1. Tạo lập môi trường pháp lý cho du lịch.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu cần thiết và là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, hoạt động du lịch có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, vì vậy một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Luật du lịch sẽ tạo môi trường pháp lý định hướng cho các doanh nghiệp du lịch phát triển, ngăn chặn các tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường nói chung và ngành kinh tế dịch vụ nói riêng đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường của đất nước. Hiện nay công tác xây dựng dự án luật du lịch đang được Tổng cục du lịch và các cơ quan hữu quan khẩn trương xúc tiến
và hoàn thiện dần trên cơ sở đóng góp ý kiến của các ngành chức năng và các doanh nghiệp hoạt động du lịch. Tin chắc rằng khi luật du lịch được chính thức ban hành sẽ là động lực để du lịch Việt Nam phát triển.
2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức du lịch.
Việc quản lý thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo lãnh thổ của ngành du lịch được thực hiện trên cơ sở điạ giới hành chính của từng tỉnh, thành phố.
Công tác phối hợp, tổng kết báo cáo với Tổng cục du lịch về việc thực hiện các quy hoạch, chiến lược du lịch còn chậm và thiếu thống nhất.
Để khắc phục hạn chế này, Tổng cục du lịch nên đề nghị với Chính phủ thành lập thêm một số Sở du lịch ở các tỉnh, tách khỏi Sở thương mại du lịch hoặc Văn phòng kinh tế tổng hợp. Việc đưa hoạt động du lịch dưới sự quản lý của các sở du lịch sẽ giúp tăng cường công tác quản lý Nhà nước cho toàn ngành trong việc triển khai thực hiện các quy hoạch du lịch doanh nghiệp do Tổng cục du lịch soạn thảo.
3. Sắp xếp, kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp làm du lịch
Đây là việc làm cần thiết tạo điều kiện cho việc quản lý các doanh nghiệp du lịch đạt hiệu quả. Việc sắp xếp kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp du lịch nên theo một số hướng sau:
- Củng cố và phát triển các doanh nghiệp du lịch có chuyên môn hoá cao, quy mô thích hợp.
- Thành lập các tập đoàn, các tổng công ty kinh doanh du lịch, khách sạn, khuyến khích phát triển các hình thức công ty cổ phần. Tạo quá trình khép kín
giữa kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển du lịch, kinh doanh điểm du lịch.
- Thành lập hiệp hội về du lịch trên cơ sở kinh doanh chính như lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch.
- Tiến hành công tác kiểm tra, thành tra các doanh nghiệp du lịch một cách thường xuyên.
Trong quá trình sắp xếp, kiện toàn lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước về du lịch cần chú ý đến việc tách hẳn chức năng quản lý kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước, làm cho các doanh nghiệp Nhà nước tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
4. Tăng cường phối hợp liên ngành nhằm cải cách, tháo gỡ một số vướng mắc trong du lịch.
Về thủ tục xuất nhập cảnh: Tổng cục du lịch cần phối hợp với bộ nội vụ và Tổng cục hải quan cải tiến hơn nữa thủ tục xuất nhập cảnh sao cho nhanh nhất, thuận tiện và an toàn nhất.
Chi phí về các loại dịch vụ: Hiện nay ở Việt Nam, cước phí viễn thông, điẹn, nước hay giá truy cập internet còn khá cao. Mặc dù gần đây đã xuất hiện một số đơn vị quan đội đưa ra cước phí viễn thông thấp hơn so với ngành bưu chính viễn thông Việt Nam như dịch vụ 171 và 178 song các dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân trong nước và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Vì vậy Tổng cục du lịch nên kiến nghị với chính phủ và các ngành liên quan giảm bớt cước phí điện thoại, điện nước, loại bỏ việc áp dụng chế độ 2 giá,
thực hiện một giá chung cho cả hai khách, nhằm đem lại sự công bằng cho khách quốc tế.
Về việc quản lý các điểm, khu du lịch: còn lỏng lẻo, chưa thống nhất, không phân định rõ trách nhiệm, dẫn dến tình trạng nhiều cấp ngành quản lý. Song trên thực tế lại chẳng có cấp ngành nào quản lý. Tổng cục du lịch nên xem xét và kiến nghị với chính phủ, ban hành những quy chế quản lý các điểm, khu du lịch nhằm đưa các hoat động tại các khu vực đó vào nề nếp.
Phối hợp chặt chẽ các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền các trương trình hành động quốc gia về du lịch,các chủ trương chích sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước ,thông tin du lịch trong nước và quốc tế nhằm nâng cao nhận thức của người dân về du lịch.
5.Tăng cường sự quản lý của Nhà nươc trong công tác đào tạo,bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch .
Để khai thác tiềm năng du lịch của đất nước và đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch ttrong tình hình mới .Nhà nước cần có các chính sách cụ thể ,thích hợp cho việc đào tạo , bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch:
- Thực tế bất cứ một đơn vị kinh doanh du lịch nào cũng muốn tìm và sử dụng những người đã qua các lớp đào tạo,. Do vậy việc kiện toàn hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong ngành du lịch là hết sức cần thiết. Ngoài ra cũng nên cử hoặc tạo điều kiện cho cá giáo viên ra nước ngoài học tập kinh nghiệm giảng dạy về du lịch của các nước phát triển.
- Trong cơ cấu đào tạo cần xác định tỷ lệ hợp lý giữa thầy - thợ, giữa cử nhân - công nhân kỹ thuật, để tránh tình trạng đào tạo đại học nhiều hơn đào tạo công
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo đội ngũ lao động cho ngành du lịch là một yếu tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác đẩy nhanh việc phát triển mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực trong cả nước.
6. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường quốc tế và khu vực.
Cũng như đối với bất kỳ ngành kinh tế nào nằm trong sự vận hành của cơ chế thị trường, công tác tiếp thị, xúc tiến cần được coi trọng đặc biệt, tiến hành thường xuyên liên tục trong phạm vi rộng lớn không chỉ trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Đối với hoạt động du lịch, việc thu hút khách đóng vai trò quyết định sự tồn tại của nó. Cho nên cần xác định vai trò hàng đầu của công tác tiếp thị, xúc tiến trong du lịch.
Song song với công tác tiếp thị quảng bá du lịch, Tổng cục du lịch cần mở rộng hợp tác quốc tế hơn nữa, gắn thị trường Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và trong khu vực.
Trên cơ sở chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Tổng cục du lịch cùng với các Sở du lịch, Sở thương mại- du lịch tiến hành tổng kết đánh giá những mặt làm được và những mặt chưa làm được, rút ra kinh nghiệm và xây dựng chiến lược phát triển, hợp tác quốc tế của du lịch Việt Nam trong những năm tới.
7. Khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Ngành du lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên việc khai thác tiềm năng này còn khiêm tốn do nhiều lý do cả khách quan lẫn chủ quan. Việc bảo vệ môi trường du lịch không những làm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam mà còn bảo vệ nguồn lợi kinh tế do kinh doanh du lịch mang lại, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, theo nhận
xét của nhiều du khách cũng như các chuyên gia trong nước và nước ngoài, môi trường du lịch VIệt Nam ở một số nơi hiện nay đang bị ô nhiễm và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch.
Đây chính là vấn đề cần được sự quan tâm của bộ khoa học công nghệ và môi trường cùng với ngành du lịch cũng như các ngành có liên quan để tìm ra các giải pháp tích cực nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường du lịch ở Việt nam hay nói một cách khác là phải bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững.