KỸ THUẬT MAY ÁO SƠ MI NAM DÀI TAY

Một phần của tài liệu Giáo trình may công nghiệp (Trang 131 - 135)

Chương I. KỸ THUẬT MAY ÁO SƠ MI NAM – NỮ

Bài 2. KỸ THUẬT MAY ÁO SƠ MI NAM DÀI TAY

THUẬT MAY ÁO SƠ MI NAM DÀI TAY I. Hình vẽ phát họa mẫu

Mặt trước Mặt sau

Hình CÔNG NGHỆ MAY TRANG PHỤC I.68. Áo sơ mi nam dài tay

II. Cấu trúc

Hình 3.4. Chi tiết áo sơ mi nam dài tay

Bảng số lượng chi tiết áo sơ mi nam dài tay:

STT Tên chi tiết Số lượng

Ghi chú Vải chính Keo

1 Thân trước trái 1

2 Thân trước phải 1

3 Thân sau 1

4 Đô áo 2

5 Tay áo 2 Đối xứng

6 Lá cổ 2 1

7 Chân cổ 2 1

8 Thép tay lớn 2 Đối xứng

9 Thép tay nhỏ 2

10 Túi ngực 1

11 Măng sét 4 2

12 Nẹp 1

Tổng số 20 5

III. Quy trình may áo sơ mi nam Bước 1. Ép keo chi tiết.

 Ép keo giấy nẹp áo.

 Ép keo vải chân cổ, lá cổ.

Bước 2. Ủi gấp nẹp áo + May nẹp áo.

 Ủi gấp nẹp áo vào mặt trái vải theo đường phấn đã lấy dấu.

 May mí nẹp áo cách đều mép vải theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bước 3. Sang dấu túi + May túi (túi đắp).

 Vị trí túi: lấy dấu từ trên vai con xuống, từ ngoài nẹp vào theo thông số kỹ thuật.

 May túi:

 Ủi gấp miệng túi, diễu miệng túi.

 Ủi túi theo rập thành phẩm.

 Tra túi vào thân sau theo vị trí đã lấy dấu, đặt túi vào điểm đã lấy dấu, may mí hoặc diễu theo yêu cầu. Chặn miệng túi theo yêu cầu (song song, tam giác, thẳng).

Lưu ý: Các đường mí, diễu phải đều và song song với nhau.

Bước 4. Ráp đô vào thân sau + diễu đô.

 Ráp đô: Đặt đô trong nằm dưới, mặt phải hướng lên. Đặt thân sau lên đô trong, mặt phải của thân hướng lên trên. Đặt lớp đô ngoài trên cùng và đặt sao cho đường may của 3 lớp trùng nhau, may dính 3 lớp lại với nhau theo đường may đã thiết kế (thường 1cm).

 Diễu đô: Lật đô lên phía trên, cạo hoặc ủi cho sát đường may, mí theo yêu cầu kỹ thuật.

Bước 5. Ráp vai con.

 Đặt hai thân trước lên thân sau theo đường ráp vai con, hai mặt trái úp vào nhau. Kế tiếp cuộn toàn bộ thân áo lên đến đô, lộn lớp đô ra mặt trái và xếp cho đường vai con của đô trùng với vai con của thân áo.

 Ráp vai con cách mép vải theo đường thiết kế.

 Lộn đô ra mặt phải.

 Cạo hoặc ủi cho sát đường ráp vai con, diễu vai con 0.1cm.

Bước 6. May cổ áo.

Bước 7. Lấy dấu + Tra cổ vào thân.

Bước 8. May thép tay.

 Ủi thép tay lớn nhỏ (theo rập)

 Lấy dấu, xẻ thép tay.

 May kẹp mí thép tay nhỏ.

 May chặn lưỡi gà thép tay.

 May kẹp mí thép tay lớn và chặn thép tay (song song hoặc tam giác).

Bước 9. Tra tay vào thân + vắt sổ vòng nách tay.

 Tra tay vào thân.

 Vắt sổ vòng nách tay.

 Diễu vòng nách tay theo yêu cầu kỹ thuật.

Bước 10. Ráp sườn + Vắt sổ sườn.

 Ráp sườn thân, sườn tay theo đường thiết kế.

 Vắt sổ sườn thân, sườn tay.

Bước 11. May lai áo

Ủi gấp lai áo lên và diễu lai 0.5cm (khi may lai lật đường may sườn về phía thân sau).

Bước 12. Lấy dấu + thùa khuy, đính nút.

Khoảng cách giữa các khuy và nút trên áo sơ mi nam thường từ 8÷9cm.

Bước 13. Cắt chỉ, kiểm tra, ủi hoàn thiện sản phẩm.

 Dùng kéo bấm chỉ dư, ủi thành phẩm.

 Kiểm tra các đường lắp ráp, thông số, các đường diễu, mí… xem có đạt yêu cầu kỹ thuật không.

IV. Yêu cầu kỹ thuật

 Đường kim mũi chỉ đẹp, không nhăn, rút.

 Đảm bảo thông số kích thước theo quy định.

 Phải đảm bảo sự đối xứng, bằng nhau của các chi tiết sau:

+ Hai đầu lá bâu, chân bâu.

+ Hai họng cổ thân trước.

+ Hai đầu vai.

+ Hai ply thân sau (nếu có).

+ Hai đinh áo.

+ Hai sườn áo, sườn tay.

+ Hai dài tay, trụ tay, manchette, ply tay (nếu áo tay dài).

 Bâu áo đứng, ôm, không bị dộp keo.

 Cạnh ngoài của túi áo phải song song với đinh áo.

 Măng sét khi tra xong phải thẳng, hai đầu manchette không bị chồm mép vải vô bên trong.

 Lai áo phải đều, không nhăn, không vặn.

 Các điểm khuy, nút phải đúng thông số, khoảng cách phải bằng nhau…

V. Các sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

STT Sai hỏng Nguyên nhân Cách khắc phục

1 Thông số không đảm bảo.

Bán thành phẩm sai kích thước.

Đường may không đúng quy cách.

Kiểm tra bán thành phẩm trước khi may.

May đúng phương pháp.

2

Diễu lai áo, lai tay, nẹp áo, miệng túi không đều.

Do lấy dấu không chính xác.

Lấy dấu may cho chính xác hoặc dùng cữ gá lắp.

3

Cổ áo không đối xứng hai bên;

diễu, mí cổ không đều, bị sụp mí.

Làm chưa đúng kỹ thuật.

Kiểm tra điểm lấy dấu trên thân và trên cổ áo.

Khi may mí, diễu phải vuốt cho êm phẳng, diễu, mí phải đều và đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

4 Tay áo bị lệch đầu vai.

Điểm giữa đầu vai và đầu tay không trùng vòng nách tay và vòng nách tay không khớp

Kiểm tra điểm lấy dấu tay và vai. Vòng nách tay lớn hơn vòng nách thân 1÷1.5cm.

Bài tập:

Bài tập 1: Chỉnh sửa hoàn chỉnh rập bán thành phẩm áo sơ mi theo số đo ni.

Bài tập 2: Thực hiện theo trình tự sau để lắp ráp hoàn thiện sản phẩm áo sơ mi nam dài tay:

 GSĐ và cắt đầy đủ các chi tiết áo sơ mi + ép keo.

 May nẹp, xẻ trụ tay + tra Măng sét.

 May miệng túi, đóng túi.

 Ráp vai, ráp đô, diễu đô.

 Tra tay, diễu tay.

 May bâu, tra cổ.

 Hoàn thiện áo sơ mi nam dài tay.

Một phần của tài liệu Giáo trình may công nghiệp (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(160 trang)
w