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định tại Công ty là phù hợp, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm. Từ đó việc tổ chức chứng từ tài khoản sổ sách và báo các kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đã đảm bảo kiểm soát, được chi phí và tiến độ sản xuất, đáp ứng yêu cầu của công tác hạch toán kế toán cũng như yêu cầu quản lý.

Nói tóm lại, công tác kế toán tại Công ty nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính

việc đưa ra gía đấu thầu hợp lý có tính cạnh tranh cao cũng như quyết định sản xuất kinh doanh của lãnh đạo Công ty.

3.1.2 Những tồn tại của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

▪ Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu sử dụng cho chế tạo sản phẩm tại Công ty có rất nhiều chủng loại ví dụ: Các loại van: van chặn lạnh, van chặn hơi van khí nén, van PID,van 1 chiều, van an toàn, van chân không van lấy mẫu,... với các kích cỡ khác nhau DN100, DN80, DN65,.. DN10

Các loại tôn inox: Tôn inox 6mm, 5mm, 4mm, 3mm, 2mm... Thép CT3, Thép hình (chữ V, I, U).

Tương tự, các vật liệu khác như Zacco, tê, cút, đường ống,... với nhiều kích cỡ khác nhau: DN150, DN125, DN100, DN80, DN65,...DN10

Để quản lý các loại tất cả các loại nguyên vật liệu trên, kế toán dùng sổ chi tiết, vật tư mở riêng cho từng loại vật tư ( tương tự thẻ kho ). Do vậy số lượng sổ sách kế toán sử dụng rất lớn. Theo đó việc hạch toán các vật tư hàng hoá xuất trực tiếp qua TK151, TK153 không những đã không phản ánh đúng thực trạng hoạt động này mà còn là tăng số lượng sổ sách kế toán, gây khó khăn cho quản lý.

▪ Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Cách tính lương của Công ty hiện nay cho các đối tượng trực tiếp sản xuất tương đối hợp lý, khuyến khích người lao động cố gắng phát huy sáng tạo tăng năng xuất hiệu quả công việc. Tuy nhiên việc không tính lương của cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia nghiên cứu thiết kế công trình vào chi phí nhân công trực tiếp mà tính vào khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp là chưa hợp lý. Mặc dù tiền lương của cán bộ kỹ thuật sau khi phân bổ cho các hợp đồng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá thành công trình nhưng việc này khiến các thông tin kế toán bị sai lệch, phản ánh không trung thực chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp.

▪ Về hạch toán chi phí sản xuất chung

Đối với chi phí công cụ dụng cụ kế toán hiện chỉ mới theo dõi công cụ dụng cụ về giá trị để tính phân bổ giá trị công cụ dụng cụ cho các công trình mà chưa quan tâm đến tình

trạng sử dụng thực tế của những công cụ dụng cụ này dẫn đến kế toán xuất dùng và phân bổ hết vào chi phí trong kỳ mặc dù công cụ dụng cụ xuất kỳ trước có thể chưa dùng hết.

Về chi phí khấu hao TSCĐ hiện nay, kế toán tại Công ty vẫn thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng. Mặc dù các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong Công ty không sảy ra thường xuyên, do đó việc trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng không làm ảnh nhiều đến số khấu hao tài sản phải trích trong tháng. Tuy nhiên về bản chất việc áp dụng nguyên tắc khấu hao tròn tháng là không đúng với chế độ kế toán về việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

Về tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung

Do tất cả các chi phí phát sinh tại phân xưởng đều hạch toán vào chi phí sản xuất chung và tính trực tiếp hoặc phân bổ cho các hợp đồng liên quan nên các khoản mục chi phí sản xuất chung là khá lớn.

▪ Về hệ thống sổ sách, chứng từ, cáo cáo kế toán

Về hệ thống chứng từ: các bộ phận kế toán tại kho nhà máy thường chậm giao nộp chứng từ cho kế toán. Vì vậy tình trạng ứ đọng công việc vào cuối tháng, khiến công tác kế toán vào cuối tháng rất vất vả, đây là một nguyên nhân quan trọng của những sai sót trong việc tập hợp chi phí và phản ánh các nghiệp vụ vào sổ sách có liên quan. Hơn nữa, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến công tác hạch toán và khấu trừ thuế GTGT với cơ quan thuế.

Về hệ thống sổ sách kế toán: Do việc ghi sổ kế toán được phần mềm kế toán máy tự động thực hiện nên việc kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ sách kế toán chưa được thực hiện thường xuyên. Theo quy định kế toán phải in các sổ sách kế toán vào cuối mỗi tháng nhưng việc này lại được thực hiện theo quý. Do vậy khi phần mềm bị lỗi thì việc kiểm tra, đối chiếu sẽ rất khó khăn và khối lượng công việc kế toán để kiểm tra là rất lớn.

Về hệ thống báo cáo kế toán: tại Công ty Báo cáo tài chính được lập đầy đủ và đúng hạn theo quy định của chế độ kế toán. Nhưng các báo cáo quản trị được lập chủ yếu mang tính chất cung cấp thông tin tức thời chứ chưa có tính chất bắt buộc, chưa có sự tổng hợp các hợp đồng, công trình hoàn thành theo loại sản phẩm. Vì vậy các thông tin cung cấp không có

Về áp dụng chế độ kế toán: Việc Công ty không sử dụng TK621, TK622, TK 627 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công

trực tiếp , chi sản xuất chung mà sử dụng TK 154 với 2 tiểu khoản TK154.1 - Tập hợp chi phí liên quan trực tiếp đến Hợp đồng

TK 154.2 -Tập hợp chi phí liên quan gián tiếp phân bổ cho Hợp đồng

Như vậy nghĩa là CPNVLTT, CPNC TT được tập hợp vào TK154.1 và chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK154.2 . Như vậy thì việc theo dõi các các khoản mục chi phí sẽ khó khăn.

Theo chế độ kế toán TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, sử dụng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cho các hoạt động sản xuất. Công ty sử dụng TK 154 để tập hợp chi phí sản xuất đơn lẻ là sai chế độ kế toán.

3.2 Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

3.2.1 Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty nên sử dụng Bảng Kê Hàng Hóa Nhập khẩu để theo dõi việc nhập kho hay xuất dùng các vật tư nhập khẩu không qua kho, và Bảng Kê Vật Tư Mua Ngoài để theo dõi đối với vật tư mua ngoài xuất thẳng không qua kho.

Hoặc theo dõi chung trên Bảng Kê Vật Tư Xuất Dùng Trực Tiếp để theo dõi cả hàng nhập khẩu và vật tư mua ngoài xuất dùng trực tiếp. Khi đó cột xuất xứ sẽ dùng để phân biệt hàng mua ngoài (MN) hay nhập khẩu (NK). Còn vật tư hang hóa nhập khẩu nhập kho đã được theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 152.

3.2.2 Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Việc tính lương của cán bộ kỹ thuật trực tiếp thâm gia nghiên cứu thiết kế công trình nên tính vào chi phí nhân công trực tiếp để phản ánh trung thực chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp

3.2.3 Về hạch toán chi phí sản xuất chung

- Thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình sử dụng công cụ dụng cụ thực tế để kế toán phân bổ chi phí hợp lý trong kỳ tránh tình trạng công cụ dụng cụ xuất kỳ trước vẫn còn tồn.

- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, việc sử dụng trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng là không đúng với quy định. Công ty cần điều chỉnh nguyên tắc trích khấu hao theo quy định hiện hành, TSCĐ nào đưa vào sử dụng cho sản xuất thì trích khấu hao ngay kể từ ngày đó.

- Về tiêu thức phân bổ chi phí sản xuât chung nên tách riêng để theo dõi một số khoản mục ở chi phí khác để giảm bớt các khoản mục chi phí sản xuất chung .

3.2.4 Về hệ thống sổ sách, chứng từ, cáo cáo kế toán

- Thường xuyên cập nhật chứng từ kế toán kho tại xưởng và kế toán kho công trình để kịp thời theo dõi vào phần mềm sổ sách tránh tình trạng ứ đọng công việc vào cuối tháng và hạn chế ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán.

- Về hệ thống sổ sách kế toán phải được in vào cuối mỗi tháng để kiểm tra đối chiếu kịp thời.

- Báo cáo tài chính phải được lập đầy đủ và đúng hạn theo quy định của chế độ kế toán và tổng hợp các hợp đồng, công trình hoàn thánh theo loại sản phẩm để so sanh đối chiếu.

Sử dụng các tài khoản 621, 622, 627 để theo dõi các khoản mục chi phí nguyên vật lệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.

Một phần của tài liệu kế toán tính giá thành sản phẩm (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w