Chương IV: VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
III. KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
+ Tiềm lực khoa học, công nghệ luôn luôn được tăng cường và phát triển
+ Khoa học, công nghệ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
+ Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từng bước được đổi mới
+ Trình độ nhận thức và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ của nhân dân ngày càng được nâng cao
b. Những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém - Hạn chế, yếu kém:
+ Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ còn thiếu, yếu, nhất là cán bộ đầu đàn. Cơ cấu ngành nghề bất cập, lực lượng bị lão hóa, thiếu lực lượng trẻ kế cận
+ Đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ còn thấp, nhất là trong lĩnh vực các doanh nghiệp. Chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc của đội ngũ các nhà khoa học còn chưa tương xứng
+ Hệ thống giáo dục – đào tạo, đào tạo nguồn lực cho khoa học, công nhệ, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội
+ Cơ chế quản lý khoa học, công nghệ vẫn còn kém hiệu quả, chậm đổi mới, cản trở phát triển sản xuất và khoa học, công nghệ
- Nguyên nhân của những yếu, kém:
+ Quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển khoa học, công nghệ của Đảng và Nhà nước chưa được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai đầy đủ
+ Năng lực của các cơ quan tham mưu, tổ chức, quản lý khoa học, công nghệ các cấp còn nhiều yếu, kém, nhất là ở cấp cơ sở.
2. Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam
Đảng CSVN rất quan tâm đến việc phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Hầu hết NQ của các kỳ đại hội Đảng đều có đề cập đến vấn đề này, có hẳn cả NQ riêng của hội nghị TW giữa nhiệm kỳ về phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo(NQTW2, 5, khóa VIII, NQTW6, khóa XI…) Đặc biệt, NQ Đại hội IV(1976) coi cách mạng khoa học – kỹ thuật là then chốt, Đại hội IX(2006) và X(2011): Khoa học và công nghệ là động lực, là mặt trận, là quốc sách hàng đầu a. Quan điểm cơ bản của Đảng CSVN về phát triển khoa học, công nghệ
- Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết giữ vững độc lập dân tộc
- Khoa học công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của các cấp, các ngành, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng
- Là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân
- Phát huy năng lực nội sinh, kết hợp tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ thế giới
- Phát triển khoa học công nghệ gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái, phát triển kinh tế nhanh, bền vững
b. Một số nội dung cơ bản của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam
- Đổi mới mạnh mẽ, cơ bản, toàn diện, đồng bộ cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học công nghệ
- Trí thức – nguồn nhân lực khoa học công nghệ, tài nguyên vô giá
- Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học công nghệ, phát huy vai trò dẫn đường của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Tích cực, chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế để phát triển khoa học công nghệ phục vụ CNH, HĐH đất nước
3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển khoa học, công nghệ những năm trước mắt
a. Nhiệm vụ khoa học công nghệ những năm trước mắt(5 nhiệm vụ) - Tạo động lực cho phát triển khoa học công nghệ
- Tạo vốn cho hoạt động khoa học công nghệ - Mở rộng và hợp tác quốc tế
- Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
- Đổi mới và hoàn thiện thể chế, hệ thống tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ
b. Những giải pháp chủ yếu(6 giải pháp)
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với khoa học công nghệ, đảm bảo vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học công nghệ
- Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động của khoa học công nghệ
- Tập trung xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ có tác động quyết định đến sự phát triển đất nước
- Phát huy và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ quốc gia - Phát triển thị trường khoa học công nghệ lành mạnh
- Tăng cường mở rộng hợp tác, hội nhập quốc tế theo hướng thiết thực, hiện đại, phù hợp thực tiễn đất nước.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích sự hình thành và phát triển của: khoa học, kỹ thuật, công nghệ và mối quan hệ giữa chúng.
2. Hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. Quan điểm cơ bản của Đảng CSVN về phát triển khoa học và công nghệ ở VN là như thế nào?
3. Hãy phân tích thuật ngữ phát triển xã hội, động lực phát triển xã hội. Vai trò động lực phát triển xã hội của khoa học, công nghệ được biểu hiện như thế nào?
Liên hệ thực tiễn VN.