Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu trung cấp du lịch bếp (Trang 24 - 27)

PHẦN II NỘI DUNG THỰC TẬP

4. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn Thái Bình Dương

Tổ bếp là một tổ phục vụ nhu cầu ăn uống của khách sạn, là một trong những mắt xích không thể thiếu được trong bất cứ một khách sạn, nhà hàng nào. Vì vậy, tổ có mối quan hệ khăng khít với nhiều: bàn, bar, lễ tân, buồng, giặt là.

Mối quan hệ đầu tiên không thể thiếu được đó là bàn, bởi đây là 2 bộ phận luôn tồn tại song song cùng nhau để phục vụ khách. Bàn nhận thực đơn khách sẽ chuyển cho bếp. Bếp làm xong bàn mang ra phục vụ khách rất kịp thời, thông qua bàn mà bếp biết được khẩu vị của khách, đặc biệt điểm ăn uống của khách thích ăn như thế nào: cay, chua, mặn, ngọt, chín nhừ, tái, vừa, .... Do tổ bàn nắm bắt được khẩu vị của khách sẽ truyền đạt lại cho bếp để bếp biết cách chế biến ra những món ăn hợp khẩu vị của du khách. Điều đó rất có lợi cho cả hai bên. Khách ăn ngon miệng sẽ cảm ơn nấu khéo, hiểu ý khách. Khen nhà bàn phục vụ nhanh tốt, chu đáo. Cũng chính vì mối quan hệ

khăng khít đó mà ở khách sạn Thái Bình Dương 3 bộ phận bàn, bar, bếp được gộp lại thành một tổ để dễ dàng hỗ trợ cho nhau khi đông khách.

Nếu bộ phận bàn với bộ phận bếp là cánh tay phải thì bộ phận bar như là một cánh tay trái, hai bộ phận này không thể thiếu được. Lúc nào cũng luôn đi cùng bộ phận bàn, hai cánh tay này luôn tồn tại và song song với bộ phận bàn để phục vụ khách. Bàn nhận được đầy đủ đồ uống để cung cấp cho khách đầy đủ về số lượng và chất lượng. Khi bar pha chế xong bàn sẽ mang ra phục vụ khách rất kịp thời và nhanh, thông qua bar mà bàn có thể biết được những gì mà bar cần và đáp ứng nhu cầu của khách. Để có đồ uống ngon và phù hợp với khách. Để làm được những kết quả cao thì mỗi bộ phận luôn bồi dưỡng những kiến thức về bàn để bộ phận nhân viên bar cùng phối hợp để phục vụ khách tốt hơn. Không những ở nhà hàng mà còn trong những buổi tiệc lớn và quan trọng của khách sạn và phục vụ được những yêu cầu đặc biệt của khách và cùng nhau hỗ trợ cho nhau để phục vụ khách một cách tốt nhất.

Ngoài bộ phận bếp và bar ra bàn cũng quan hệ khăng khít, mật thiết với lễ tân bởi vì lễ tân là một bộ phận đại diện cho khách sạn được đón tiếp khách ngay từ đầu lễ tân khi làm thủ tục đăng ký lưu trú sẽ giới thiệu với khách qua nhà hàng, những món ăn truyền thống, bữa ăn điểm tâm, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn tại phòng .... Qua lời giới thiệu có thể khách sẽ phần nào quan tâm hơn và nhờ lễ tân đặt ăn hộ, lễ tân nắm được tâm lý, sở thích, phong tục, tập quán về ăn uống của từng dân tộc để thông tin lại cho tổ bàn.

Điều đó, sẽ rất cơ lợi cho bàn khi phục vụ, qua lễ tân biết được bao nhiêu người đặt ăn, tên khách, món ăn, thời gian, hình thức thanh toán và những đặc điểm riêng của từng khách.

Bên cạnh mối quan hệ với lễ tân, bàn còn có quan hệ với tổ buồng, để buồng trực tiếp phục vụ khách lưu trú, hàng ngày làm vệ sinh trong phòng khách có thể hỏi nhân viên về nhà hàng, những món ăn đặc trưng của nhà hàng, nhân viên buồng sẽ giới thiệu với khách và gọi đồ ăn hộ cho khách yêu cầu.

Tổ bếp không chỉ có quan hệ mật thiết với bộ phận bàn, bar, buồng mà còn quan hệ gần với tổ giặt là, sửa chữa điện nước, bảo vệ, .... Để làm tốt công tác phục vụ khách.

Như vậy, tổ bếp có mối quan hệ rất khăng khít với nhiều bộ phận khác. Nếu trong khách sạn thiếu một bộ phận hoặc các bộ phận tách rời nhau ra thì sẽ không có sự ổn định, chuyên nghiệp cũng như tạo sự rời rạc. Bởi vậy sự chú ý về mối quan hệ giữa các bộ phận phải được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu trung cấp du lịch bếp (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w