Những kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ kế toán dự phòng giảm giá tài sản

Một phần của tài liệu Bàn về hạch toán chi phí dự phòng giảm giá tài sản (Trang 31 - 35)

1. Những kiến nghị đối với chế độ hiện hành

1.1. Thống nhất giữa thông tư 13/TT-BTC và quy định của chế độ kế toán hiện hành về dự phòng giảm giá tài sản

Theo thông tư 13/TT-BTC, việc hoàn nhập các khoản dự phòng được ghi tăng doanh thu( thu nhập) tương ứng với các hoạt động có liên quan đến đối tượng dự phòng, chẳng hạn như hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thu nhập khác. Trong khi đó, theo chế độ kế toán Việt Nam 2006, hoàn nhập các khoản dự phòng bằng cách ghi giảm chi phí của các hoạt động liên quan đến đối tượng lập dự phòng.

Dự phòng phản ánh cách tiếp cận thận trọng: ghi nhận trước 1 khoản chi phí chưa chi ra nhưng có thể xảy ra trong tương lai. Một khi chi phí đó không chi ra ( tổn thất không xảy ra), khoản trích sẽ phải được hoàn nhập. Ngược lại với trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận trong kỳ việc hoàn nhập sẽ làm tăng lợi nhuận trong kỳ. Theo lập luận này, hoàn nhập dự phòng dù bằng cách ghi giảm chi phí hay tăng thu nhập , đều hợp lý vì cuối cùng đều dẫn đến tăng lợi nhuận trong kỳ. Điều khác biệt nhỏ ở đây là cách thức điều chỉnh tăng lợi nhuận: hoàn nhập bằng cách ghi giảm chi phí sẽ gián tiếp tăng lợi nhuận còn hoàn nhập tăng thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng lợi nhuận.

Đế đảm bảo sự thống nhất em xin đưa ra 1 đề xuất là nên quy định thống nhất hoàn nhập dự phòng của tất cả các khoản dự phòng đã lập đều được ghi tăng thu nhập. Phương án này một mặt đảm bảo tính thống nhất, mặt khác đơn giản hóa nghiệp vụ kế toán xử lý dự phòng nhưng vẫn phản ánh được bản chất của hoàn nhập dự phòng. Đây cũng là phương án mà một số nước có nền kế toán khá phát triển như các nước Tây Âu áp dụng.

1.2. Loại bỏ dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và sản phẩm dở dang

Như đã lập luận ở phần trên thì việc đưa nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và sản phẩm dở dang vào đối tượng dược trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là không cần thiết và hơn nữa gây thêm phiền phức cho doanh

nghiệp. Thực tế là các doanh nghiệp cũng khó mà áp dụng được đầy đủ những quy định trong thông tư .

Vì vậy em đề xuất là nên bỏ 3 lọai hàng tồn kho trên ra khỏi danh sách đối tượng được trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Trong lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho em thiết nghĩ chúng ta cũng có thể học tập phương pháp trong chuẩn mực kế toán quốc tế: Đó là việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho hoặc gộp nhóm các mặt hàng giống nhau và có liên quan đến nhau. Như thế sẽ giúp công tác kế toán liên kết được các thông tin về hàng tồn kho chứ không tách biệt chúng ra.

1.3. Quy định rõ hơn đối với cổ phiếu OTC và lập dự phòng tại các công ty chứng khoán

Đối với cổ phiếu OTC, điều kiện để được trích lập dự phòng là giá trị thị trường vào thời điểm lập các Báo cáo tài chính nhỏ hơn giá trị ghi sổ. Các cổ phiếu này lại không có giá thị trường chính thức nên khó xác định giá thị trường là bao nhiêu. Cơ quan thuế các tỉnh, thành phố cũng có cách hiểu khác nhau về giao dịch chứng khoán tự do. Có nơi hiểu thị trường OTC là trao đổi tự do nên phải được trích lập dự phòng. Có nơi lại cho rằng OTC không phải là tự do nên nếu trích lập sẽ bị gạt ra, thậm chí là bị xử phạt.

Trước tình trạng này em kiến nghị Bộ Tài Chính nên có những quy định cụ thể hơn về cổ phiếu OTC. Ví dụ với cổ phiếu OTC thì có thể so sánh với 1 doanh nghiệp tương tự đã niêm yết để xác định mức giá thị trường của loại cổ phiếu này vào thời điểm lập dự phòng.

Một vấn đề nữa là theo thông tư 13/TT-BTC thì các công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ được thực hiện trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính thì các công ty chứng khoán lại không được trích lập. Nhưng hiện nay không ít các công ty chứng khoán, nhất là những công ty có quy mô vốn lớn, thông qua hoạt động tự doanh của mình đã thực hiện đầu tư khá nhiều vào chứng khoán cả niêm yết và không niêm yết. Vì không được quy định nên

việc trích lập dự phòng cho hoạt động này nên mỗi doanh nghiệp có cách hành xử khác nhau.

Vì vậy em kiến nghị nên cho phép cả các công ty chứng khoán được trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán để bảo đảm sự công bằng hơn cho các doanh nghiệp này.

1.4. Tách VAT khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Như đã phân tích ở trên thì việc tính dự phòng nợ phải thu khó đòi trên số nợ phải thu khó đòi có cả VAT là không hợp lý và gây thiệt thòi cho doanh nghiệp. Vì vậy theo em để giải quyết tồn tại này và cũng là để phù hợp với thông lệ quốc tế chế độ nên quy định trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi dựa trên số nợ phải thu ngoài VAT.

1.5. Linh hoạt hơn trong việc quy định thời hạn và tỷ lệ được trích lập dự phòng với nợ khó đòi

Theo quy định hiện hành với những khoản nợ phải thu khó đòi có tuổi nợ quá hạn từ 3 tháng trở lên mới trích lập dự phòng. Điều này cũng có thể khiến doanh nghiệp không sớm có được khoản dự trữ cho những thiệt hại có thể xảy ra khi mất nợ. Vì vậy em kiến nghị Bộ Tài Chính nên quy định bất cứ khoản nợ nào đến hạn thanh toán trong năm mà chưa thu hồi được thì ngay lập tức chuyển toàn bộ số nợ phải thu đó sang nợ quá hạn và tiến hành trích lập dự phòng cho khả năng không thu hồi được nợ.

Đối với từng loại doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, và bản thân từng món nợ khác nhau thì tuy tuổi nợ quá hạn giống nhau nhưng khả năng mất là khác nhau . Vì vậy áp dụng 1 tỷ lệ trích cố định với mỗi khoản thời gian nợ quá hạn là không hợp lý. Chế độ cũng nên để cho các doanh nghiệp có 1 sự tự chủ nhất định trong việc xác định mức tỷ lệ trích đối với mỗi khoản nợ của doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm hoạt động của họ.

2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán dự phòng giảm giá tài sản tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Để tăng cường hiệu quả của công tác kế toán nói chung và kế toán dự phòng giảm giá tài sản nói riêng doanh nghiệp cần phải tăng cường trình độ của kế toán viên bằng cách thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo bổ sung kiến thức và tuyển vào những kế toán viên giỏi, có đạo đức nghề nghiệp tốt.

Việc trích lập dự phòng phải được xem xét và đối chiếu với những năm trước đó.

Đối với khách hàng mua chịu thì doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng đó, thực hiện các biện pháp đòi nợ nhất là đối với những khoản nợ sắp đến hạn trả. Khi nợ quá hạn thì tiến hành thúc nợ và tìm hướng giải pháp cho những khoản nợ quá hạn.

Đối với hàng tồn kho thì phải có sổ sách theo dõi riêng những hàng hóa kém phẩm chất. Việc xác định giá trị thuần của hàng tồn kho cuối kỳ phải do những người có chuyên môn tiến hành và phải thực hiện chu đáo.

Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào 1 loại chứng khoán nào đó và có sự cập nhật giá của chúng trên thị trường 1 cách thường xuyên.

Doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng chế độ để thực hiện cho đúng để được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình: Ví như không nên mua cổ phiếu không được tự do giao dịch hay mua bán hàng hóa mà không có hóa đơn kèm theo....

Một phần của tài liệu Bàn về hạch toán chi phí dự phòng giảm giá tài sản (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w