Biện pháp thi công bấc thấm

Một phần của tài liệu Tiểu luận địa kỹ thuật, đại học gtvt, MHV4145064 (Trang 21 - 24)

Chương II THUYẾT MINH BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU

3. Biện pháp thi công bấc thấm

Bấc thấm sẽ được tiến hành thi công sau khi thi công lớp đệm cát đạt độ dày 25cm.

Yêu cầu vật liệu thi công:

Vật liệu PVD sẽ được nhà thầu mua từ các nhà cung cấp vận chuyển đến công trường.

Vật liệu trước khi vận chuyển đến công trường đưa vào thi công đều được lấy mẫu thí nghiệm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dự án và được sự chấp thuận của KSTV. Vật liệu PVD phải tuân thủ các quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam 22TCN626-2000 như Bảng sau:

Đặc tính của lớp vỏ và lõi PVD Tiêu chuẩn Yêu cầu Kích thước bên ngoài của ô dệt, um ASTM D4751-87 Dưới 75

Cường độ chịu kéo, kN ASTM d4632-91 Lớn hơn 1.6

Khả năng thoát nước áp suất 350kN/m2 ASTM D4716-87 qw 60.10-6 m3/sec

Hệ số thấm của lưới lọc ASTM D4491 ≥ 1.0-4m/sec

Cường độ căng kéo tương đương độ căn kéo dưới 10%

cho cường độ kháng ngắt quãng trong khi cắm PVD

ASTM 4595 ≥ 1KN/PVD

Bề rộng PVD Khoảng100mm±0.05mm

- Bấc thấm không được phép có các khiếm khuyết, vết rách, lỗ thủng hay vết nứt - Trong quá trình vận chuyển, bấc thấm phải được bọc bằng một lớp vỏ bọc có khả năng bảo vệ cao. Tại khu vực cất giữ, bấc thấm phải được bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời, bùn, bụi bẩn, rác rưởi và các chất có hại khác. Tất cả các bấc thấm dùng cho dự án phải được cấp chứng chỉ của nhà sản xuất.

- Cứ 2.000md lấy mẫu thí nghiệm 1 lần.

Bố trí thiết bị thi công:

Toàn bộ gói thầu có 7 đoạn xử lý đất yếu bằng phương pháp bấc thấm chiều dài trên tuyến 530m với khối lượng khoảng 185.000md. Nhà thầu dự kiến bố trí 2 mũi thi công bấc thấm với 2 máy cắm bấc thấm, 1 máy dự phòng và các phụ kiện kèm theo.

Quy trình thi công Bấc thấm:

- Tập kết vật liệu, thiết bị thi công

- Kiểm tra máy, vật liệu trước khi tiến hành thi công

- Triển khai mặt bằng thi công, xác định các vị trí bấc thấm theo hàng dọc, ngang đúng bản vẽ thiết kế thi công, đánh dấu các vị trí.

- Đưa máy cắm bấc thấm vào vị trí (quá trình cấm bấc thấm máy đi giật lùi tránh đi đè lên các vị trí bấc thấm đã cắm).

- Lắp bấc thấm vào trục tâm và điều khiển máy đưa đầu trục tâm đến vị trí đặt bấc.

- Gắn đầu neo vào đầu bấc thấm với chiều dài bấc thấm được gấp lại tối thiểu 30cm và được ghim bằng ghim thép.

Hình ảnh minh họa thi công bấc thấm

- Ấn trục tâm đã được gắn bấc thấm đến độ sâu thiết kế với tốc độ đều (0.10-0.15m/s).

- Sau khi cắm xong bấc thấm kéo trục tâm lên, khi trục tâm được kéo lên hết, dùng kéo cắt đứt bấc thấm sao cho còn lại ≥ 20cm đầu bấc nhô lên trên lớp đệm cát và quá trình lại bắt đầu lại từ đầu đối với vị trí cắm bấc tiếp theo.

- Trong quá trình thi công nếu hết 1 cuôn bấc thấm, tiến hành nối bấc thấm với cuộn tiếp theo, nối chồng 2 đầu bấc thấm với chiều dài nối tối thiểu là 30cm, ghim chặt bằng ghim thép.

- Trong trường hợp đang thi công ấn bấc thấm chưa đến độ sâu thiết kế mà không ấn xuống được nữa thì nhà thầu sẽ báo cáo KSTV, xin ý kiến KSTV cho phép dừng tại đó và định vị trí ấn bấc thấm sang chổ lân cận trong phạm vi do Tư vấn chấp thuận hay chỉ định.

- Sau khi ấn đặt bấc thấm xong, dọn sạch các mảnh vụn bấc thấm và mọi chất thải khác rơi vải trên mặt bằng.

- Hoàn thành cắm bấc thấm, tiến hành đắp lớp đệm cát phía trên.

- Trường hợp khi gặp chướng ngại vật dưới lòng đất, không xuyên qua được, đứt thì nhà thầu sẽ cắm thay thế tại điểm gần nhất theo chỉ định của kỹ sư tư vấn.

- Trường hợp gặp chướng ngại vật, vướng mặt bằng như đường dây điện … nhà thầu sẽ cắm bấc thấm xiên góc so với phương thẳng đứng theo chỉ định của kỹ sư tư vấn. Nếu góc xiên quá lớn nhà thầu sẽ xin ý kiến của kỹ sư tư vấn cho cắm thay thế tại điểm gần nhất theo chỉ định của kỹ sư tư vấn.

Sơ đồ thi công bấc thấm

Một phần của tài liệu Tiểu luận địa kỹ thuật, đại học gtvt, MHV4145064 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w