Chương I. KHÁI QUÁT VỀ MAY CÔNG NGHIỆP
Bài 3. CÁC ĐƯỜNG MAY CĂN BẢN
II. Các đường may tay cơ bản
1. Đường may lược
Khái niệm: May lược là đường khâu tạm thời, thưa mũi để giữ các mép vải trước khi may chính thức không bị xô lệch. May lược gồm các kiểu khâu lược đều mũi và lược chìm mũi.
Phương pháp: Chiều dài mũi lược 0.5÷2cm. Khoảng cách các mũi may 0.5÷0.7cm, những đoạn thẳng lược dài mũi, những đoạn vòng lược ngắn mũi.
May lược đều mũi (hình 1.17a).
May lược chìm mũi (hình 1.17b).
Yêu cầu kỹ thuật: Mũi lược thẳng, đều, phẳng, đúng kích thước.
a) May lược điều mũi b) May lược chìm mũi a) Mặt trái b) Mặt phải Hình KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN.16. Đường may
lược
Hình KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN.17.
Đường may vắt
2. Đường may vắt
Đường may vắt là cách may viền mép gấp vải, có mũi ngoài ở mặt phải vải không nhìn thấy mũi (hình 1.18b), phía trong mặt trái của vải nhìn thấy mũi (hình 1.18a).
Được áp dụng trên các sản phẩm như lên lai áo, lai quaàn, cổ áo dài…
Phương pháp: Đầu tiên xếp vào 0.5cm rồi xếp lần nữa tuỳ theo sản phẩm, dùng kim may tay, may vắt lên nếp vải vừa xếp. Bề mặt không nhìn thấy đường may, bề trái là những đường may nằm xéo nhau.
Yêu cầu kỹ thuật: Các mũi chỉ may vắt thẳng, mũi vắt đều, không nhăn rút mép vải, mặt phải lặn mũi, đường may êm, phẳng, đảm bảo bền chắc.
3. Đường may luôn
Đường may luôn dùng để may những nếp xếp của vải mà người ta không muốn mũi chỉ bị lộ ra ngoài, đường luôn thường được sử dụng trên những loại vải mỏng như vải áo dài, áo bà ba… Đường xếp trung bình khi may xong từ 1÷3cm.
Phương pháp: Đầu tiên xếp mép vải vào 0.5cm rồi xếp một lần nữa tùy theo sản phẩm, sau đó dùng kim may tay luôn giữa hai lớp vải sao cho mũi chỉ không bị lộ trên cả bề mặt và bề trái của sản phẩm.
Yêu cầu kỹ thuật: Đường may luôn thẳng, mũi luôn đều, không nhăn rút mép vải, mặt phải không thấy mũi, đường may êm, phẳng, đảm bảo bền chắc.
Hình KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN.18. Đường may luôn
4. Thùa khuy
Thùa khuy là hình thức dùng kim và chỉ với kiểu may đặc biệt để giữ chắc và che kín lỗ khuy đã được bấm đứt, có chiều dài bằng đường kính của nút áo cộng 0.1÷0.2cm
tùy từng loại nút. Có 3 loại khuy:
Khuy thường: Có 2 bờ khép kín, đầu và cuối lỗ khuy bằng nhau, được dùng cho các loại quần áo thông thường (hình 1.20a).
Khuy đầu đính bọ: Có 2 bờ thẳng, một đầu hơi lượn tròn, một đầu đính bọ (hình 1.20b).
Khuy đầu tròn: Bờ khuy 2 bên khép kín, đầu khuy tròn, đuôi khuy có đính bọ, sử dụng cho quần áo bằng len, áo veston, măng tô… (hình 1.20c).
a) Khuy đường b) Khuy đầu đính bọ c) Khuy đầu tròn Hình KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN.19. Các loại khuy
Phương pháp
Xác định vị trí khuy: Khuy áo nằm trên đường gài nút và nằm cách nếp gấp của đinh áo 1÷2cm, có thể may lược một đường chỉ để làm cứng bờ khuy. Đối với áo sơ mi và quần áo thông thường, bấm khuy dọc ở giữa phần gấp nẹp và đường giao khuy (áo nam bên trái, áo nữ bên phải), đối với các sản phẩm vải dày và có nhiều lớp, thường bấm ngang vuông góc với nẹp.
Thùa khuy thường: Lên kim từ vải dưới lên, cách đường bấm khuy 0.15÷0.2cm, xuống kim từ lỗ khuy vào trong vải, lên kim cách đường bấm khuy 0.15÷0.2cm sát với mũi vừa lên kim, quấn chỉ quanh trôn kim theo chiều từ trái qua phải. Rút kim thẳng về phía lỗ khuy tạo thành mũi thứ nhất. Tiếp tục thực hiện các mũi sau sát với mũi trước cho đến hết vòng khuy, kết thúc tại điểm xuất phát (hình 1.21b).
Thùa khuy đầu đính bọ (hình 1.21c): Thực hiện như khuy thường, nhưng ở một đầu chặn 4 mũi chỉ chồng lên nhau, mỗi mũi bằng bề rộng khuy. Dùng mũi viền hoa kết các mũi này thành con bọ.
Thùa khuy đầu tròn (hình 1.21d): Thực hiện như khuy đầu đính bọ, chỉ khác có 1 đầu cắt một khoảng tròn nhỏ (để cài nút lớn).
a) Cách cầm vải thùy khuy b) Khuy thường c) Khuy đầu đính bọ d) Khuy đầu tròn Hình KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN.20. Cách thùa khuy
Yêu cầu kỹ thuật
Các mũi chỉ nằm liên tiếp kề sát nhau, không chồng chéo và phải đều nhau.
Góc quay ở đầu khuy phải tròn.
Bờ khuy thẳng, cứng chắc, không nhăn nhúm.
Các mũi chỉ phải cách đều mép khuy, độ căng của mũi chỉ thắt nút phải đều nhau.
5. Đính nút
Đính nút là dùng kim và chỉ đính chắc nút vào vị trí trên vải, quần hoặc áo. Tuỳ vào mỗi loại nút mà bạn lại có cách đính cho thích hợp với kiểu nút đó. Bên cạnh đó, trước khi đính nút, bạn cần phải vuốt thẳng nẹp, sau đó tiến hành đánh dấu vị trí nút so đúng theo hàng khuy đã thùa (giữa tâm khuy).
Nút không chân: Gồm có nút 2 lỗ và nút 4 lỗ.
Nút áo có chân.
Nút bấm.
Phương pháp
- Đánh dấu vị trí đính nút so với hàng khuy đã thùa. Nếu khuy thùa dọc, tâm khuy trùng với tâm nút, nếu khuy thùa ngang, đầu khuy trùng với tâm nút.
- Đính nút vào vị trí.
- Xâu chỉ 2 sợi, tết nút 1 đầu.
- Dấu nút chỉ vào giữa chân nút ở mặt phải của quần áo.
- Lên kim qua lỗ nút, xuống kim qua lỗ thứ 2 xuống dưới vải nẹp 3÷4vòng chỉ để đính nút với nẹp áo.
- Chân nút đính cao từ 0.2÷0.5cm tuỳ theo các loại nút và loại vải quần áo. Sau đó quấn chân nút cho đều, lại mũi phía mặt trái vải, cắt sát chỉ.
Hình KỸ THUẬT MAY CƠ BẢN.21. Đính các loại nút
- Cách đính từng loại nút.
Nút không chân 2 lỗ (hình 1.22a,b).
Nút không chân 4 lỗ (hình 1.22.c, đ, e, g).
Nút có chân. Đặt chân nút vào vị trí đính nút. Có thể cắt 1 miếng vải lót ở
nẹp áo dưới chân nút. Lên kim ngang dấu đính nút, luồn kim từ lỗ này sang lỗ kia, xuống kim qua lớp vải nẹp, rồi lên, kéo sát chỉ để nút nằm im trên vải. Tiếp tục giăng chỉ nhiều lần, cho đủ chắc rồi quấn chân nút. Lại mũi, cắt chỉ ở mặt trái vải.
Chú ý: Đính nút có lỗ sao cho các đường chỉ trên hàng nút có hướng giống nhau.
Yêu cầu kỹ thuật: Nút được đính chắc chắn, ứng với lỗ tâm khuy để khi cài êm phẳng. Chân nút gọn, không dúm và quấn cao bằng chiều dày của đầu khuy.
Ứng dụng: Nút không chân, nhỏ, đính vào áo sơ mi, áo quần trẻ em. Nút có chân, kích thước thường lớn hơn, đính vào áo khoác, veston...