Đặc điểm thảm thực vật vườn quốc gia Cúc Phương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA NHÓM LINH TRƯỞNG ĂN THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN (Trang 27 - 32)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm thảm thực vật vườn quốc gia Cúc Phương

Bằng phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS và phân tích ảnh viễn thám kết hợp điều tra khảo sát thực địa, chúng tôi xác định được 7 kiểu quần hệ thực vật trong đó có 3 quần hệ là sinh cảnh tự nhiên của linh trưởng tại Vườn quốc gia Cúc Phương bao gồm:

A. THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN

I. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng, trên đất feralite hình thành từ đá Vôi (Chú giải bản đồ: AI)

Trạng thái cực đỉnh là rừng kín thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng, là quần hệ đa dạng nhất phong phú nhất và đồng thời cũng bị tác động mạnh nhất. Trong thành phần loài của quần hệ, các loài đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới điển hình thân thuộc hệ thực vật Malayxia – Indonesia xuất hiện nhiều, chủ yếu ở vùng thấp dưới 500m, từ 500m đến 700m đã bắt đầu xuất hiện các loài thân thuộc hệ thực vật Nam Trung Quốc . Toàn bộ vùng đồi núi thoát nước nằm trong đai đất thấp (bao gồm cả các thềm hoặc các vệt phù sa cổ thoát nước) đều thuộc quần hệ này.

Tại vườn quốc gia Cúc Phương, trong cấu trúc của rừng này, cây gỗ chiếm ưu thế của tầng nhô (A.1) là Chò nhai Anogeissus acuminata (Combretaceae), Mang cát Pterospermum truncatolobatum (Sterculiaceae), Côm lá lớn Elaeocarpus viguieri (Elaeocarpaceae), Sâng Pometia pinnata… ngoài ra còn có một vài cá thể thuộc họ Meliaceae có kích thước lớn (25m - 30m) tham gia vào cấu trúc tầng trên.

Dẫn xuất từ kiểu nguyên sinh ở trên do bị khai thác kiệt, chặt phá hoặc rừng tái sinh sau khi bị khai thác trắng, phân bố rải rác thành các mảnh nhỏ sót lại trên núi đá Vôi. Cấu trúc đơn giản, thường 1-2 tầng. Tầng cây gỗ chủ yếu là Ô rô núi Streblus ilicifolius và Mạy tèo Streblus macrophyllus (Moraceae). Trên những diện tích bị khai thác, chặt phá mạnh, thường là Ô rô Streblus ilicifolius chiếm ưu thế, đôi chỗ gần như thuần loại. Các loài cây gỗ khác còn sót lại sau khai thác có thể gặp là Trai lý Garcinia

sp. (Clusiaceae), một số loài Thị rừng Diospyros spp. (Ebenaceae), Bản xe Albizia lucidor (Fabaceae). Các loài thuộc tầng cây bụi, chủ yếu là Streblus ilicifolius tái sinh, các cây bụi khác thường gặp thuộc họ Annonaceae, Rubiaceae, sapindaceae (hiếm).

II. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng, trên đất feralite hình thành từ đá phiến. (Chú giải bản đồ: AII)

Đây là quần hệ khó nghiên cứu nhất và đa dạng nhất, trước khi có sự tác động của con người, trên các tiểu vùng khí hậu khác nhau cùng với sự phân hóa của địa hình nên đã tạo thành các quần xã nguyên sinh đa dạng ưu thế Găng Randia spinosa, Thàu táu Aporosa sphaerosperma, Phèn đen Phyllanthus reticulatus, Đỏ ngọn Cratoxylon pruniflorum , Hoắc quang Wendlandia paniculata, Ba chạc Euodia lepta, Lấu đỏ Psychotria rubra, Bù cu vẽ Breynia fruticosa, Bục bạc Mallotus paniculatus, Cỏ Lào Chronolaena odorata...

III. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng, trên đất dốc tụ thung lũng. (Chú giải bản đồ: AIII)

Đây là khu vực tương đối dễ tiếp cận, nghiên cứu, với các quần xã thực vật ưu thế Lim Erythrophleum fordii, Trám trắng Canarium album, Sau sau Liquidambar formosana , Dẻ ấn độ Castanopsis indica , Săng lẻ Lagerstroemia tomentosa, Găng Randia spinosa, Thàu táu Aporosa sphaerosperma, Phèn đen Phyllanthus reticulatus, Đỏ ngọn Cratoxylon pruniflorum , Hoắc quang Wendlandia paniculata, Ba chạc Euodia lepta, Lấu đỏ Psychotria rubra, Bù cu vẽ Breynia fruticosa, Bục bạc Mallotus paniculatus, Cỏ Lào Chronolaena odorata...

IV. Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh cây lá rộng (Chú giải bản đồ: AIV) Đây đồng thời cũng là diện tích bị tác động mạnh lặp đi lặp lại, tầng cây gỗ gần như không còn hoặc rất rải rác, tầng cây bụi khá dày, thấp với những loài cây gỗ tái sinh và các loài xâm nhập chịu hạn, có biên độ sinh thái rộng như: Hoa giẻ thơm Desmos chinensis Lour., Lá nến Macaranga denticulata (Blume) Muell.- Argent, Đỏm lông Bridelia monoica (Lour.) Merr, Sanh Ficus benjamina L., Bọ nẹt Alchornea rugosa (Lour.) Muell.- Argent, Ruối Streblus asper Lour., Ô rô Streblus ilicifolius

(Vidal) Corner, Bùm bụp nâu Mallotus paniculatus (Lam.) Muell.- Argent, Sang sé Sterculia lanceolata Cav., Chó đẻ Phyllanthus urinaria L., Ké hoa đào Urena lobata L., Bời lời nhớt Litsea glutinosa (Lour.), Găng Randia spinosa (Thunb.), Cò ke Grewia paniculata Roxb., Lấu núi Psychotria montana Blume, Dum nam Rubus cochinchinensis Tratt., Huyết giácDracaena cambodiana Pierre ex Gagnep.(loài đặc trưng cho vùng đá vôi khô) Mò trắng Clerodendrum chinense (Osbeck) Mabb., Đơn màng Maesa membranacea A.DC., Ngũ sắc Lantana camara L. Thừng mức lông Wrightia pubescens R.Br., Lòng mangPterospermum diversifolium Blume , Muồng truổngZanthoxylum avicennae (Lamk.) DC., Cỏ lào Chronolaena odorata (L) King et Robinson, Bồ cu vẽ Breynia fruticosa (L.) Hook. f.. Bồ đề Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hardw., Thành ngạnh Cratoxylum formosum (Jack) Benth. & Hook. F. ex Dyer Đôi chỗ xen lẫn với các loài thân thảo như Guột Dicranopteris linearis (Burm.) Underw., Bòng bong nhật Lygodium japonicum (Thunb.) Sw., Ráng sẹo gà Pteris ensiformis Burm.f., Lau Saccharum spontaneum L., Cỏ tranh Imperata cylindrica (L.) Beauv., Chè vè Miscanthus sinensis Andres,

Chiều cao trung bình của quần xã khoảng 3m - 4m , tồn tại trên diện tích núi đá Vôi, đá phiến và sườn dốc ít nhiều đã bị tác động làm thay đổi đáng kể tầng đất, bị bào mòn, rửa trôi và không còn phân bố liên tục. Những cây tồn tại và sinh trưởng trên vùng này có tốc độ sinh trưởng chậm, phục hồi khó và nhậy cảm, dễ bị thay thế . Do vậy có thể xem loại hình trảng cây bụi ở đây là mắt xích khá bền vững trong loạt diễn thế phục hồi, tức là loại hình sẽ tồn tại rất lâu trước khi có thể phục hồi trở lại trạng thái rừng vốn có trước kia.

V. Trảng cỏ thứ sinh nhiệt đới (Chú giải bản đồ: AV)

Diện tích khoảng gần 600 ha phân bố thành các mảnh trên sườn thấp hoặc thung lũng, chủ yếu là các diện tích nương rẫy hoang hoá hoặc các diện tích rừng, trảng cây bụi bị chặt trắng lặp đi lặp lại nhiều lần. Đất bị rửa trôi xói mòn nặng nề, đôi chỗ trơ đá lộ. Thành phần chủ yếu là các loài cỏ dạng lúa họ Hoà thảo Poaceae như:

Lau Saccharum spontaneum L., Cỏ tranh Imperata cylindrica (L.) Beauv., Chè vè

Miscanthus sinensis Andres, xen lẫn Cỏ lào Chronolaena odorata (L) King et

Robinson, mọc rất phổ biến. Những loài cỏ thân thảo không dạng lúa khác cũng

thường gặp nhưng không chiếm ưu thế trong quần xã như: Gừng gió Zingiber zerumbet ( L.) Smith, Sẹ Alpinia globosa (Lour.) Horan., Chuối rừng Musa coccinea Andr., Mã đề Plantago lanceolata L. , đây là quần xã thể hiện tính thoái hoá mạnh hơn các quần xã cây bụi và thường mọc xen lẫn với những cây bụi thấp ưa hạn, ưa sáng chịu dẫm đạp và đất cằn cỗi như Cỏ lào Chronolaena odorata (L) King et Robinson, Ngũ sắcLantana camara L., Bồ cu vẽ Breynia fruticosa (L.) Hook. f., Bọ nẹt Alchornea rugosa (Lour.) v..v..v..

VI. Quần xã thực vật thủy sinh trong các sông suối, ao hồ. (Chú giải bản đồ:

AVI)

B. THẢM THỰC VẬT NHÂN TÁC (Chú giải bản đồ: B)

Nhóm quần xã này bao gồm thảm thực vật trong khu dân cư, rừng trồng, nương rẫy, đất trống và rừng đã bị chặt hạ. Tuy nhiên, trong phạm vi luận này chúng tôi không tiến hành phân loại, đánh giá mà đưa chung vào một nhóm thảm thực vật nhân tác.

CHÚ GIẢI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SINH THÁI DINH DƯỠNG CỦA NHÓM LINH TRƯỞNG ĂN THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w