Tình hình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng Sơn (Trang 33 - 48)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC

2.2.2. Tình hình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở

Xét theo nội dung chi, chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở được chia làm 4 nhóm:

- Chi cho con người.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn.

- Chi mua sắm, sửa chữa.

- Các mục chi khác.

Sự biến động của mỗi nhóm mục do nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều ảnh hưởng đến tổng số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở. Do đó để đánh giá được công tác quản lý, sử dụng kinh phí Giáo dục trung học cơ sở ở huyện Chi Lăng ta cần phải xem xét, đánh giá từng nhóm chi cụ thể.

2.2.2.1. Chi cho con người

Đây là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục Trung học cơ sở. Nhóm chi này nhằm đảm bảo hoạt động cho bộ máy các trường Trung học cơ sở mà cụ thể là đáp ứng trực tiếp nhu cầu vật chất, phục vụ đời sống sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Muốn nâng cao chất lượng Giáo dục thì trước hết phải nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, giáo viên. Do đó nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở (trên 91%).

Nhóm mục chi này bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng, tiền thưởng, phúc lợi tập thể (nước uống, tàu xe nghỉ phép năm, trợ cấp lần đầu cho giáo viên đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), các khoản đóng góp (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn), các khoản thanh toán cho cá nhân (trợ cấp đi học) theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành .Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát các khoản chi thuộc nhóm mục này như sau :

- Đối với các khoản tiền lương, có tính chất lương, học bổng Kho bạc nhà nước căn cứ vào bảng Đăng ký biên chế quỹ lương, học bổng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt .Khi có nhu cầu chi, đơn vị sử dụng ngân sách lập giấy rút dự toán ngân sách bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản kèm theo các hồ sơ, chứng từ gửi tới Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục thanh toán hoặc tạm ứng ngân sách. ( Xem bảng 2.2)

Bảng 2.2- Tình hình chi thường xuyên

cho con người của ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở

Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dự toán Thực hiện

Dự toán Thực hiện

Dự toán Thực hiện

Tổng chi 6.180 8.270 7.760 8.028 7.840 9.216

Trong đó :

Tiền lương – Mục 100 2.919 3.843 3.350 3.589 3.310 4.573

Tiền công- Mục 101 150 154 70 74 80 81

Phụ cấp lương - Mục 102 1.750 2.917 2.950 2.998 2.900 2.927

Học bổng (Trường Dân tộc nội trú)- Mục 103 390 392 390 389 390 386

Tiền thưởng – Mục 104 90 14 90 92 90 90

Phúc Lợi tập thể - Mục 105 21 75 20 17 20 60

Các khoản đoáng góp - Mục 106 810 827 835 810 1.000 1.052

Thanh toán các nhân - Mục 108 50 48 55 59 50 47

(Nguồn số liệu : Kho bạc nhà nước Chi Lăng)Năm 2004 chi cho con người chiếm 92,07% với số tiền là 8.270 triệu đồng; năm 2005 chiếm 92,33%

với số tiền là 8.028 triệu đồng và năm 2006 chiếm 91,53% tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở với số tiền là 9.216 triệu đồng.

Số tiền chi cho con người năm 2005 so với năm 2004 giảm 242 triệu đồng trong đó tiền lương giảm 254 triệu đồng thứ nhất là do số giáo viên nghỉ chế độ Bảo hiểm xã hội nhiều (nghỉ ốm, thai sản, hưu trí) thứ hai là số giáo viên chuyển đến có hệ số lương cơ bản thấp hơn số giáo viên chuyển đi.

Tiền công giảm 80 triệu đồng là do cắt giảm hợp đồng lao động. Học bổng giảm 3 triệu đồng.

Phúc lợi tập thể năm 2005 giảm 58 triệu đồng so với năm 2003 lý do là năm 2004 chi trợ cấp lần đầu theo nghị định 35/2001/NĐ- CP ngày 09/7/2001 của Chính phủ (nay là nghị định 61/2006/NĐ- CP ngày 20/6/2006) cho giáo viên đến nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của 2 năm 2002 và 2003.

Các khoản đóng góp giảm 17 triệu đồng là do giáo viên nghỉ thai sản không phải nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phụ cấp lương năm 2005 tăng so với năm 2004 là 81 triệu đồng là do tăng tiền thêm giờ bởi vì cắt giảm hợp đồng lao động. Năm 2004 tiền thưởng là 14 triệu đồng năm 2005 là 92 triệu đồng tăng 78 triệu đồng là do năm 2004 tiền thưởng thi đua của 1số trường chưa được thanh toán. Trợ cấp đi học tăng 11 triệu đồng là do số giáo viên đi học tăng lên.

* Số tiền chi cho con người năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.188 triệu đồng trong đó tiền lương tăng 984 triệu đồng là do tháng 10/2004 Nhà nước điều chỉnh hệ số lương cơ bản nhưng sangđầu năm2006 mới được truy lĩnh và hưởng theo hệ số mới, thứ hai là do tăng biên chế và tăng do nâng bậc lương

theo định kỳ. Tiền công tăng 7 triệu đồng là do tăng mức tiền công hợp đồng.

Trợ cấp lần đầu theo nghị định 35/2001/NĐ- CP ngày 09/7/2001 của Chính phủ (nay là nghị định 61/2006/NĐ- CP ngày 20/6/2006) năm 2005 tăng 43 triệu đồng so với năm 2004 là do có chủ trương tăng cường giáo viên trẻ có năng lực mới ra trường đến nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Các khoản đóng góp tăng 242 triệu đồng là do điều chỉnh hệ số lương, do tăng biên chế và nâng bậc lương. Năm 2005 số giáo viên tương đối đủ nên tiền thêm giờ (phụ cấp lương) giảm so với năm 2004 là 71 triệu đồng. Tiền thưởng giảm 2 triệu đồng, học bổng giảm 3 triệu đồng.

Trợ cấp đi học giảm 12 triệu đồng là do một số giáo viên đi học các năm trước đã ra trường chưa tuyển lớp mới.

2.2.2.2. Chi nghiệp vụ chuyên môn

Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn từ mục 109 đến mục119 (trừ 118) theo mục lục ngân sách nhà nước bao gồm chi mua sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu chuyên môn (sổ điểm, sổ đầu bài...) đồ dùng học tập giảng dạy thí nghiệm; chi mua học phẩm (bút viết, giáo án, phấn); chi trang phục cho giáo viên dạy thể dục; chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành như thi học sinh Giỏi, Hội giảng Giáo viên Giỏi, thi giải toán trên máy tính, hội khỏe Phù đổng, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học, thi tìm hiểu An toàn giao thông, phòng chống Ma túy ...

Căn cứ vào nhóm mục chi chuyên môn nghiệp vụ trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các tiêu chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn khi có nhu cầu đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị sử dung ngân sách nhà nước và các hồ sơ chứng từ có liên quan gửi đến Kho bạc

nhà nước và thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng cho đơn vị ( bảng 2.3)

Bảng 2.3- Tình hình chi thường xuyên nghiệp vụ chuyên môn từ ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dự toán thực hiện Dự toán thực hiện Dự toán thực hiện

Tổng chi 240 218 290 293 360 349

Trong đó

Học phẩm 50 48 50 54 115 126

In, mua ấn chỉ 5 2 5 10 10 4

Trang phục thể dục 5 3 5 5 5 2

Sách , tài liệu 30 21 30 32 30 30

Chi nghiệp vụ ngành 150 144 200 192 200 187

(Nguồn số liệu : Kho bạc nhà nước Chi lăngNăm 2004 chi cho nghiệp vụ chuyên môn chiếm 2,43% với số tiền là 218 triệu đồng; năm 2005 chiếm 3,37% với số tiền là 293 triệu đồng và năm 2006 chiếm 3,47% tổng số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở với số tiền là 349 triệu đồng. Số chi nghiệp vụ chuyên môn tăng lên hàng năm nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Xét về tỷ trọng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho nghiệp vụ chuyên môn của bậc học Trung học cơ sở trong tổng số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục là rất nhỏ, xếp thứ 3 sau nhóm chi cho con người và nhóm chi khác.

* Số tiền chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2004 là 218 triệu đồng, năm 2005 là 293 triệu đồng tăng 75 triệu đồng chủ yếu là tăng chi cho các hội thi nghiệp vụ chuyên môn đặc thù của ngành.

* Số tiền chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2006 là 349 triệu đồng tăng 56 triệu đồng so với năm 2005 chủ yếu là tăng chi mua học phẩm cho giáo viên do sự biến động của giá cả.

Để phục vụ tốt cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học cần phải tăng chi cho nhóm mục chi này. Mấy năm qua số tiền chi cho nghiệp vụ chuyên môn có tăng lên hàng năm nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể, đây mới là mức chi tối thiểu để duy trì các hoạt động thường xuyên của ngành. Do đó muốn nâng cao chất lượng cần phải tăng chi cho nhóm mục này để đầu tư thêm sách tham khảo cho giáo viên, đồ dùng cho thí nghiệm, cho giáo viên đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở các trường chuẩn Quốc gia, trường điểm.

2.2.2.3. Chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ

Mục tiêu tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa là một trong những mục tiêu cơ bản là điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy và học. Tuy nhiên với nguồn kinh phí chi thường xuyên như hiện nay không thể đủ để thực hiện mục tiêu đó. Kinh phí chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục Trung học cơ sở nói riêng chỉ có thể dùng một phần rất nhỏ để sửa chữa thường xuyên trường, lớp, bàn ghế và mua sắm một số đồ dùng phục vụ nhu cầu tối thiểu cho việc dạy và học, mua sắm trang thiết bị, cải tạo, sửa chữa nâng cấp các trường học, xây dựng thêm các hạng mục công trình phụ như : Xây dựng nhà để xe cho giáo viên, học sinh, xây tường rào,...

Nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi thường xuyên được giao của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm các mục 118, 144,145 của mục lục ngân sách hiện hành. Căn cứ vào để nghị của đơn vị sử dụng ngân sách và hoá đơn chứng từ , Kho bạc nhà nước thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua đơn vi sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ (xem bảng 2.4)

Bảng 2.4- Tình hình chi thường xuyên mua sắm, sửa chữa từ ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện

Tổng chi 100 54 100 55 100

Trong đó

Chi sửa chữa nhỏ 50 25 50 21 50 24

Chi mua sắm tài sản cố định 50 29 50 34 50 75

(Nguồn số liệu : Kho bạc nhà nước Chi lăng)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình chi mua sắm, sửa chữa là rất nhỏ. Năm 2004 số tiền chi là 54 triệu đồng chiếm 0,60%; năm 2005 số tiền chi là 55 triệu đồng chiếm 0,63%; năm 2006 số tiền chi là 99 triệu đồng chiếm 0,98%

tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở.

Trong đó:

- Chi mua sắm: số chi cho mục này năm 2004 là 29 triệu đồng chiếm 53,7%; năm 2005 là 34 triệu đồng chiếm 61,8%; năm 2006 là 75 triệu đồng chiếm 75,8% tổng chi cho nhóm mục này. Số chi năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng số tăng không đáng kể.

- Chi sửa chữa nhỏ: số chi cho mục này năm 2004 là 25 triệu đồng;

năm 2005 là 21 triệu đồng; năm 2006 là 24 triệu đồng. Số chi về cơ bản là ổn định, ít biến động.

2.2.2.4. Các khoản chi khác

Các khoản chi khác gồm chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, báo tạp chí, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, và các khoản chi khác. Nhóm chi khác chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi cho con người, nhóm chi này có tỷ trọng lớn hơn nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn. Nếu như tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn năm 2004 chiếm 2,43%; năm 2005 chiếm 3,37%; năm 2006 chiếm 3,47% thì tỷ trọng chi khác năm 2004 là 4,9%; năm 2005 giảm xuống còn 3,77% và năm 2006 là 4,02%

tổng số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở.

Một số khoản như: tiền điện, tiền nước sinh hoạt, điện thoại... nếu đơn vị bán hàng có tài khoản ở Ngân hàng hoặc Kho bạc thì các đơn vị sử dụng

Ngân sách phải chi bằng chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước huyện. Tất cả các khoản chi phải đảm bảo có đầy đủ hóa đơn chứng từ theo quy định.

Đây là nhóm mục chi tương đối phức tạp, một số nội dung chi chưa có định mức chi cụ thể như chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi mua vật tư văn phòng... Do đó trong quá trình quản lý chi nhóm mục này cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo duy trì được hoạt động thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách. Tình hình chi của nhóm mục chi khác được thể hiện qua bảng sau xem bảng 2.5

Bảng 2.5- Tình hình chi thường xuyên các khoản chi khác từ ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở

Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện

Tổng chi 380 440 350 328 400 405

Trong đó

Thanh toán dịch vụ công cộng 30 28 30 32 40 48

Vật tư văn phòng 40 41 40 41 60 63

Thông tin, tuyên truyền,liên lạc 60 59 50 52 50 45

Hội nghị 10 9 10 9 10 10

Công tác phí 110 115 80 74 100 95

Chi phí thuê mướn 20 19 20 10 10 12

Chi khác 110 169 120 110 120 132

(Nguồn số liệu : Kho bạc nhà nước Chi lăng)

thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở. Trong đó chi khác (mục 134) là 169 triệu đồng chiếm 38,4% tổng chi của nhóm mục này. Số chi khác nhiều là do chi trợ cấp thăm quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo nghị định 35/2001/NĐ- CP ngày 09/7/2001 của Chính phủ (nay là nghị định 61/2006/NĐ- CP ngày 20/6/2006) cho các đối tượng là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2002- 2003 năm học 2003- 2004. Do đặc thù của miền núi các xã cách trung tâm huyện lỵ rất xa có xã đi đến trung tâm huyện là 50km cho nên số chi cho công tác phí cũng rất lớn. Năm 2004 số chi công tác phí (mục113) là 115 triệu đồng chiếm 26,1% tổng chi của nhóm mục này. Tiếp đến là chi thông tin tuyên truyền liên lạc gồm tiền báo, tạp chí và cước phí điện thoại cố định chiếm 13,4% tổng chi cho nhóm mục này với số tiền là 59 triệu đồng.

Các mục chi khác như dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, hội nghị, chi phí thuê phương tiện vận chuyển chiếm rất nhỏ dưới 10% tổng chi cho nhóm mục này.

Năm 2005 các khoản chi khác là 328 triệu đồng chiếm 3,77% tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở, so với năm 2003 giảm 112 triệu đồng. Trong đó chi khác (mục 134) giảm nhiều nhất là 59 triệu đồng là do chi trợ cấp thăm quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo nghị định 35/2001/NĐ- CP ngày 09/7/2001 của Chính phủ (nay là nghị định 61/2006/NĐ- CP ngày 20/6/2006) chỉ tính năm học 2004- 2005 nên mức chi cho một người ít hơn và số lượt người cũng ít hơn. Chi công tác phí (mục113) giảm 41 triệu đồng không phải là do quản lý tốt hơn mà do chưa có nguồn để thanh toán, số công tác phí chưa thanh toán chuyển sang năm 2006 thanh toán. Các mục chi còn lại về cơ bản là ổn định, tăng

giảm không đáng kể so với năm 2004.

Năm 2006 các khoản chi khác là 405 triệu đồng chiếm 4,02% tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở tăng 77 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó chi khác (mục 134) tăng 22 triệu đồng là do số đối tượng đạt tiêu chuẩn đi thăm quan học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo nghị định 35/2001/NĐ- CP ngày 09/7/2001 của Chính phủ (nay là nghị định 61/2006/NĐ- CP ngày 20/6/2006) nhiều hơn năm học 2005- 2006 và do sự biến động của giá cả thị trường.

Chi công tác phí (mục113) tăng 21 triệu đồng là do thanh toán bổ sung số công tác phí tồn đọng năm 2004 và do Bộ Tài chính điều chỉnh mức chi công tác phí. Vật tư văn phòng (mục110) tăng 22 triệu đồng so với năm 2005 là do trong năm đã mua bổ sung một số đồ dùng cho các trường. Chi thanh toán dịch vụ công cộng (mục109) tăng 16 triệu đồng là do các phòng học cao tầng xây mới đều được trang bị hệ thống điện chiếu sáng đầy đủ và do giá xăng dầu tăng lên dẫn đến chi cho dịch vụ công cộng tăng. Các mục chi còn lại về cơ bản là ổn định, tăng giảm không đáng kể so với năm 2005.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng Sơn (Trang 33 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w