CÔNG TÁC QUAN TRẮC VÀ KIỂM TRA

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH VẬN HÀNH KÊNH TƯỚI (Trang 29 - 32)

5.1. CÔNG TÁC QUAN TRẮC:

Điều 86: Công tác quan trắc biến dạng kênh.

1. Quan trắc sự làm việc của các thiết bị tiêu nước, rãnh tiêu nước trên kênh, các rãnh tiêu nước vào kênh và từ kênh ra.

2. Quan trắc các đoạn kênh đào có mực nước ngầm cao, có nước thoát ra. Nếu thấy có sự bất thường của dòng nước thấm về độ đục, lưu lượng thấm thì phải ghi chép vào sổ và báo cáo với cấp trên.

3. Kiến nghị các giải pháp khắc phục cả về quản lý và giải pháp công trình để nâng cao hiệu quả dẫn nước của kênh.

Điều 87: Công tác quan trắc biến dạng các công trình trên kênh.

1. Kiểm tra tình trạng nứt nẻ, thẩm lậu của các công trình dẫn nước trên kênh như cống lấy nước, cống điều tiết, xi phông, cầu máng..

2. Kiểm tra tình trạng sụt, sạt, xói lở của các công trình tiêu nước như tràn ra, tràn vào, tràn băng và các công trình tiêu luồn dưới kênh.

3. Đối với các cống tiêu luồn dưới kênh, xi phông dẫn nước, kiểm tra bồi lắng trước cửa vào, trong lòng dẫn và sau cửa ra công trình.

4. Kiểm tra mức độ hư hỏng và an toàn của các thiết bị như máy đóng mở, cửa van, khe phai và khe van.

5.2. CÔNG TÁC KIỂM TRA:

5.2.1 Các chế độ kiểm tra:

Điều 88: Kiểm tra theo dõi vận hành kênh và công trình trên kênh cấp I và kênh vượt cấp nhằm phát huy hiện và xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình vận hành kênh đảm bảo sự hoạt động bình thường của kênh và công trình trên kênh. Công trình kiểm tra theo dõi vận hành kênh bao gồm:

1. Kiểm tra theo dõi thường xuyên 2. Kiểm tra theo dõi định kỳ 3. Kiểm tra theo dõi đột xuất

Điều 89: Kiểm tra thường xuyên là thực hiện các công việc xem xét, kiểm tra các điều kiện liên quan đến việc quản lý và vận hành một cách thường xuyên. Trong quá trình quản lý và vận hành theo các nội dung quy định để đảm bảo cho kênh hoạt động bình thường và an toàn.

Điều 90: Kiểm tra định kỳ là thực hiện các công việc kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật và các điều kiện về quản lý vận hành theo định kỳ theo các nội dung quy định để phục vụ công tác quản lý, bảo trì đảm bảo an toàn cho công trình.

Điều 91: Kiểm tra đột xuất là thực hiện các công việc kiểm tra, thanh tra về tình trạng kỹ thuật, an toàn của công trình khi có sự cố trong quá trình quản lý vận hành hoặc bảo trì để đánh giá và đưa ra các giải pháp xử ký. Thực hiện các công việc kiểm tra, khảo sát để phục vụ cho việc lập dự án sửa chữa nâng cấp công trình.

5.2.2 Kiểm tra thường xuyên:

Điều 92: Thường xuyên kiểm tra, theo dõi trình trạng chung của kênh và các công trình trên kênh trong suốt thời gian sử dụng và vận hành kênh.

Điều 93: Kiểm tra theo dõi tình trạng lún sụt, xói lở, bào mòn, bồi lắng của kênh, hoạt động của các rãnh tiêu nước trên đoạn kênh đào. Nếu thấy có sự cố xảy ra hoặc có khả năng xảy ra sự cố thì phải lập phương án xử lý và báo cáo cấp có thẩm quyền để quyết định xử lý.

Điều 94: Kiểm tra sự thông suốt của dòng chảy trên kênh. Xác định những ứ đọng và giải quyết ứ đọng, ách tắc cản trờ đến hoạt động bình thường và tổn thất cột nước của kênh.

Điều 95: Kiểm tra ghi chép các thông số quản lý bao gồm mực nước tại tất cả các thủy trí trên kênh, lưu lượng lấy vào và tháo ra của kênh.

Điều 96: Kiểm tra chế độ thủy lực dòng chảy qua cống, các hiện tượng gầm gú, rung động bất thường của các bộ phận cửa van, ở máy đóng mở.

Điều 97: Kiểm tra cửa van điều tiết về tình trạng mối hàn, bu lông kiên kết, nứt gãy, thủng mục, tình hình hư hỏng của vật chắn nước và sự hoạt động của thiết bị đóng mở cửa van không có gì đột biến, cửa van nâng hạ thăng bằng, không có biến dạng khi chịu tải.

Điều 98: Đối với các công trình có cửa van điều tiết, khi mở mỗi ngày kiểm tra ít nhất một lần và khi đóng mỗi tuần kiểm tra ít nhất một lần.

Điều 99: Kiểm tra giám sát việc thực hiện các điều khoản về bảo vệ kênh và công trình trên kênh, các trang thiết bị phục vụ quản lý được giao trực tiếp cho người vận hành, cụm quản lý cũng như trong thiết bị lắp đặt trên kênh.

Điều 100: Thông báo sự vi phạm kênh và hành lang bảo vệ kênh đối với đối tượng vi phạm hành lang an toàn kênh, hoạt động sản xuất gây cản trở tới sự hoạt động bình thường của kênh, xả rác, chất thải xuống lòng và bờ kênh. Giải thích và yêu cầu dừng các hành vi vi phạm xâm lấn đó đối với người vi phạm. Tiến hành lập biên bản báo cáo cấp trên nếu người vi phạm không dừng hoặc tháo dỡ các hành vi xâm lấn kênh.

5.2.3 Kiểm tra định kỳ:

Điều 101: Kiểm tra việc thực hiện các quy trình nội quy quản lý vận hành, bảo vệ kênh và công trình trên kênh. Kiểm tra sự hiểu biết và trình độ nghiệp vụ thao tác vận hành, xử lý những hư hỏng, sự cố của đơn vị quản lý vận hành.

Điều 102: Kiểm tra công tác vận hành thường xuyên thông qua các thông tin từ sổ nhật ký, kiểm tra định kỳ kênh cấp I và kênh vượt cấp để xác định kiểm tra chi tiết cho từng đoạn kênh và công trình trên kênh.

Điều 103: Kiểm tra định kỳ các tuyến kênh cấp I và kênh vượt cấp theo nội dung của công tác kiểm tra thường xuyên nhưng đặc biệt chú ý đến tình trạng làm việc và mức độ đảm bảo an toàn của kênh.

Điều 104: Kiểm tra việc ghi chép và lưu trữ các hồ sơ, lý lịch công trình. Ngoài lưu trữ bằng sổ sách, hồ sơ lý lịch công trình cần được lưu trữ trong máy tính.

5.2.4 Kiểm tra đột xuất:

Điều 105: Kiểm tra về tình trạng thực hiện quy trình vận hành bảo trì, bảo vệ của bộ phận trực tiếp quản lý tuyến kênh, xem xét hồ sơ lưu trữ của công trình xả ra sự cố, sổ sách ghi chép trong quá trình quản lý, vận hành sửa chữa, biên bản lập khi xảy ra sự cố.

Điều 106: Kiểm tra tình trạng làm việc của từng đoạn kênh xảy ra sự cố và trình trạng chung của toàn tuyến kênh.

Điều 107: Nghiên cứu, xác định nguyên nhân sự cố, giải pháp xử lý, hướng xử lý tiếp theo để tuyến kênh trở về trạng thái bình thường, đảm bảo an toàn.

Điều 108: Ngoài việc đánh giá chung tình trạng công trình, khả năng làm việc trong thời gian dẫn nước, còn cần phải phân tích đánh giá kết quả sử dụng, tu sửa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình kể từ đột biến kiểm tra lần trước, kiểm điểm việc chấp hành tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý bảo vệ công trình.

Điều 109: Các yêu cầu và nội dung kiểm tra phải được ghi chép mô tả và sổ nhật ký công tác tại công trình và tổng hợp đưa vào sổ lưu trữ của đơn vị quản lý.

Điều 110: Khi tiến hành kiểm tra đột xuất phải có biên bản báo cáo nội dung, biện pháp, kết quả kiểm tra và quyết định phương án sửa chữa hoặc các biện pháp ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra và báo cáo lên cấp có thẩm quyền.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH VẬN HÀNH KÊNH TƯỚI (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w