TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY LẠNH Ô TÔ PHƯƠNG SÁU

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY LẠNH Ô TÔ PHƯƠNG SÁU (Trang 27 - 33)

2.2.1. Các chính sách kế toán chung

+ Niên độ từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm

+ Chế độ áp dụng: Thông tư số 200/2014/TT - BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006

+ Hình thức kế toán: Nhật ký chung + Đơn vị tiền tệ: VNĐ

Công ty đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực mà chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

Công ty áp dụng việc kê khai tính thuế GTGT theo hướng dẫn của luật thuế hiện hành với mức thuế suất thuế GTGT 10% đối với dịch vụ của ngành và 5% đối với các dịch vụ khác.

Hiện tại, Công ty đang tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này nói chung cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt trong những lần mua hàng nhưng chưa có giá đơn vị.

Phương pháp ghi nhận TSCĐ hữu hình và khấu hao: TSCĐ hưu hình được ghi nhận theo nguyên giá, phản ánh trên bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại.

Công ty kê khai và nộp thuế TNDN theo mức 25% lợi nhuận trước thuế.

2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán tại Công ty

Công ty Cổ phần Máy lạnh Ô tô Phương Sáu sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo Thông tư 200/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Hệ thống chứng từ Công ty đang sử dụng:

- Các chứng từ về tiền mặt:

+ Phiếu thu + Phiếu chi

+ Giấy đề nghị tạm ứng + Biên bản kiểm kê quỹ

- Các chứng từ về tiền gửi ngân hàng:

+ Giấy báo Có + Giấy báo Nợ

+ Bảng sao kê của ngân hàng - Các chứng từ về hàng tồn kho + Phiếu nhập kho

+ Phiếu xuất kho

+ Biên bản kiểm kê hàng hóa + Thẻ kho

+ Phiếu lĩnh hàng hóa

+ Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho - Các chứng từ về bán hàng, tiêu thụ + Hóa đơn giá trị gia tăng

+ Báo cáo bán hàng

+ Bảng kê hóa đơn chứng từ dịch vụ bán ra + Biên bản hàng bán bị trả lại

+ Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho - Các chứng từ về lao động tiền lương + Bảng chấm công

+ Bảng chấm công làm thêm giờ + Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ + Bảng thanh toán tiền lương

+ Bảng thanh toán tiền thưởng + Bảng kê chi phí công tác

+ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

- Các chứng từ về TSCĐ:

+ Hóa đơn giá trị gia tăng + Biên bản bàn giao TSCĐ + Biên bản đánh giá lại tài sản + Phiếu tăng, giảm TSCĐ

Các chứng từ được tập trung từ nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau hoặc từ bên ngoài tại bộ phận kế toán. Sau khi kiểm tra tính xác thực và tính pháp lý của chứng từ, kế toán sẽ tiến hành ghi sổ kế toán.

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

Tất cả các chứng từ kế toán được lập từ bên trong hoặc bên ngoài Công ty đều được tập trung vào bộ phận kế toán Công ty. Sau khi bộ phận kế toán kiểm tra, xác minh tính chính xác của chứng từ đó, sẽ tiến hành ghi sổ kế toán.

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện, đồng thời báo ngay cho Giám đốc biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.

Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

Chứng từ là bằng chứng cho những nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời là công cụ cho việc đối chiếu kiểm tra tính hiện hữu phát sinh của một nghiệp vụ kinh tế. Chính vì vậy việc sử dụng, ghi chép, lưu giữ, bảo quản chứng từ là một việc quan trọng. Toàn bộ chứng từ phát sinh của Công ty đều được bảo quản và lưu trữ tại phòng kế toán Công ty.

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty

Công ty Cổ phần Máy lạnh Ô tô Phương Sáu đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư số 200/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Số lượng, nội dung và kết cấu của các tài khoản được sử dụng tại Công ty nhìn chung thống nhất với hệ thống tài khoản được ban hành.

Ngoài ra Công ty đã mở thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3 để theo dõi chi tiết phát sinh theo từng đối tượng cho tiện việc quản lý. Cụ thể:

Tài khoản cấp 2 được đơn vị thường sử dụng:

TK 1311 – Phải thu khách hàng: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Quang Thắng

TK 1312 – Phải thu khách hàng: Công ty TNHH Trần Đăng Hào

TK 1313 – Phải thu khách hàng: Công ty CP Đầu tư Thương mại Nam Thảo Các TK liên quan đến doanh thu TK 511, chi phí như TK 632 Công ty lại chi tiết theo từng sản phẩm:

TK 51101: Doanh thu bộ máy lạnh xe từ 4 đến 16 chỗ TK 51102: Doanh thu bộ máy lạnh xe bus

TK 51103: Doanh thu dàn lạnh TK 51104: Doanh thu dàn nóng

Tương ứng với tài khoản doanh thu là TK giá vốn cũng được chi tiết như sau:

TK 63201: Giá vốn bộ máy lạnh xe từ 4 đến 16 chỗ TK 63202: Giá vốn bộ máy lạnh xe bus

TK 63203: Giá vốn dàn lạnh TK 63204: Giá vốn dàn nóng

2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán

Công ty Cổ phần Máy lạnh Ô tô Phương Sáu đã áp dụng hình thức

“Nhật ký chung” kết hợp với phần mềm kế toán để tiến hành hạch toán và theo dõi ghi chép.

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ

TOÁN CÙNG LOẠI

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán

quản trị PHẦN

MỀM KẾ TOÁN

MÁY VI TÍNH

SỔ KẾ TOÁN : - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng

2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty

Việc tổ chức hệ thống báo cáo tài chính tại Công ty được thực hiện theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống báo cáo này gồm 4 loại sau:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

Công ty lập báo cáo tài chính năm vào cuối năm, chậm nhất đến ngày 31 tháng 03 của năm sau năm được lập Báo cáo tài chính. Trách nhiệm lập báo cáo tài chính thuộc về kế toán tổng hợp.

Sau khi báo cáo tài chính năm được lập xong, bộ phận kế toán có nhiệm vụ gửi báo cáo tài chính đến những đơn vị và cơ quan chức năng có liên quan như.

- Ban Giám đốc

- Chi cục thuế Quận Kiến An - Hải Phòng - Lưu tại Công ty

Ngoài báo cáo tài chính, Công ty cũng sử dụng một số báo cáo kế toán quản trị để theo dõi tình hình kinh doanh trong nội bộ Công ty. Một số báo cáo kế toán quản trị công ty sử dụng:

- Báo cáo TSCĐ

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh từng bộ phận hay toàn Công ty

Trách nhiệm lập báo cáo TSCĐ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từng bộ phận do kế toán bán hàng đảm nhận.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY LẠNH Ô TÔ PHƯƠNG SÁU (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w